Nhân sâm là gì? Dược chất tác dụng của nhân sâm chữa bệnh gì bổ dưỡng. Cách dùng nhân sâm đúng, tránh tác dụng phụ của nhân sâm. Uống nhân sâm hàng ngày có tốt, kiêng gì. Các loại sâm Việt Nam Ngọc linh, sâm Hàn quốc Triều tiên, sâm Mỹ. Giá nhân sâm bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh nhân sâm phân biệt sâm thật giả.
Nhân sâm là gì?
Nhân sâm là một loại dược liệu được y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng từ 3000 năm trước. Trong cuốn “Thần nông bản thảo”, loại dược liệu này được nhắc đến là thần dược. Vậy cụ thể nhân sâm là cây gì? Chúng có mấy loại? Đặc điểm của loại dược liệu này là gì? Cách phân biệt sâm thật giả ra sao?
Khái niệm cây nhân sâm
Nhân sâm là loại thuốc quý của y học cổ truyền, có tên khoa học là Panax Ginseng. Hàng ngàn năm trước, đây được xem là một trong bốn loại thuốc quý của Đông y. Người xưa còn ví sâm giống như thứ “vàng mười” đối với sức khỏe.
Công dụng của nhân sâm được các nhà khoa học cả trong và ngoài nước dày công nghiên cứu. Theo đó, loại dược liệu này có các công dụng như:
- Tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe người sử dụng.
- Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm.
- Bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ lão hóa.
- Cải thiện trí nhớ cho người dùng…
Có mấy loại nhân sâm?
Loại dược liệu quý này được chia thành 2 loại là sâm tự nhiên (rừng) và sâm vườn. Với loại sâm đã bào chế được chia thành:
- Bạch sâm: Đây là loại sâm tươi đã được rửa sạch và phơi khô.
- Hồng sâm: Đây là loại sâm đã được bỏ rễ, phần râu sau đó sấy khô.
- Đại lực sâm: Loại sâm này đã được chần qua nước sôi.
- Cáp bì sâm: Đây là sâm được ngâm với nước sôi, sau đó ngâm lại với nước đường loãng.
- Đường sâm: Là loại sâm được ngâm trong nước đường đậm đặc.
- Nhân sâm tu: Chính là phần rễ của sâm.
Ngoài các loại trên, còn có sâm cao ly – nhân sâm Triều Tiên. Đồng thời còn có biệt trực sâm – loại sâm của Triều Tiên được chế biến thành hồng sâm.
Đặc điểm của nhân sâm rừng
Sâm tự nhiên là loại mọc trong rừng, loại sâm này có giá trị dược chất cao hơn sâm trồng. Tất cả các cây sâm này có thời gian sinh trưởng dài và cho chất lượng tốt. Đặc điểm hình ảnh cây nhân sâm tự nhiên như sau:
- Phần rễ ngắn và thô, thường ngắn hơn củ sâm.
- Phần củ sâm có 2 nhánh chính có hình người, phần trên có đường vằn. Rễ sâm nhỏ và dài từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc.
- Đặc biệt, phần bát rễ của loại sâm nàu khá dày và đặc, mặt dưới trơn bóng. Những rễ phụ thường thưa, dai hơn và dài gấp đôi rễ chính. Chúng rất khó bị bẻ gãy và có thêm nhiều nốt sần giống như các hạt nhỏ bên ngoài lớp vỏ có vẻ như bóng mịn.
Nhiều người thắc mắc nhân sâm mọc ở đâu, thực tế loài cây này đã được phát hiện từ 3000 năm trước. Loại dược liệu này mọc ở độ cao 500 – 1.100m tại các quốc gia khác nhau, song nổi tiếng nhất là tại Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh mọc ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam cũng được coi là một loại nhân sâm. Loại sâm này được gọi là nhân sâm Việt Nam và có dược chất quý cao hơn, công dụng không khác gì các loại nhân sâm khác.
Quy trình thu hái nhân sâm diễn ra như thế nào?
Để có được những củ sâm chất lượng, người thu hái sâm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Cách thu hái nhân sâm được thực hiện như sau:
- Sâm sau khi được nhổ từ đất sẽ được chiếu tia cực tím để loại bỏ phần rễ.
- Tiếp đến chúng sẽ được đưa vào chiết xuất, quá trình này được thực hiện vô cùng phức tạp để đảm bảo không làm mất đi các dược chất quý của sâm.
Nếu quy trình thu hái sâm được tuân thủ loại dược liệu này sẽ đem lại hiệu quả đối với sức khỏe người dùng. Cụ thể, chúng giúp cơ thể không còn mệt mỏi, giảm căng thẳng… cân bằng cả thể lực và trí lực. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng miễn dịch.
Cách nhận biết nhân sâm thật, giả
Hiện nay trên thị trường có nhiều thương lái vì trục lợi mà rao bán nhân sâm giả. Để bảo vệ sức khỏe, người dùng cần nắm được cách phân biệt thật giả. Sâm thật thường được các đối tượng làm giả từ đậu đũa, sâm đất, thương lục…
Nhân sâm giả làm từ sâm đất
Loại sâm giả này có hình nón hoặc hình thoi, chia thành các nhánh dài 15 – 20cm. Loại này thường có màu nâu đen, bề ngoài nhiều vết vằn. Khi được sơ chế, loại sâm giả này có màu vàng nâu, có các vằn tía và dễ bị bẻ gãy vì rất giòn. Đặc biệt, bên trong loại sâm này còn có chất keo, khi nếm có vị ngọt.
Nhân sâm giả làm từ đậu đũa dại
Loại sâm này có dạng hình nón, hình thoi hoặc hình trụ, phần thân không nhiều nhánh. Chiều dài của sâm có thể lên tới 20cm, đường kính từ 0,5 – 1,5cm. Ngoài ra, bên ngoài của chúng còn có màu nâu đỏ, bên trong là các lông mềm màu trắng. Sâm không có rễ, phần thân khá giòn, dễ bị bẻ gãy. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là chúng có mùi tanh của đậu.
Nhân sâm giả làm từ thương lục
Phần rễ chính có hình trụ, nhỏ dần từ trên xuống dưới. Kích thước loại sâm này chừng 20cm, có màu nâu vàng hoặc nâu đen. Khi cắt lát sẽ thấy màu nâu vàng hoặc nâu đen, nếm có vị chua, đắng.
Nhân sâm giả làm từ hoa sơn âm
Là loại nhân sâm giả có hình tròn hoặc hơi dài, củ sâm thu gọn dần về phía dưới. Chiều dài mỗi củ sâm loại này là 9 – 14cm, bề ngoài chúng có màu nâu nhạt và có nhiều nốt sần. Củ sâm rất dễ gãy, khi nếm có vị ngọt, lại hơi đắng chát.
Nhân sâm giả làm từ sơn oa cự
Rễ chính hơi dẹt có dạng hình nón. Chiều dài của sâm chừng 15cm, phần đầu to có 3 – 5 rễ nhánh. Loại sâm này có màu trắng hoặc vàng nhạt, khi nếm có vị hơi đắng.
Các loại nhân sâm giả này được làm với thủ đoạn rất tinh vi, nếu không tinh ý rất dễ nhầm lẫn. Do đó, người dùng nên chú ý tránh mua phải sâm giả, không lâm vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”.
Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe
Được phát hiện và sử dụng từ 3000 năm trước, nhân sâm được y học cổ truyền xem là dược liệu quý. Cũng bởi lợi ích tốt đối với sức khỏe mà sâm được nhiều người tìm mua và sử dụng. Công dụng của nhân sâm được nhắc đến là:
- Tăng sức đề kháng, giải tỏa mệt mỏi cho cơ thể và tăng khả năng phục hồi do vận động nặng.
- Ngăn ngừa thiếu máu, ngăn ngừa huyết áp thấp và nguy cơ các bệnh về tim.
- Tăng khả năng tiết dịch của cơ thể, ngừa bệnh tiểu đường.
- Tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa rối loạn thần kinh và loại bỏ triệu chứng stress.
- Giúp cơ thể chống chọi lại điều kiện khắc nghiệt của môi trường như quá lạnh, quá nóng, môi trường chứa bức xạ, chất độc hại…
- Tăng khả năng hô hấp, ngăn ngừa bệnh lao, suyễn.
- Giải độc cho da, ngăn ngừa các bệnh về da.
Công dụng của nhân sâm là gì?
Công dụng của nhân sâm theo Đông y và Tây y là gì? Tác dụng nhân sâm chữa bệnh gì? là những băn khoăn của người dùng. Thực tế, công dụng chữa bệnh của nhân sâm được cả Đông y và Tây y đề cập tới. Công dụng chính của loại dược liệu này là tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh về da…
Công dụng của nhân sâm theo Đông y
Theo cuốn “Thần nông bản thảo”, loại sâm này có vị ngọt, hơi lạnh. Qua nghiên cứu, Đông y đã khẳng định loại thảo dược này rất tốt cho nội tạng của cơ thể.
Bản chất âm dương của loại sâm này là lạnh, mát, ấm nóng; vị ngọt, mặn, chua, đắng, cay. Mỗi vị này có những đặc tính và lợi ích khác nhau đối với cơ thể. Vị ngọt của sâm có công dụng tăng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực phái mạnh.
Theo Đông y, lá lách và bụng là bộ phận thuộc tính Thổ – những cơ quan gốc của năng lượng trong cơ thể. Khi phần dương của tính ngọt trong sâm bồi bổ lá lách và bụng sẽ khiến năng lượng được truyền đi khắp cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể người uống nhân sâm luôn tràn đầy năng lượng, không còn căng thẳng mệt mỏi.
Tác dụng của nhân sâm theo Tây y
Công dụng của nhân sâm trong y học hiện đại được đề cập nhiều trong các nghiên cứu khoa học. Theo đó, loại sâm này có vị đắng, không gây độc, giúp bồi bổ nguyên khí, nâng cao sức đề kháng cho người dùng. Những tác dụng này là nhờ vào các hợp chất hữu cơ quan trọng như:
- Germanium;
- Glycoside Panaxin;
- Các vitamin B1, vitamin B2;
- Các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin khác.
Cũng theo Tây y, sâm có công dụng bồi bổ trí não, phát triển tư duy và trí tuệ. Đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Loại sâm này cũng được dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, hen suyễn, thiếu máu, người bị tắc nghẽn phổi…
Tác dụng nhân sâm chữa bệnh gì?
Nhân sâm có tác dụng chữa bệnh gì? là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế, công dụng chính của sâm là tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa lão hóa…
Tác dụng của nhân sâm trong lưu lưu thông tuần hoàn máu
Loại thảo dược này có công dụng lưu thông máu, kích thích sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Bên cạnh đó là chức năng cân bằng huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch, cải thiện trí nhớ.
Mặt khác, dược chất của sâm còn có công dụng ngừa xơ cứng động mạch, tăng miễn dịch. Trị bệnh dạ dày, ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng là tác dụng của nhân sâm.
Công dụng của nhân sâm giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi
Loại dược liệu này được sử dụng với những bệnh nhân tress lâu ngày. Các dược chất trong sâm có tác dụng giảm thiểu căng thẳng, giúp cơ thể người dùng được thư giãn. Loại sâm này đồng tời cũng tốt cho các bệnh nhân kiệt sức, bị mất tập trung.
Tác dụng của nhân sâm trong điều trị mất ngủ
Loại sâm này giúp cải thiện giấc ngủ, cơ thể người dùng khỏe khoắn nhờ giấc ngủ sâu. Nhờ vậy, nam giới khi uống nước sâm có thể lực tốt hơn, cải thiện hiêu quả chức năng tình dục. Vì vậy mà tăng cường sức khỏe nói chung là chức năng của sâm.
Nhân sâm giúp tăng cường miễn dịch
Dược chất của loại sâm này có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa…Cũng nhờ đó mà cơ thể người dùng có thể chống chọi lạ với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Ngoài các công dụng trên, loại sâm này còn có công dụng ngừa lao suyễn, giải độc cho da, ngăn ngừa bệnh về da. Đồng thời, đây là vị thuốc hữu hiệu nâng đỡ các chức năng của cơ quan tiêu hóa.
Xem thêm:
Tác dụng phụ của nhân sâm là gì?
Nhân sâm là loại dược liệu quý chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nó được sử dụng trong điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh cho cơ thể như ung thư, nhiễm trùng, rối loạn cương dương. Tuy nhiên, khi sử dụng tác dụng phụ của nhân sâm là không thể tránh khỏi.
Các tác hại của nhân sâm thường xuất hiện khi dùng dài ngày với liều cao. Do đó, người dùng cần tuyệt đối cảnh giác để bảo vệ sức khỏe.
Đau đầu, buồn nôn – tác dụng phụ của nhân sâm
Khi sử dụng sâm quá liều, các tác dụng không mong muốn có thể tìm đến và làm phiền bệnh nhân. Cụ thể, tác dụng phụ khi dùng sâm đó là:
- Người dùng mất ngủ;
- Có triệu chứng buồn nôn;
- Thường xuyên đau đầu, rối loạn tiêu hóa.
Những tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dùng. Vì thế, người dùng cần cẩn trọng khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của sâm.
Vấn đề về tim mạch – tác dụng phụ của nhân sâm
Dược chất của nhân sâm làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp của người dùng. Đặc biệt, những dược chất này còn có thể làm bệnh tim thêm trầm trọng ở những người có bệnh lý về tim. Do vậy, người có tiền sử cao huyết áp và các bệnh lý về tim không nên sử dụng loại sâm này, nếu có sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Nhân sâm làm tăng nguy cơ sảy thai
Tuy là dược liệu quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng, thế nhưng đây lại là thảo dược không an toàn cho trẻ nhỏ. Thậm chí, phụ nữ mang thai nếu sử dụng sâm có thể khiến sảy thai hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ đang cho con bú nếu dùng sâm có thể khiến em bé bị ngộ độc.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng sâm, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Tác hại khi dùng nhân sâm là hạ đường huyết, viêm mạch máu
Khi dùng sâm quá liều có thể khiến đường huyết giảm, khiến cơ thể mệt mỏi. Ở bệnh nhân tiểu đường trong quá trình điều trị nếu dùng sâm quá liều có thể khiến đường trong máu giảm, gây tác dụng phụ không mong muốn.
Đặc biệt việc sử dụng sâm liều cao có thể gây viêm mạch máu não. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, đau nhức đầu ở người dùng…
Các tác dụng phụ khác của nhân sâm
Ngoài các tác dụng phụ trên, loại dược liệu này còn đem lại tác dụng không mong muốn như:
- Ức chế quá trình đông máu: Dược chất có trong sâm có tính chất tương tự như chất làm loãng máu. Từ đó khiến máu khó đông, cơ thể khó có thể cầm máu khi đứt chân, tay. Điều này gây khó khăn rất lớn cho những bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Do đó, những bệnh nhân gặp vấn đề về máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sâm.
- Nhân sâm gây dị ứng: Triệu chứng dị ứng nhân sâm thường gặp là phát ban, ngứa ngáy, khó thở. Thậm chí, nếu dị ứng nặng có thể gây tử vong.
Sâm là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, thế nhưng để tránh tác dụng phụ người dùng cần lưu ý khi dùng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để việc sử dụng đạt hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm:
10 tác dụng phụ của củ sâm – VnExpress
Hướng dẫn sử dụng, cách dùng nhân sâm trị bệnh
Khoa học đã chứng minh tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của sâm chỉ phát huy khi người dùng có cách sơ chế, sử dụng hợp lý. Vậy chế biến nhân sâm như thế nào? Cách ngâm độc tửu sâm ra sao? Sử dụng nhân sâm như thế nào cho hợp lý?
Cách chế biến nhân sâm
Là loại dược liệu quý, có nhiều lợi ích nên sâm được nhiều người tìm mua và sử dụng. Tuy nhiên, cách chế biến nhân sâm như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để sâm giữ lại được 100% dược chất tự nhiên?
Cách sơ chế nhân sâm tươi
Sâm tươi sau khi thu hái bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, bạn đem lau nhẹ để loại bỏ đất cát dính trên sâm.
- Tiếp đến, loại bỏ các rễ nhỏ rồi chuẩn bị sẵn bình thủy tinh có nắp.
- Sau đó, đem cất trữ trong hộp thủy tinh để bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Với cách sơ chế sâm tươi này người dùng cũng có thể áp dụng để làm nhân sâm khô.
Cách chế biến nhân sâm khô
Để chế biến sâm khô bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng khăn ướt lau khô nhẹ nhàng bên ngoài củ sâm, sau đó để cho sâm thật ráo.
- Bước 2: Thái sâm thành lát mỏng, nặng chừng 3 – 5g.
- Bước 3: Mang sâm phơi hoặc sấy khô rồi cho vào hộp thủy tinh có nắp đậy.
Cuối cùng, bạn đem sâm đã được làm khô bảo quản trong tủ lạnh, nên cho thêm túi chống ẩm vào mỗi lọ để giữ sâm được lâu hơn.
Cách sắc nấu nhân sâm tại nhà
Những cách sắc nấu nhân sâm bạn có thể áp dụng là:
- Sắc uống;
- Pha trà;
- Tán bột hãm với nước sôi.
Cách sắc nước nhân sâm thái lát
Để sắc uống nước sâm tại nhà người dùng thực hiện các bước sau:
- Dùng 5 – 10g sâm thái lát sắc với nước.
- Tiếp đến, thêm 20 – 30g đường vào hòa tan. Sau đó chia thành nhiều phần uống trong ngày, phần cái để lại để ăn cùng.
Với các trường hợp đặc biệt có thể dùng 30 – 60g sâm săc nước và sử dụng hết trong một lần.
Hướng dẫn pha trà nhân sâm
Cách pha trà sâm như sau:
- Thái sâm thành những lát mỏng, mỗi lần sử dụng 1 – 2g sâm là hợp lý.
- Tiếp đến, cho phần sâm đã chuẩn bị vào ấm pha trà và thêm nước sôi vào.
- Sau khi hãm chừng 5 phút là bạn có thể đem trà sâm ra uống. Với 2g sâm có thể hãm lại 2 – 3 lần cho tới khi nước sâm nhạt màu.
Cách sử dụng nhân sâm tán bột hãm nước sôi
Sâm tán bột cũng có thể dùng pha trà như loại sâm thái lát. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng túi lọc để hãm nước sôi thay vì cho trực tiếp bột sâm vào ấm. Cách dùng như sau:
- Lấy 1 – 2g bột sâm tán mịn cho vào túi lọc.
- Sau đó, thêm nước sôi vào và hãm trong 3 – 5 phút, khi nước đã ngấm sâm thì có thể đem ra sử dụng.
Hướng dẫn ngâm độc sâm tửu
Độc sâm tửu là loại rượu được phái mạnh đặc biệt ưa chuộng. Công dụng của rượu nhân sâm là tăng cường sinh lực, cải thiện sinh lý nam. Cách làm độc sâm tửu như sau:
- 40g sâm thái lát;
- 1 lít rượu trắng;
- 1 bình thủy tinh có nắp kín để ngâm rượu. Sau đó, ngâm sâm với lượng rượu này trong khoảng 7 ngày là uống được. Người dùng nên uống trước các bữa ăn hoặc các bữa tối.
Sau khi uống hết phần rượu đó, bạn lại tiếp tục ngâm 2 lần như vậy, mỗi lần 0,5 lít rượu. Sau đó sử dụng hằng ngày để đem lại hiệu quả mong muốn.
Cách uống nhân sâm như thế nào?
Cách uống nhân sâm như thế nào cho đúng cách là thắc mắc của người dùng. Vì cách uống quyết định nhiều đến hiệu quả sử dụng sâm. Vậy uống độc sâm tử thế nào? Liều lượng dùng nhân sâm là bao nhiêu?
Cách uống nhân sâm sắc nước
Nước sắc nấu nhân sâm có thể sử dụng uống hàng ngày thay cho trà. Người dùng nên pha sâm để uống trong ngày, bã của sâm cũng có thể dùng để ăn. Liều dùng sâm khuyến cáo là từ 5 – 10g, với các trường hợp khẩn cấp có thể dùng tối đa 30g.
Cách uống độc tửu sâm
Với độc tửu sâm người dùng nên uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi ngày 30 – 50ml. Rượu sâm nên uống vào buổi tối, trước các bữa ăn. Với những người mắc bệnh gan, bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng rượu sâm tránh tác dụng không mong muốn.
Lưu ý sử dụng nhân sâm tại nhà
Sâm là loại dược liệu bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những người đầy bụng, tiêu chảy không được sử dụng loại sâm này. Người tiêu chảy, đau bụng nếu dùng sâm có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Ai nên uống, ai không nên uống nhân sâm?
Người nên uống nhân sâm gồm:
- Người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu;
- Người bị tress;
- Các quý ông sinh lý yếu;
- Bệnh nhân mắc bệnh ung thư;
- Những người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường;
- Nữ giới muốn làm đẹp da…
Những người không nên uống nhân sâm gồm:
- Người khỏe mạnh bình thường, phụ nữ mang thai;
- Trẻ em dưới 14 tuổi;
- Bệnh nhán táo bón;
- Người mắc bệnh dạ dày;
- Người đau bụng, rối loạn tiêu hóa;
- Bệnh nhân viêm túi mật, viêm ruột, tiêu chảy;
- Bệnh nhân viêm phế quản, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, giãn phế quản;
- Người mắc các bệnh vảy nến, xuất tinh sớm, bệnh nhân đang dùng thuốc chống huyết khối…
Để hạn chế tác dụng phụ, người ta thường dùng sâm kết hợp với nhung hươu, sữa ong chúa…
Xem thêm:
22 trường hợp không nên sử dụng sâm – Dân trí
Uống nhân sâm thường xuyên có tốt không?
Nhiều người luôn nghĩ loại sâm này có tốt cho sức khỏe nên dùng càng nhiều càng tốt. Thậm chí nhiều người còn hãm sâm với nước sôi và sử dụng quanh năm, ăn sâm thường xuyên… Tuy nhiên, việc lạm dụng như vậy có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng – Hội Đông y Việt Nam, người dùng không nên lạm dụng sâm, tránh tác dụng phụ với sức khỏe. Nếu muốn sử dụng loại thảo dược này người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì việc tự ý mua sâm về dùng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Liều dùng nhân sâm là bao nhiêu? Uống sâm trong bao lâu?
Sâm có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng không vì thế mà người dùng có thể tùy tiện sử dụng. Việc nên dùng sâm với liều lượng bao nhiêu? Uống trong bao lâu là hợp lý? là những vấn đề người dùng nên cân nhắc. Cụ thể:
- Đối với người lớn có thể dùng 5 – 10g sâm/ngày;
- Nên dùng cách sắc nấu, hãm nước sôi để sử dụng hằng ngày;
- Mỗi đợt uống liền trong 2 – 3 tuần.
Tuy nhiên, nên uống sâm trong bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều dùng phù hợp với cơ thể.
Uống nhân sâm nên kiêng gì, ăn gì?
Uống nhân sâm nên ăn gì? Uống sâm có phải kiêng gì không? là những vấn đề mà người dùng đặt ra. Khi sử dụng loại dược liệu này người dùng nên chú ý một số điểm sau:
- Không được uống trà: Trong nước trà có chứa dược chất vô hiệu hóa tác dụng của sâm, nên nếu uống sâm liền với trà sẽ làm mất tác dụng của sâm. Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên sử dụng 2 loại nước uống này cách nhau 2 – 3 giờ.
- Không nên ăn củ cải và đồ biển: Củ cải đỏ, củ cải trắng, hải sản là những thực phẩm cấm kị nhân sâm. Theo Đông y, củ cải, đồ biển có tác dụng hạ khí, trái lại sâm có tác dụng bổ khí. Khi sử dụng 2 tính chất này triệt tiêu nha, gây hại cho sức khỏe.
Địa chỉ mua bán nhân sâm, 1kg nhân sâm giá bao nhiêu tiền?
Trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở rao bán sâm với các mức giá cao, chất lượng không như quảng cáo. Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang không biết nơi mua bán nhân sâm ở đâu, địa chỉ bán sâm uy tín chất lượng là ở đâu…
Mua nhân sâm ở đâu?
Hiện nay có nhiều cơ sở bán nhân sâm giả, kém chất lượng gây hại cho sức khỏe người dùng. Vì vậy người dùng chỉ nên mua sâm tại các địa chỉ sau:
- Cửa hàng/đại lý có uy tín, chất lượng; sản phẩm có giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất sứ;
- Chỉ nên mua hàng tại các cửa hàng lớn, có địa chỉ rõ ràng;
- Nếu mua sâm online nên kiểm tra hàng trước khi nhận. Sản phẩm đạt yêu cần là loại sâm có nhãn mác, giấy chứng nhận, sâm không bị mối mọt, còn nguyên bao bì.
1kg nhân sâm giá bao nhiêu tiền?
Giá bán nhân sâm có nhiều mức khác nhau, giá sâm tùy thuộc vào tuổi sâm, sâm càng lâu năm có mức giác càng cao. Mặt khác, giá bán sâm cũng phụ thuộc vào số củ/kg, loại sâm càng to giá bán càng cao.
Giá 1kg nhân sâm tươi
Trên thị trường hiện nay có 2 loại sâm phổ biến là sâm Hàn Quốc và sâm Triều Tiên. Giá bán 1kg nhân sâm tươi dao động từ 2 – 5 triệu đồng/kg. Đây là loại sâm có kích thước to, mỗi kg chỉ từ 1 – 2 củ. Với loại sâm tươi kích thước nhỏ, mỗi kg có khoảng 14 củ, giá bán chỉ từ 2 triệu đồng/kg.
Giá 1kg nhân sâm khô bao nhiêu tiền?
Tại Việt Nam hiện nay có nhiều loại sâm được rao bán với các mức giá khác nhau. Các loại sâm khô phổ biến nhất là:
- Hồng sâm Hàn Quốc;
- Bạch Sâm Hàn Quốc.
Mỗi loại sâm có các phương thức chế biến khác nhau, vì vậy giá bán mỗi loại cũng không giống nhau. Giá bán 1kg nhân sâm khô có thể dao động từ 2,4 – 9 triệu đồng/kg. Các loại chế phẩm từ sâm cũng có giá bán từ vài trăm ngàn tới vài triệu đồng/kg.
Thị trường mua bán nhân sâm hiện nay khá hỗn loạn, nhiều thương lái vì trục lợi đã trà trộn sâm giả, kém chất lượng, đánh lừa niềm tin người dùng. Do vậy, người dùng cần tuyệt đối cảnh giác, không nên cả tin mà mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang