Mã Tiền
Dược Liệu Mã Tiền có tên khác: Củ chi, Phan mộc miết, mác sèn sứ (Tày), Nux vomica tree (Anh), vomiquier (Pháp).
Tên khoa học: Strychnos nuxvomica L. hoặc một số loài khác thuộc chi Strychnos, họ Mã tiền (Loganiaceae).
Mô tả cây thuốc Mã Tiền:
Mã tiền là cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Hạt phơi hay sấy khô của cây Mã tiền (Semen Strychni).
Thu hái:
Bào chế:
+ Lấy hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có àu nâu thẫm hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đổ hạt và cát ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy quay cho sạch lông nhung đã bị cháy.
+ Hạt Mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt Mã tiền sạch vào nước hoặc nước vo gạo, ngâm một ngày đêm; hay cho hạt Mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ vỏ hạt, bỏ cây mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng (mè) một đêm; lấy ra sao đến màu vàng, để nguội, cho vào lọ đậy kín.
Tác dụng dược lý:
+ Mã tiền có chất strychnine có tác dụng hưng phấn toàn bộ trung khu thần kinh, trước hết là hưng phấn chức năng phản xạ tủy sống, tiếp theo là hưng phấn trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, nâng cao chức năng trung khu cảm giác của vỏ não.
+ Thuốc rất đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, nhưng đối với người không có tác dụng hưng phấn cơ trơn của ruột và dạ dày.
+ Trên động vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng cầm ho hóa đàm. Dùng thuốc kéo dài và tăng lượng làm tăng tác dụng kháng histamin của thỏ nhà.
+ Nước sắc thuốc với tỷ lệ 1:2 trên ống nghiệm có tác dụng ức chế nhiều loại nấm, 1% dịch kiềm Mã tiền trên thực nghiệm hoàn toàn ức chế sự sinh trưởng của các loại trực khuẩn ái huyết cúm, song cầu khuẩn phế viêm, liên cầu khuẩn A.
+ Dịch kiềm Mã tiền có tác dụng làm tê thần kinh cảm giác (phần rễ).
+ Độc tính: người lớn dùng uống 1 lần 5 – 20mg strychnine bị trúng độc, 30mg gây tử vong. Y văn cổ có báo cáo dùng uống 7 hạt Mã tiền gây tử vong.
Công dụng:
+ Phong thấp, tê, bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau, khí huyết tích tụ trong bụng (uống trong và xoa bóp bên ngoài), tiêu hóa kém.
+ Chiết xuất strychnin dùng trong y học hiện đại.
Cách dùng, liều lượng:
+ Mã tiền sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.
+ Mã tiền chế: Mã tiền dùng trong phải chế với một số phụ liệu như nước vo gạo, dầu vừng. Dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Ngày uống 0,1-0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác, uống lúc no. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng.
Bài thuốc có Mã tiền:
Bài 1: Chữa phong thấp, tê liệt nửa người, liệt bàng quang làm đái khó hoặc đái nhỏ giọt: Hạt mã tiền chế, mỗi lần uống 0,1g, ngày uống 3 lần.
Bài 2: Chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp: Bột mã tiền chế 50g, bột thương truật 20g, Bột hương phụ tứ chế 13g, Bột mộc hương 8g, Bột địa liền 6g, Bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ luyện thành 1000 viên. Mỗi ngày uống 4-6 viên. Mỗi đợt uống 50 viên rồi nghỉ.
Bài 3: Chữa phong cổ, họng sưng đau không nuốt được: Mã tiền chế 1 hạt mài với mộc hương 1g, rồi hòa với mật gấu 1g, phèn xanh 1g. Bôi hỗn dịch vào da vùng họng nhiều lần.
Bài 4: Chữa thấp khớp: Chế thành viên, mỗi viên chứa liều lượng như sau: Mã tiền chế 0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì 0,005g, cao ngũ gia bì 0,035g. Liều dùng tối đa mỗi lần 20 viên, ngày 80 viên.
Ghi chú: Thuốc độc A.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang