Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Nấm mỡ: Tác dụng và cách dùng nấm mỡ, cách bảo quản và chế biến ra sao?

Nấm mỡ là một trong những loại nấm ăn nhiều người ưu thích. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, nấm mỡ còn có công dụng phòng chống bệnh tật. Công dụng, bảo quản, cách chế biến nấm mỡ ra sao?

Nấm mỡ là gì

Nấm mỡ còn gọi là nấm trắng, nấm ma cô, dương ma cô, nấm Paris. Loại nấm này có tên khoa học là Agaricus bisporus.

Nấm mỡ

Nấm mỡ

Nấm mỡ là loại nấm ăn được trồng phổ biến nhất trên thế giới bởi chúng dễ trồng. Loại nấm này được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Nấm mỡ có hình dạng như thế nào?

– Mũ nấm có hình một cái khuy áo với mũ vun tròn và đôi khi có những vẩy nhỏ, có hình bán cầu, thịt dầy, màu trắng sáng. Mũ nấm có đường kính 5-10 cm.

– Thân nấm hình trụ cao 5-6 cm.

– Chân nấm rắn chắc, ngắn thường chỉ cao 3 cm, và dầy 1,5-2 cm.

 Nấm mỡ có công dụng ra sao?

Giá trị dinh dưỡng của nấm mỡ

Theo ước tính trong 100g nấm mỡ tươi có chứa một lượng protid – một loại đạm rất tốt cho cơ thể. Trong nấm còn có một lượng chất xơ, chất tro, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, C cần thiết. Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều loại acid amine quý như threonine, alanine, aspartic acid, leucine, citrulline, glycine, glutamic acid, sarcosine, proline… Cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác như Na, K, Mn, Zn, Cu.

Công dụng của nấm mỡ theo y học cổ truyền

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ ích khí, nhuận phế hóa đàm, tiêu thực lý khí, rất thích hợp cho những người chán ăn mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, hội chứng suy giảm bạch cầu…

Công dụng của nấm mỡ theo y học hiện đại

Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ nấm mỡ ra một chất, được gọi là PS-K. Chất này có công dụng kháng ung thư, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học đã thực hiện khảo nghiệm lâm sàng đối với ung thư vú và ung thư da cho thấy hiệu quả khá tốt.

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy việc dùng nấm mỡ làm thức ăn hàng ngày hoặc thường xuyên uống nước sắc loại nấm này có thể trị liệu viêm gan mạn tính và chứng giảm thiểu bạch cầu. Đặc biệt hiệu quả nâng cao khi dùng kết hợp với ngũ vị tử, có thể đạt tới 73%. Ngoài ra, nấm mỡ còn có tác dụng làm giảm đường máu, hạ nồng độ cholesterol trong huyết thanh và cải thiện chức năng tuyến tụy. Chính vì thế mà loại nấm này là một trong những thực phẩm lý tưởng dành cho những người bị bệnh tim mạch, đái đường, ung thư và bệnh lý tuyến tụy.

Cách bảo quản nấm mỡ

Nấm mỡ chia thành hai loại là tươi và khô. Chính vì thế mà mỗi loại có cách bảo quản khác nhau.

Cách bảo quản nấm mỡ tươi

Nấm mỡ tươi ngon, nhiều chất dinh dưỡng nhất chỉ nên sử dụng trong 12h (kể từ khi thu hái). Nếu muốn giữ nấm lâu để ăn dần cần có cách bảo quản nấm đúng cách.

– Bảo quản lạnh: Nấm mỡ có nguồn gốc từ châu Âu và Bắc Mỹ nên ưa lạnh. Vì vậy, để nấm giữ được giá trị dinh dưỡng và không bị hỏng, cần bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5-80C.

– Đóng hộp: Sau khi thu hái cần cắt bỏ gốc nấm và đóng túi hút chân không hoặc đặt trong khay, hộp để nấm không bị dập nát trong quá trình vận chuyển.

– Sấy khô: Đây là cách bảo quản phổ biến với nhiều thực phẩm. Nếu bạn mua nhiều nấm mỡ mà không biết bảo quản thế nào thì đây là cách bảo quản nấm tốt nhất. Có thể tự sấy khô nấm tại nhà với máy sấy thực phẩm bằng cách thái mỏng nấm và sấy ở nhiệt độ 60-700C trong khoảng 5-7h.

Bảo quản nấm mỡ khô

Nấm mỡ đã được sấy khô. Người dùng chỉ cần để nấm nơi khô ráo thoáng mát hoặc để trong hộp kín và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Cách chế biến nấm mỡ

Nấm mỡ có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một sản phẩm y tế nào được chiết xuất từ loại nấm này. Nấm chủ yếu được sử dụng trong chế biến các món ăn bằng cách chiên, xào, nấu, nướng… qua đó đem lại giá trị dinh dưỡng nhất định cho người sử dụng chúng.

Chế biến nấm mỡ đúng cách giúp giữ được chất dinh dưỡng có trong nấm

Cách sơ chế làm sạch nấm mỡ

– Sơ chế nấm mỡ: Khi mua nấm về, người mua cần loại bỏ những vết bẩn ở chân nấm và rửa qua dưới vòi nước để đảm bảo nấm không bị ngấm nhiều nước. Nấm ngấm nhiều nước khiến nấm nhạt và mất chất dinh dưỡng.

– Loại bỏ mùi hôi của nấm: Nếu bạn thấy nấm có mùi hôi nhẹ, điều này thường thấy ở nhiều loại nấm vì chúng sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt. Người mua có thể loại bỏ mùi hôi của nấm bằng cách đơn giản như sau

+ Nấm tươi: Ngâm nước muối khoảng 5 phút và rửa sạch lại với nước.

+ Nấm khô: Ngâm với hỗn hợp nước ấm và gừng để loại bỏ mùi hôi của nấm.

Một số món ngon từ nấm mỡ

Loại nấm này được dùng để chế biến riêng hoặc sử dụng với nhiều nguyên liệu khác để có được các món ngon. Dưới đây là một số món ngon đặc sắc với loại nấm này.

Nấm mỡ xào chay

Với những người ăn chay hoặc căn kiêng thì nấm nói chung và nấm nấm mỡ nói riêng là nguyên liệu quen thuộc không thể thiếu trong thực đơn.

Nấm mỡ xào chay là món chay đơn giản lại ngon miệng, đậm vị, đưa cơm.

Bước 1: Thái nhỏ nấm.

Bước 2: Phi tỏi với dầu oliu hoặc dầu thực vật.

Bước 3: Cho nấm đã thái vào chảo cùng với 3 thìa café bơ, 1 thìa cafe Teriyaki, 1 thìa cafe rượu vang, ½ thìa cafe muối, ½ thìa cafe hạt tiêu nêm vừa miệng.

Bước 4: Đảo đều trong 10 phút và ăn khi còn nóng.

Sốt Teriyaki là loại sốt đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản. Bạn có thể tìm mua loại sốt này ở các siêu thị.

Nấm mỡ nhồi tôm

Với cách chế biến này, người nấu có thể nhồi tôm hoặc thịt vào mũ nấm để có một món ăn lạ mắt, lạ miệng mà hấp dẫn.

Bước 1: Tách phần chân nấm ra khỏi mũ nấm.

Bước 2: Tôm (thịt) xay nhuyễn và ướp gia vị.

Bước 3: Nhồi tôm (thịt) vào mũ nấm.

Bước 4: Chiên giòn, khi chiên nên chiên đầu có tôm (thịt) trước sau đó mới chiên phần mũ nấm để tôm, thịt chín trước và không bị tách khỏi nấm.

Nấm mỡ chiên giòn

Như những món chiên giòn khác, chỉ cần nhúng đều nấm vào bột chiên giòn, sau đó là bột chiên xù và chiên giòn ngập dầu trong 5-7 phút. Sau đó, vớt nấm để trên giấy thấm dầu và chấm với tương ớt hòa lẫn sốt Mayonnaise.

Nấm mỡ với những cách chế biến thông dụng

Nấm mỡ nướng phomai

Bước 1: Tách bỏ phần chân nấm, chỉ lấy mũ nấm.

Bước 2: Rắc chút hạt tiêu, dầu, muối lên mũ nấm và nướng lò khoảng 5 phút.

Bước 3: Phủ phomai lên nấm rồi tiếp tục nướng 5 phút.

Nấm mỡ xào đùi ếch

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết: Nấm mỡ, đùi ếch, hành, gừng, tỏi, tiêu, dầu ăn và gia vị vừa đủ.

Bước 2: Rán qua đùi ếch.

Bước 3: Bổ đôi nấm và trần qua nước sôi, để ráo nước.

Bước 4: Cho nấm và ếch vào xào chung với gia vị vừa miệng.

Nấm mỡ xào lòng non

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu cần có như nấm mỡ, lòng non lợn, hành, tỏi, gừng tươi, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Bước 2: Lòng non làm sạch, cắt đoạn chừng 2 cm, gừng thái phiến, hai thứ cho vào nồi áp suất đun trong 2 phút rồi lấy ra, để ráo nước; nấm mỡ rửa sạch, chần qua nước sôi. Phi hành tỏi cho thơm rồi xào nấm với lòng non, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Nấm mỡ chế biến cùng với đậu phụ, măng củ

Bước 1: Nguyên liệu cần có nấm mỡ, đậu phụ, măng củ , nước dùng (nước luộc gà hoặc nước ninh sườn), hành, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Bước 2: Nấm rửa sạch, bổ đôi, chần qua nước sôi; măng thái mỏng; đậu phụ xắt miếng nhỏ. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, đổ nước dùng vào đun sôi chừng 10 phút là được.

Những lưu ý khi chế biến nấm mỡ

– Không nên rửa nấm quá kĩ sẽ khiến nấm nhạt và mất chất dinh dưỡng.

– Không nên nấu nấm ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thấp khiến nấm ra nhiều nước, khiến món ăn mất mùi, vị vốn có.

– Khi chế biến nấm cần hạn chế cho nhiều dầu ăn. Nấm là loài thực vật dễ thấm, hút chất lỏng (nước, dầu ăn…). Vì vậy, cho quá nhiều dầu ăn khiến nấm no dầu. Khi người dùng sử dụng nấm sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, thậm chí có thể gây đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày.

Lưu ý khi chế biến nấm mỡ

– Nấu nấm không chín. Đây là loại nấm to nên khó chín. Vì vậy, cần thái nhỏ nấm hoặc nấu kỹ hơn những loại nấm khác để đảm bảo vệ sinh, tránh bị tiêu chảy.

– Không nên bỏ nước ngâm nấm khô. Trước khi chế biến nấm khô, các bà nội trợ thường phải ngâm nấm với nước để nấm nở và đổ nước ngâm nấm đi vì nghĩ chúng toàn bụi bẩn. Tuy nhiên, thực chất nước ngâm nấm mới chứa chất dinh dưỡng còn nấm sau khi ngâm chỉ còn xác. Vì vậy, cần để nước ngâm nấm lắng xuống và gạn cặn, lấy nước nấm.

Cách chọn nấm mỡ ngon

Có nhiều cách lựa chọn nấm ngon. Dưới đây là một số cách đơn giản dễ áp dụng.

Cách chọn nấm mỡ tươi

Nấm mỡ tươi ngon phải đảm bảo những yêu cầu sau:

– Màu sắc: Tươi mới, trắng đồng đều, không thâm đen.

– Mùi: Thơm đặc trưng của nấm, không quá hôi hoặc có mùi thối do dập nát.

– Tình trạng: Cây nấm đều, đẹp, cỡ vừa, không quá nhỏ, không quá nở, không dập nát.

– Mũ nấm: Căng tròn, có lớp tơ mỏng như giấy.

– Chân nấm: Ngắn, đều, màu trắng.

Cách chọn nấm mỡ khô

Chọn những cây nấm chắc, không gãy vụn, không bị mốc trắng.

8. Phân biệt nấm mỡ với một số loại nấm khác

Loại nấm Màu sắc Mùi Mũ nấm Chân nấm
Nấm mỡ Trắng Mùi đặc trưng của nấm To, tròn Ngắn
Nấm rơm Trắng hoặc xám Hình chóp, dạng núm. Chân dài (khoảng 8cm)
Nấm bào ngư (nấm sò) Thường là màu trắng, ngoài ra còn có màu tím, hồng. Hình giống con sò. Chân dài 5 – 8 cm
Nấm hương (nấm đông cô) Màu nâu sậm Thơm đặc trưng Tròn, dẹt, hình chiếc ô Nhỏ, ngắn.

 

4. Nấm mỡ giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, nấm mỡ có giá dao động từ 180 – 220.000đ/ 1 kg. Loại nấm này có mặt ở hầu hết các siêu thị trên toàn quốc và các cửa hàng rau sạch cũng như ngoài chợ dân sinh. Tuy nhiên, để mua được nấm ngon, rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng nên mua trong siêu thị và cửa hàng rau sạch uy tín.

Xem thêm: https://namlimxanh.vn/nam-mo-ngon-giau-dinh-duong.html

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version