Khiếm Thực
(Semen euryales Ferox)
Tên khác:
Mô tả cây thuốc:
Khiếm thực là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu, là chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen.
Cây khiếm thực
Thu hái, chế biến:
Vào tháng 9,10 quả chín hái về xay vỡ, sẩy lấy hạt rồi xay bỏ vỏ hạt lấy nhân làm thuốc. Khiếm thực sao: Lấy cám rang nóng đợi lúc khói bay lên, cho Khiếm thực sạch vào, sao cho tới màu hơi vàng, lấy ra sàng bỏ cám, để nguội (10 kg Khiếm thực cần 1 kg cám).
Bộ phận dùng: Quả (Semen Euryales). Khiếm thực Trung Quốc dùng quả. Khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng thay thế.
Bào chế:
+ Phơi thật khô, chưng cho chín, bỏ vỏ, lấy nhân, tán bột (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Bỏ tạp chất, mốc mọt và thứ thịt màu đen, sao vàng, tán nhỏ, để dành dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
+ Sao Khiếm thực: Lấy cám bỏ vào nồi (cứ 50kg Khiếm thực, dùng 5kg cám), rang nóng, đợi khi khói bay lên, cho Khiếm thực vào, sao cho mầu hơi vàng, lấy ra, sàng bỏ cám, để nguội là được (Dược Tài Học).
Bảo quản: Rất dễ bị mọt, nên phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng, bỏ vào thùng đậy thật kín.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Khiếm thực có hình cầu, phần lớn là hạt vỡ. Hạt hoàn chỉnh đường kính 5 – 8 mm. Vỏ hạt màu đỏ nâu, một đầu màu trắng vàng, chiếm độ 1/3 hạt, có vết lõm rốn hạt dạng điểm. Khi bỏ vỏ lụa hạt sẽ hiện màu trắng, chất tương đối cứng. Mặt gẫy màu trắng, chất bột. Không mùi, vị nhạt.
Tính vị:
+Vị ngọt. Thuốc khô thì ấm, thuốc tươi thì mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vị ngọt, tính sáp, khí bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Quy kinh:
+Vào kinh Can, Tỳ, Vị (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Học).
+Vào kinh Tâm, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng của Khiếm thực:
+ Bổ trung, ích tinh khí, cường chí, làm sáng mắt, làm tai nghe rõ (Bản Kinh).
+ Chỉ khát, ích Thận (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lợi thấp, cố Thận, bế khí (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Kiện Tỳ, chỉ tả, ích Thận, bế khí, trừ thấp (Trung Dược Học).
+ Bổ Tỳ, Thận, bền tinh tủy. Trị đái hạ, Di tinh, tiểu nhiều, lưng đau, gối mỏi (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 12-20g.
Kiêng kỵ:
+ Ăn nhiều Khiếm thực không bổ cho Tỳ Vị mà làm tiêu hóa khó (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Táo bón, tiểu không thông không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang