Phòng Phong
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con.
Thu hái, sơ chế: Rễ đào vào mùa xuân hoặc thu, phơi nắng, ngâm nước và cắt thành từng đoạn.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Phòng phong là rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngoèo, dài 15 – 30cm, đường kính 0,5 – 2 cm. Mặt ngòai màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngòai thường bong tróc ra, nhiều nốt bì khổng trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung, đôi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi có màu nâu, dài 2 – 3 cm. Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy không đều, vỏ ngoài màu nâu và có vết nứt, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.
Bào chế:
– Phòng phong: Bỏ đi thân hỏng, dùng nước ngâm, vớt ra, ngấm ướt cắt lát, phơi khô.
– Sao phòng phong: Lấy phòng phong phiến, bỏ vào trong nồi sao qua đến sắc vàng sậm, lấy ra để nguội.
Thành phần hóa học: Chủ yếu có tinh dầu, Manit, chất có Phenola Glucosid đắng, đường, acid hữu cơ vv…
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính ôn mát.
Quy kinh: Vào các kinh Can, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang.
Tác dụng của Phòng phong: Phát biểu, trừ phong thấp hay được dùng để trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
Chủ trị:
Cách dùng và liều dùng: Sắc uống 4,5 ~ 9g.
Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng.