Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Ma hoàng

Ma Hoàng

(Herba Ephedrae)
Dược Liệu Ma Hoàng có tên khác: Thảo ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng, Trung gian ma hoàng, Chinese ephedra.
Tên khoa học: Herba Ephedrae

Mô tả cây thuốc Ma Hoàng.

Ma hoàng là tên chung chỉ 3 loại thường dùng làm thuốc là Thảo ma hoàng ( Ephedra simica Stapt), Mộc tặc ma hoàng ( Ephedra equisetima Bge), Trung ma hoàng (Ephedra Intermedia). Thân cắt bỏ đốt làm thuốc.

– Thảo ma hoàng: Là những nhánh hình trụ tròn, đường kính 1 – 2 mm, ít phân nhánh. Mặt ngoài màu xanh lá cây nhạt đến xanh vàng, có nhiều rãnh dọc, hơi ráp tay. Thân chia thành nhiều đốt và dóng rõ, mỗi dóng dài 2,5 – 3 cm; lá hình vẩy nhỏ, dài 3 – 4 mm, mọc đối ít khi mọc vòng, phía trên đầu lá nhọn và cong. Thể chất giòn, dễ gẫy, vết bẻ có xơ, ruột có màu nâu đỏ. Mùi thơm nhẹ. Vị hơi đắng, chát. 
 
– Mộc tặc ma hoàng: Thân có đường kính 1 – 1,5 mm, không ráp tay, thường phân nhánh nhiều. Dóng dài 1 – 3 cm. Lá là những vẩy hình tam giác, dài 1 – 2 mm, màu trắng xám, đầu lá không cuộn lại; ruột có màu đỏ nâu đến nâu đen. Trung gian ma hoàng: Đường kính 1,5 – 3 mm, thường phân nhánh, ráp tay, dóng dài 2 – 6 cm. Lá là vẩy dài 2 – 3 mm, thường mọc vòng, đầu lá nhọn.
 
Phân bố: Nước ta chưa thấy những cây này.Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng (Herba Ephedrae).

Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi thân còn hơi xanh, cắt về, phơi khô, bó lại thành từng bó.

 
Mô tả Dược liệu:
 
Vị thuốc Ma hoàng là phần thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học).
 
Tính vị: Vị cay tê, hơi đắng, tính ôn.
 
Quy kinh: Vào kinh phế, bàng quang.
Thành phần hoá học: 
Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin. Có L-ephedrine, D-pseudoephedrine, L-norephedrine, ephedroxane, 2,3,5,6-tetraethylpyrezine.
 
Bào chế: Bỏ phần gốc thân hoá gỗ, rễ còn sót và tạp chất, cắt đoạn, phơi khô. 

Tác dụng dược lý:

1. Phát hãn: chỉ dùng lúc nóng ở người có tác dụng làm tăng ra mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.

2. Giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.

3. Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm giãn cơ trơn khí quản.

4. Lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ, kích thích bài tiết nước giải và dịch vị.

5. Tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu nên huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ.

6. Ephedrin có tác dụng hưng phấn võ não làm tinh thần phấn chấn,hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng thuốc ngủ.

7. Kháng virus: có tác dụng ức chế vi rút cúm (do tinh dầu M hoàng) theo Dược học báo IO : 147-149; năm 1963 Trung văn.

8. Rễ Ma hoàng: có tác dụng hoàn toàn ngược lại với cành và thân Ma hoàng. Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giãn, hô hấp tăng nhanh, cầm mồ hôi.

Tác dụng của Ma hoàng: Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Công dụng: 

Giải cảm không có mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hen suyễn. Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc chữa hen hay dung dịch nhỏ mũi. 

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10 g, dạng thuốc sắc. 

Chủ trị, phối hợp:

+ Dùng để trị cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đau toàn thân, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn: Dùng Ma hoàng hợp với Quế chi trong bài Ma hoàng Thang.

+ Trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà (dùng hoạt chất). Trị thấp khớp (dùng sắc). Ho và hen do cảm phong hàn ở phần biểu: Dùng Ma hoàng với Hạnh nhân. Phù kèm hội chứng biểu dùng Ma hoàng với Thạch cao.

Kiêng kỵ: Dương hư tự ra mồ hôi, không nên dùng.

Ghi chú: Rễ Ma hoàng (Ma hoàng căn) có tác dụng cầm mồ hôi.

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Hotline Button Zalo Button
Exit mobile version