Nấm mộc nhĩ đen không chỉ là thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà còn có công dụng phòng chống và chữa bệnh hiệu quả.
Nấm mộc nhĩ đen là gì?
Nấm mộc nhĩ đen hay còn gọi là nấm mèo đen, nấm tai mèo hoặc là nấm mèo vì nấm có hình dạng giống tai mèo lúc còn tươi. Mặt ngoài nấm có màu nâu nhạt, lông mịn; còn mặt trong có màu nâu sẩm, mặt nhẵn. Thông thường, người dân sẽ thu hoạch mộc nhĩ đen mọc hoang trên những thân gỗ mục đem về chợ bán. Gần đây, nấm tai mèo được bán trên thị trường đa phần được trồng và chế biến công nghiệp.
Mộc nhĩ đen chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cao, nhất là các khoáng chất. Trung bình, 100g mộc nhĩ chứa: 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 10,6 g protid; 185mg phospho; 0,15mg vitamin B1; 185mg sắt; 10,03mg caroten, 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP. Nhờ các dưỡng chất, nấm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và ngăn chặn lão hóa. Đặc biệt, nấm tai mèo là vị thuốc quý có tác dụng giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.
Mộc nhĩ đen có tác dụng gì?
Mộc nhĩ đen có tác dụng điển hình như sau: phòng chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, ngăn ngừa hiện tượng đông máu, giảm cholesterol, giảm cân, cải thiện làn da.
Nấm mèo là thuốc quý chữa bệnh
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng nấm tai mèo
Nấm mèo ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng những thành phần như lecithin, cephalin, axit nuclei, plasmalogen, phosphatidyl serin… Cụ thể, các dưỡng chất giúp hạ thấp hàm lượng cholesterol, ngăn chặn mỡ tích tụ và sự hình thành cục máu đông gây biến chứng đột quỵ.
Tác dụng của mộc nhĩ đen: giảm cholesterol
Cholesterol là một chất béo ở trong màng tế bào của đa số các mô tổ chức có trong cơ thể. Khi cholesterol trong máu bị dư thừa quá nhiều sẽ dẫn đến tồn lại thành mảng mỡ bám lên thành mạch máu, cản trở máu lưu thông. Máu bị cản trở khiến lượng oxygen trong máu không cung cấp đủ cho tim dẫn đến nguy cơ đau tim. Ngoài ra, máu lên não bị thiếu sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ não rất cao.
Polysaccharides có trong mộc nhĩ được các nhà khoa học chứng minh có khả năng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong máu. Từ đó, các biến chứng nguy hiểm khi thừa cholesterol được ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, thành phần polysaccharide trong nấm có khả năng ngăn ngừa đông máu hiệu quả.
Nấm mèo đen làm đẹp cho phụ nữ
Mộc nhĩ đen – bạn đồng hành của người giảm cân
Nấm mèo có tác dụng giảm cân hiệu quả nhờ việc loại bỏ cholesterone thừa trong máu. Vì vậy mộc nhĩ đen chính là thực phẩm lý tưởng góp phần kiểm soát cân nặng, giảm mỡ cho người thừa cân, béo phì.
Nuôi dưỡng làn da nhờ nấm mèo
Mộc nhĩ đen có chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Nhờ có các chất chống oxy hóa mà làn da chị em sẽ sáng mịn, khỏe mạnh hơn.
Cách chế biến mộc nhĩ đen chữa bệnh
Nấm tai mèo có thể chế biến thành canh, thành cháo hoặc thành nước uống để trị bệnh.
Canh nấm mèo – Bồi bổ cơ thể, giảm mỡ máu, cải thiện tuần hoàn máu
- Nguyên liệu
+ Mộc nhĩ đen: 10g
+ Thịt nạc: 100g
+ Đại táo: 5 quả
+ Gừng sống: 3 lát
- Chế biến: cho nguyên liệu vào nấu cùng lượng nước tương đương 6 bát con. Nước canh vơi đi một nửa thì nêm thêm gia vị cho vừa miệng là ăn được.
Cháo mộc nhĩ đen – Bổ âm, kiện tỳ, dưỡng vị, nhuận phế
- Nguyên liệu
+ Mộc nhĩ đen: 10g
+ Gạo tẻ đã sao vàng: 100g
+ Thịt nạc: 50g
- Chế biến: cho gạo tẻ vào nồi nước nấu thành cháo. Sau đó cho thịt nạc và mộc nhĩ vào cùng, nêm thêm gia vị đủ dùng.
Canh nấm mèo đen với khổ qua – Phòng và chữa cao huyết áp, tiểu đường
- Nguyên liệu
+ Mộc nhĩ: 10g
+ Mướp đắng: 50g
+ Đậu phụ: 200g
- Chế biến: cho nguyên liệu vào nồi nước nấu thành canh, thêm gia vị vừa đủ là ăn ngay được.
Nước uống mộc nhĩ đen trị bệnh lỵ
- Nguyên liệu
+ Mộc nhĩ đen sao khô: 30g (sao khô)
+ Lộc giác sương: 8g
- Chế biến: mộc nhĩ và lộc giác sương nghiền nhỏ trộn đều lại. Mỗi lần uống pha với nước ấm uống mỗi ngày.
Chữa rong kinh, băng huyết bằng nấm tai mèo
- Nguyên liệu: mộc nhĩ đen sao đen, đã tán bột.
- Chế biến: mỗi lần uống pha với 2g rượu ấm, ngày uống đều đặn 3 lần .
Nấm mèo đen trị bệnh trĩ
- Nguyên liệu: mộc nhĩ đen sao khô, đã tán bột.
- Chế biến: mỗi lần uống pha với 3g nước ấm, ngày uống đều đặn 3 lần.
Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ đen
Khi sử dụng nấm mèo đen, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến. Bởi nấm mèo khô thường sót lại thành phần chất độc morpholine nên phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
- Không nên sử dụng nấm mèo tươi bởi nấm mèo tươi chứa lượng morpholine cao. Nếu ăn xong tiếp xúc ngay với ánh nắng sẽ làm cho da phù nề, ngứa ngáy. Trường hợp nặng hơn dẫn đến hoại tử da trầm trọng. Nhiều trường hợp phù nề ở màng nhầy cổ họng sẽ gây khó thở.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn mộc nhĩ. Mộc nhĩ có tính hàn nên không tốt cho bà bầu có máu mang tính lạnh, thậm chí gây sảy thai.
- Đối với người hay đầy bụng khi dùng nấm mèo đen nên dùng kèm một lát gừng tươi hơ qua trên lửa.
Nấm lim xanh – loại nấm đa tác dụng không kém mộc nhĩ đen
Công dụng của nấm lim xanh đối với sức khỏe
Nấm lim xanh chứa các thành phần dinh dưỡng như: acids-triterpenes, garnodermic, beta, hero-beta-glucans, ling Zhi-8 protein có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hữu hiệu. Các thành phần trong nấm có công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, kháng viêm, ổn định các tế bào. Đồng thời, nấm hỗ trợ bệnh nhân ung thư cải thiện đời sống sinh hoạt, ăn khỏe ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nấm giúp cải thiện dáng vóc và chăm sóc làn da cho phụ nữ.
Cách dùng nấm lim xanh để sức khỏe cải thiện
Để hỗ trợ điều trị ung thư, bạn dùng 30g nấm lim xanh sắc với 2 lít nước mỗi ngày để uống. Sắc nước đến khi vơi còn 1,5 lít thì dừng. Với 1,5 lít nước nấm sắc chia thành 5 phần uống thay nước lọc trong ngày. Uống kiên trì sẽ giúp sức khỏe nâng cao, biến chứng bệnh được loại bỏ.
Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/loi-ich-cua-nam-meo-voi-suc-khoe-3434943.html
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang