Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Chè xanh với tác dụng của cây chè xanh và cách dùng chữa bệnh là gì?

Chè xanh là gì? Đặc điểm tác dụng của chè xanh chữa bệnh gì: chè xanh giảm cân, tốt tim mạch, giảm huyết áp cao. Cách dùng chè xanh đúng, tránh tác dụng phụ của chè xanh. Cách chế biến sử dụng lá chè xanh đun nấu sắc hãm uống trà chè xanh hàng ngày tốt không? Giá chè xanh bao nhiêu tiền 1kg? Nơi mua bán chè xanh và hình ảnh chè xanh: hoa thân lá chè xanh thật giả.

Chè xanh có tác dụng như thế nào và chè xanh có tác dụng phụ không

Chè xanh có tác dụng như thế nào và chè xanh có tác dụng phụ không

Chè xanh (trà xanh) là thức uống được ưa chuộng tại Việt Nam. Uống chè xanh mỗi ngày với lượng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống một số loại bệnh và làm đẹp. Chè xanh cũng giúp con người có một tinh thần sảng khoái, cải thiện sức khỏe. Chè xanh có nhiều loại bởi các vùng nguyên liệu có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau.

Chè xanh là gì?

Cây chè xanh có tên khoa học là Camellia Sinensis. Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Trà xanh (chè xanh) tùy theo mỗi vùng miền mà trà xanh được gọi với các tên khác nhau. Mỗi loại chè có đặc trưng, màu sắc, hương vị khác nhau. GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, Hội Khoa học Công nghệ Chè Việt Nam cho biết, chè xanh là loại chè mà nước pha có màu xanh tươi hoặc xanh vàng, mùi cốm nhẹ, vị chát đượm.

VIDEO HÁI NẤM LIM XANH RỪNG TỰ NHIÊN

Có mấy loại trà xanh?

Dựa theo đặc điểm hình dạng và nơi trồng khác nhau, có thể chia trà xanh làm 4 loại: Trà xanh lá nhỏ, trà xanh lá to, chè tuyết, chè Ấn Độ.

Trà xanh lá nhỏ

Cây trà xanh lá nhỏ có đặc điểm nhận biết như sau:

  • Cây mọc thành bụi thấp, phân cành nhiều
  • Lá nhỏ và dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm
  • Lá dài 3,5 -­ 6,5m, có 6 -­ 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa lá nhỏ, không đều
  • Búp cây nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp
  • ­Khả năng chịu rét ở độ nhiệt ­12 đến 15 độ.

Cây trà xanh lá nhỏ phân bố chủ yếu ở miền đông và đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.

Có mấy loại trà xanh và đặc điểm của trà xanh lá nhỏ

Trà xanh lá to

Cây trà xanh lá to có đặc điểm:

  • Thân gỗ, có thể cao tới 5 mét trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên
  • ­Lá cây to trung bình, chiều dài 12 -­ 15cm, chiều rộng 5 ­- 7cm
  • Lá cây màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn
  • ­Cây trà xanh lá to cho­ năng suất cao, phẩm chất tốt
  • Cây được trồng nhiều ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Chè tuyết

Cây chè tuyết có đặc điểm:

  • Cây thuộc dạng thân gỗ, cao từ 6 đến 10m
  • Lá to và dài 15 ­- 18cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày
  • Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết nên gọi là chè tuyết
  • ­Cây chè tuyết có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao
  • Cây cho năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất
  • Chè tuyết được trồng nhiều ở Vân Nam -­ Trung Quốc, miền bắc của Lào và Việt Nam

Chè xanh
Chè Ấn Độ

Chè Ấn Độ thuộc họ thân gỗ, cây cao tới 17m, phân cành thưa. ­Lá cây dài tới 20 ­- 30cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm. Dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài, có trung bình 12 – ­15 đôi gân lá. Loại chè Ấn Độ rất ít hoa quả, không chịu được rét hạn nhưng năng suất, phẩm chất tốt. Cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Lào, Trung Quốc và một số vùng khác.

Trà xanh mọc ở đâu?

Cây trà xanh có nguồn gốc từ Châu Á. Tại Việt Nam, trà xanh được trồng phổ biến nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Cây trà xanh thường mọc ở vùng khí hậu ấm áp và có thể phát triển ở các vùng miền núi. Trên thực tế, một số loại trà xanh trồng ở đồi núi có hương vị đậm đà hơn.

Trà xanh thường được trồng trên các đồn điền trà ở các khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Trà thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có lượng mưa tối thiểu là 127cm. Trà ngon thường mọc ở cao độ trên 1500 mét để cây trà phát triển chậm, tích tụ nhiều hương vị đậm đà.

Các loại trà Việt Nam bắt nguồn chủ yếu ở 3 vùng lớn:

  • Trà bắc ở Thái Nguyên
  • Trà hương, trà ô long ở Bảo Lộc
  • Trà shan cổ thụ ở Tây Bắc.

Đặc điểm nhận biết cây chè xanh

Đặc điểm của cây chè xanh là gì?

Cây trà xanh thuộc họ cây cổ thụ lâu năm, có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Cây càng già thì gốc càng lớn và nhiều nhánh nhưng trồng lấy lá cho nên chỉ giữ lại độ cao từ 1m – 1,5m để tiện chăm sóc và thu hoạch, kích thích cho ra nhiều lá. Cây chè ưa nắng, không chịu được trong bóng mát, chịu được khô hạn.

Thân cây trà xanh to tròn và chắc khỏe. Lúc còn nhỏ thân thường có màu xanh đậm, thân có lớp vỏ mỏng bên ngoài. Lá mọc rất nhiều mỗi cây, đây cũng là bộ quân quan trọng và cần thiết nhất ở cây chè. Lá chè có hình trái xoan, hai mép có răng cưa, đầu và đuôi nhọn dần. Lá chè dài 4cm – 15cm, rộng 3cm – 5cm. Lá tươi chứa nhiều chất caffein hơn lá già. Lá non màu xanh lục hơi nhạt, bên dưới có nhiều lông con. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm.

Hoa chè màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 – 4cm với 7 – 8 cánh hoa. Trà xanh ra hoa vào tháng 9 – 12 hằng năm. Cây chè có rất nhiều quả. Quả chè tròn, đường kính 2cm – 3cm. Bên trong lớp vỏ thường có 2 – 4 hạt nhỏ, khi già quả hóa gỗ rất cứng và chuyển sang màu nâu đậm. Thường khi kết thúc đợt hoa tháng 9 – 12 thì quả sẽ chín vào tháng 10 – 11 năm sau.

CÂY CHÈ XANH CHỮA BỆNH GÌ

Tác dụng của trà xanh

Nước trà xanh chứa nhiều hoạt tính dược học phòng ngừa được nhiều bệnh. Uống nước trà xanh đều đặn hằng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tập quán uống trà xanh bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây khoảng 800 năm sau Công nguyên. Ngày nay, chè xanh được coi là một thứ nước uống dân dã, phổ biến tại Việt Nam.

Công dụng của chè xanh chữa bệnh gì?

Các nhà khoa học đã chứng minh, trong trà xanh có chứa các dược chất tốt cho sức khỏe. Tác dụng của các dược chất với từng bệnh cụ thể như sau:

  • Chất catechin: Tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng.
  • Chất cafein: Có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu.
  • Vitamin C: Tăng sức đề kháng, chống cúm.
  • Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat của cơ thể.
  • Chất flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch.
  • Chất chống oxi hóa mạnh: Bảo vệ các tế bào da. Nước chè tươi đặc còn có chất diệt khuẩn, sát trùng mạnh nên dùng để rửa mặt, trị mụn hiệu quả.
  • Chất polysaccarides làm giảm đường máu, điều hòa huyết áp ở mức ổn định.
  • Chất flouride chống sâu răng, bảo vệ răng miệng, viêm lợi.

Bên cạnh đó, hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và cholesterol trong máu. Trà xanh cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 – 30% hợp chất có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi.

Chè xanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Công dụng của chè xanh làm đẹp

Không chỉ giúp chữa bệnh, lá trà xanh còn chứa nhiều thành phần có tác dụng tăng cường sức đề kháng, đẹp da, giữ dáng. Vì vậy, đa số phái đẹp thường xuyên dùng nó như một phương thuốc chăm sóc sắc đẹp hữu hiệu. Nếu kiên trì sử dụng mỗi ngày, trà xanh có thể giúp giảm cân, trị mụn, làm sáng mịn da và cả mượt tóc.

Nước chè xanh giúp ngăn ngừa lão hóa

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá chè có chứa các chất kích thích giúp cho cơ thể chọn lọc những cholesterol tốt. Nhờ đó, cơ thể có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa. Đồng thời, trong lá chè có chứa vitamin E rất tốt cho làn da, giúp chống lại quá trình lão hóa da.

Sử dụng trà xanh làm nước rửa mặt giúp da mặt sát khuẩn, ngăn ngừa và trị mụn rất hiệu quả. Nếu bạn đang trong thời kì đèn đỏ, uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp cho làn da không bị mụn.

Nước chè xanh giúp giảm cân an toàn

Ngày nay, chè xanh còn được sử dụng như một liệu pháp để giảm cân an toàn và hiệu quả. Uống nước trà mỗi ngày giúp bạn có một vóc dáng săn chắc và khỏe mạnh hơn. Trà xanh giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, chuyển hóa mỡ thành năng lượng và giải phóng năng lượng ra bên ngoài. Những người béo phì uống trà xanh sau khi luyện tập thể dục giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng trà xanh để giảm cân vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Xem thêm: Cách làm các loại nước uống giảm cân nhanh detox tại nhà rất dễ làm

Trà xanh giúp làm đẹp da

Nước chè xanh được sử dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Chè xanh có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa và điều trị mụn rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước lá trà xanh để rửa mặt và tắm 2 – 3 lần/tuần sẽ có được một làn da sáng và mịn màng.

LÁ CHÈ XANH CÓ TÁC DỤNG GÌ
Tắm bằng nước lá chè xanh còn có khả năng loại bỏ các tế bào da chết, nhờ đó mang lại làn da tươi trẻ và khỏe mạnh. Chè xanh có tác dụng rất lớn trong việc giảm sưng, thâm quầng mắt thông qua việc làm giảm sự giãn nở của các mạch máu dưới mắt. Bên cạnh đó, nó cũng chứa một lượng nhỏ cafeine và tannin giúp làm giảm lượng nước trong các mô và thắt chặt vùng da quanh mắt. Nhờ đó, vùng da này không bị nhăn nheo, chảy xệ và trở nên sáng mịn rõ rệt.

Chè xanh có công dụng làm đẹp, dưỡng da, giảm cân hiệu quả

Tác dụng phụ của chè xanh

Chè xanh có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng trà xanh sai liều lượng có thể gây nên nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Theo Đông y, chè xanh có tính hàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Nhưng các tác dụng phụ của trà xanh không thích hợp với một số đối tượng có tiền sử bị bệnh thiếu máu, bệnh dạ dày.

Tác hại của trà xanh

Trà xanh có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng sai liều lượng gây nên nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tác dụng phụ của trà xanh cụ thể như sau:

  • Gây thiếu máu: Catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu là người nghiện trà xanh, bạn nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C.
  • Gây bệnh loãng xương: Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương. Điều này gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi.
  • Dạ dày khó chịu: Uống trà xanh khi dạ dày trống rỗng sẽ làm tăng axit dạ dày, gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn không nên uống nhiều hơn 2 tách trà. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200mg caffeine. Nếu bạn uống nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Tương tác với thuốc: Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh gây nên các triệu chứng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Caffeine đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.

Uống nước chè xanh nhiều có tốt không?

Uống nhiều chè xanh có thể dẫn đến kết quả là cơ thể không dung nạp cafein. Ngoài ra còn có triệu chứng khó tiêu, bất lợi cho tiêu hóa. Bạn không nên uống nhiều nước chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi trong nước chè xanh có chứa hàm lượng các chất cafein rất cao. Uống quá nhiều nước chè xanh sẽ kích thích thần kinh làm cho thần kinh hưng phấn hơn, gây nên hiện tượng khó ngủ.

Trong lá chè xanh có chứa các chất có tác dụng kích thích dịch dạ dày tiết ra nhiều các chất chua làm ảnh hưởng đến vị giác của bạn, làm mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn và cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ kém đi. Vì vậy, bạn không nên uống quá nhiều nước chè xanh cùng lúc trong một ngày.

Uống nhiều nước chè xanh gây hại đến sức khỏe

Ai không nên uống trà xanh?

Trà xanh tốt cho sức khỏe nói chung, nhưng có một số trường hợp nếu dùng thì lại mang hại:

  • Người thiếu máu: Chất tananh trong lá trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu được.
  • Người thiếu canxi và loãng xương: Chất kiềm trong lá trà hạn chế sự hấp thu canxi trong nước tiểu, gây thiếu hụt canxi trong cơ thể.
  • Người loét dạ dày: Uống nhiều trà kích thích bài tiết ra quá nhiều axit. Chất tananh của trà làm giảm hoạt tính của men, khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.
  • Trẻ nhỏ 3 tuổi: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà xanh.
  • Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất cafein trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ mất ngủ nặng hơn.
  • Người bị bệnh tim và cao huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim cao, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và huyết áp.
  • Người bệnh gan: Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh: Chất cafein trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.

Cách dùng trà xanh

Trà xanh là thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam. Có nhiều cách dùng trà xanh: Hãm nước trà xanh khô, sắc nước trà xanh tươi, trà xanh đắp mặt, trà xanh ngâm rượu, trà xanh ngâm chân… Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn cách dùng phù hợp để chữa bệnh, làm đẹp và giảm cân hiệu quả.

Cách dùng trà xanh chữa bệnh

Trà xanh có nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Sử dụng trà xanh chữa bệnh có nhiều cách: Sắc nước, hãm trà, ngâm rượu, ngâm chân… Cách dùng phổ biến với người Việt Nam là hãm trà lá trà xanh khô hoặc sắc nước lá chè xanh tươi. Nước trà xanh là thức uống giải nhiệt mùa hè, thanh lọc cơ thể được nhiều người yêu thích. Bạn có thể tham khảo các cách dùng trà xanh chữa bệnh dưới đây.

CÁCH UỐNG CHÈ XANH
Cách nấu lá chè xanh tươi
Vì lá trà xanh tươi có nhiều nhựa, mùi ngai ngái của lá chè tươi mà nếu không biết cách xử lí thì uống khá gắt. Trà xanh nấu đúng cách sẽ có vị mát dịu, không ngái, không chát gắt, không ôi đỏ. Tuy nhiên, nấu lá trà tươi không giàu hương vị như các loại trà khô vì chưa trải qua một quy trình chế biến nào giúp tăng hương vị. Hướng dẫn cách nấu lá chè xanh tươi như sau:

Sắc nước uống chè xanh tươi hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả

  • Rửa sạch lá chè xanh, cắt riêng lá già, ngọn non và thân cành. Ba thành phần này có hương vị và thời gian nấu khác nhau.
  • Phần lá già được vò nát. Việc này giúp các chất trong lá trà dễ dàng thoát ra ngoài khi nấu.
  • Phần thân cành cắt ngắn khoảng 3 – 4cm để dễ dàng bỏ vào ấm, phần búp non để riêng.
  • Cho tất các nguyên liệu vào bình trà, rót nước sôi ngập lá, ngâm 3 phút.
  • Sau 3 phút, bạn đổ nước trần đi, thao tác này giúp lá trà sạch hơn, giảm độ nhựa, ngái và độ chát.
  • Ấm nước nấu chè được nấu sôi trước. Các phần lá chè xanh sau khi trần bạn bỏ trực tiếp vào ấm nước đang sôi, tiếp tục nấu trong 10 phút.
  • Sau 10 phút, rót nước ra bình trà. Nhiều bạn có thói quen tiếp tục ngâm lá trà trong ấm, như vậy sẽ làm trà đắng chát và có mùi không thơm.
Cách dùng lá chè xanh ngâm chân

Chất phenol trong chè xanh và một số hợp chất khác có tác dụng tốt cho cơ thể như tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa… Vitamin và khoáng chất trong chè xanh có tác dụng thúc đẩy quá trình thay da, tránh khô nứt da. Dùng lá chè xanh ngâm chân sẽ phòng ngừa những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và giúp đôi chân có mùi thơm của chè.

Cách dùng lá chè xanh ngâm chân cũng rất đơn giản. Bạn lấy lá chè rửa sạch, cho vào đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều chỉnh cho nhiệt độ nước xuống khoảng 40 độ. Sau đó, bạn có thể ngâm chân từ 15 – 20 phút.

Cách dùng chè ngâm rượu chữa sâu răng

Ngoài việc uống chè để trị sâu răng, bạn còn có thể dùng chè ngâm rượu chữa sâu răng. Bởi nồng độ cồn trong rượu có thể sát khuẩn vô cùng hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng, làm chậm quá trình lây lan.

Bạn dùng 0.5g chè khô cho vào lọ thủy tinh đang chứa nửa lít rượu trắng có độ cồn vừa phải (khoảng 20 độ). Sau đó, ngâm trong khoảng 1 ngày để tinh chất có trong chè hoà tan vào rượu. Với hỗn hợp vừa thu được, bạn lọc thành 2 phần, phần xác chè và phần nước rượu sau khi ngâm chè. Cả 2 phần này đều có tác dụng chữa đau răng sâu rất tốt.

Cách sử dụng:

  • Với xác chè, bạn có thể đắp trực tiếp lên vết sâu mỗi khi răng sâu bị đau nhức, khó chịu. Ngậm chặt khoảng 5 phút rồi nhả ra ngoài. Tinh chất trong chè kết hợp với rượu trắng sẽ giúp răng giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện nhiều lần nếu răng vẫn còn sưng đau.
  • Với nước chè ngâm rượu, bạn có thể dùng để ngậm mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần ngậm từ 2 – 3 phút rồi nhả ra ngoài. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp tình trạng răng sâu giảm đau nhức hiệu quả. Vết sâu được sạch khuẩn nên không bị lây lan rộng hơn.


Xem thêm: Công dụng của nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư, chữa bệnh gan và các bệnh nan y – Báo VnExpress.Nấm lim xanh chữa bệnh gì và nấm lim xanh có tác dụng gì. Công dụng nấm lim xanh điều trị các bệnh mãn tính: chữa huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, xơ gan nhiễm mỡ và men gan cao, giải độc gan.

Cách dùng trà xanh làm đẹp

Không chỉ là thức uống với hàm lượng dinh dưỡng cao, trà xanh còn là một trong những nguyên liệu làm đẹp được rất nhiều người sử dụng. Trà xanh là hỗn hợp của các chất dinh dưỡng và các chất chống lại quá trình oxy hoá, bổ sung một nguồn năng lượng mạnh mẽ cho sức khoẻ cũng như nhan sắc của bạn. Tổng hợp các cách sử dụng trà xanh để làm đẹp như sau:

Cách dùng trà xanh làm đẹp da
  • Mặt nạ trà xanh se lỗ chất lông: Nước trà khiến lỗ chân lông nhỏ hơn nhờ axit có trong chanh. Bạn pha 2 muỗng canh nước trà xanh với nửa muỗng cà phê, nước cốt chanh tươi và một nhúm bột nghệ. Trộn đều, thoa lên mặt bằng bông gòn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
  • Tẩy da chết: Trộn 3 muỗng trà xanh pha hoặc 1 ruột trà xanh túi lọc với 1 muỗng cà phê kem dưỡng và 1 muỗng cà phê đường. Sau đó thoa lên da trong vòng tròn nhỏ, chà nhẹ để lấy đi các tế bào da chết.
  • Trị da cháy nắng: Pha trà xanh với lô hội, để trong ngăn mát tủ lạnh. Nhúng mặt nạ khô vào hỗn hợp, đắp lên mặt để làm dịu cháy nắng trong 15 phút. Sau đó bạn rửa mặt lại bằng nước mát.
  • Chống mụn: Pha khoảng 1 chén trà xanh với 2 giọt tinh dầu trà và 2 giọt tinh dầu lavender. Bạn đổ hỗn hợp này vào khay làm đá. Mỗi khi rửa mặt xong bạn dùng đá này để mát xa lên mặt, chú ý ở những khu vực da mụn.
  • Trà xanh chữa thâm mắt: Dùng 2 túi trà xanh đã sử dụng ngâm trong nước cà phê lạnh hoặc để trong ngăn mát. Sau đó, bạn đặt nó trên đôi mắt của bạn trong 20 phút. Cái lạnh sẽ làm dịu và phục hồi vùng mắt, caffeine có thể giảm bớt sưng.

CÁCH DÙNG TRÀ XANH
Cách dùng trà xanh dưỡng tóc
  • Dầu xả trà xanh: Để tóc thêm mượt mà và sáng bóng, bạn pha 2 túi trà trong 3 chén nước nóng. Hỗn hợp để nguội và sử dụng như loại nước xả cuối.
  • Trị gàu: Lấy 2 cốc trà xanh đun với 1 trái chanh cả vỏ và 4 muỗng canh dầu dừa. Đun nóng hỗn hợp hai phút trên bếp, sau đó để cho nó nguội hẳn. Bạn bôi hỗn hợp bằng cách thấm hỗn hợp vào bông chà khắp da đầu, sau đó xoa bóp với ngón tay. Tiếp tục để hỗn hợp trên tóc trong 45 phút sau đó rửa sạch bằng dầu gội trị gàu.
  • Dưỡng ẩm: Sau khi ngâm 2 túi trà xanh trong 1 cốc nước nóng, thêm 1 muỗng canh dầu dừa và 1 muỗng canh mật ong. Trộn đều và sau đó bôi đều lên tóc và da đầu, để nguyên hỗn hợp đó trên tóc 30 phút. Rửa sạch và da đầu cùng tóc sẽ được cung cấp độ ẩm.
Cách dùng trà xanh giảm cân

Đối với những người thừa cân, béo phì, trà xanh là một trong những thức uống nên duy trì hàng ngày. Một chế độ luyện tập khoa học, một khẩu phần ăn hợp lý cùng 3 – 4 ly trà xanh mỗi ngày giúp bạn rút ngắn thời gian giảm béo. Trà xanh có thể giúp cơ thể đốt cháy 100 đơn vị calo mỗi ngày.

Cách uống trà xanh cho người thừa cân là cho 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm hoặc đun lên để uống. Ngoài ra, để giảm giảm cân bằng nước trà xanh, bạn hãy chế trà xanh kết hợp với chanh. Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng. Khi thức dậy và sau khi đã ăn sáng ít nhất 30 phút tới một giờ vì sau một đêm dài đã làm cơ thể tiêu hao một lượng nước đáng kể.

Uống trà xanh lưu ý gì?

Nếu uống trà khi đói, trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài ra, uống trà xanh cần tránh những điểm sau:

  • Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
  • Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
  • Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
  • Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.
  • Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
  • Tránh uống nước trà đã để qua đêm.
  • Tránh uống trà trước khi đi ngủ: Nước trà gây nên tình trạng mất ngủ.
  • Tránh uống trà quá đặc: Trà đặc sẽ đẩy sự hưng phấn của cơ thể bạn lên quá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch và thần kinh.

Trà xanh nên uống với liều lượng hợp lý để tránh tác dụng phụ

Giá trà xanh bao nhiêu tiền 1 kg?

Giá trà xanh bán buôn dao động từ 250 – 700 nghìn đồng/kg chè búp khô. Tùy thuộc vào thời điểm trong năm, giá trà xanh có những biến động khác nhau. Ngoài ra, giá tà xanh còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thổ nhưỡng, cách chế biến. Chè đã qua chế biến làm tăng hương vị sẽ có giá thành cao hơn chè nguyên liệu.

Giá 1kg trà xanh chung trên thị trường

Để biết giá chính xác lá trà xanh rất khó. Giá trà xanh phụ thuộc rất nhiều vào thổ nhưỡng, thời tiết. Nếu thời tiết khô hạn, sản lượng trà xanh thấp thì giá bán trên thị trường sẽ cao. Nếu màu mưa, thời tiết thuận lợi cho lá trà xanh sinh sôi thì sản lượng tốt và ổn định nên giá lá trà xanh thấp.

Ngoài ra giá lá trà xanh còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người mua. Mỗi người mua về với mục đích khác nhau sẽ lựa chọn cho mình một loại lá trà phù hợp từ lá trà xanh già đến non, trà xanh cành hay trà búp. Điểm qua giá trà xanh tại 2 vùng trồng chè lớn của Việt Nam như sau:

Tại Thái Nguyên:

  • Giá chè cành nguyên liệu có chất lượng cao: 185.000 đồng/kg
  • Giá chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1): 135.000 đồng/kg
  • Giá chè xanh búp khô: 100.000 đồng/kg.

Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng:

  • Giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1: 8.000 đồng/kg
  • Giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen: 4.000 đồng/kg.

Giá chè Thái Nguyên bao nhiêu tiền 1kg?

Với những sản phẩm chè đã qua sơ chế, chế biến để làm giàu hương vị sẽ có giá cao hơn chè nguyên liệu. Chè thành phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn, hương vị phong phú và an toàn với người dùng. Tham khảo bảng giá chè Thái Nguyên như sau:

Chè Thái Nguyên đặc biệt  190.000đồng/kg
Chè Tân Cương Lộc xuân  280.000đồng/kg
Chè Tân Cương Nhất phẩm  380.000đồng/kg
Chè Tân Cương Khang Thái  540.000đồng/kg
Chè Tân Cương Long Ẩm  750.000đồng/kg
Chè ướp bông sen  35.000đồng/kg
Chè ướp sen Hồ Tây  7.000.000đồng/kg

Mua trà xanh ở đâu?

Trà xanh được coi là thức uống phổ biến nhất của người Việt. Tuy nhiên, gần đây, có một số đơn vị sản xuất, kinh doanh chè đã vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, pha trộn các tạp chất có hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, bạn nên cân nhắc những địa chỉ mua chè uy tín, chính hãng.

Lựa chọn các địa chỉ bán trà xanh uy tín

Hiện nay, trên thị trường có nhiều địa điểm bán trà xanh tươi – khô. Có nhiều tiệm tạp hóa, tiệm bán hàng nhỏ lẻ cũng có mặt hàng này. Tuy nhiên, không phải địa điểm bán nào cũng có chè xanh đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng. Việc lựa chọn địa chỉ bán hàng uy tín sẽ đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Nguồn gốc sản phẩm rõ ràng
  • Giá cả niêm yết
  • Chè có chất lượng tốt, hương vị đảm bảo, không bị ẩm mốc
  • Hương vị phong phú
  • Không sử dụng chất bảo quản hay pha tạp chất.

Phân biệt chè xanh thật – giả

Không khó để chọn được sản phẩm từ chè tự nhiên ngon và sạch, an toàn với sức khỏe. Dựa vào hình thức, mùi vị chè, bạn có thể phân biệt được chè xanh thật và giả. Người tiêu dùng tham khảo những cách phân biệt sau để có thể chọn những loại chè ngon.

Phân biệt chè thật qua hình thức

Khi đi mua chè, người tiêu dùng có thể nhận thấy chè sạch có bao bì, nhãn mác, đăng ký chất lượng và được cung cấp bởi các thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Gói chè sạch phải đảm bảo các yếu tố về cảm quan như sau:

  • Gói chè sạch sẽ, có mác nguồn gốc chè rõ ràng. Búp chè lành, đẹp, có màu sắc xanh tự nhiên của chè.
  • Chè bẩn thì thường không có nguồn gốc xuất xứ. Chè thường vỡ, cánh chè có màu vàng hoặc nâu xỉn. Cánh chè nếu không vỡ thì thường dài.
Phân biệt chè thật – giả khi pha trà

Nếu khi đổ nước tráng rửa vào ấm, bạn nhận thấy nước vẫn có màu trắng của nước sôi thì đó là chè ngon, chè sạch vì không bị trộn tạp chất. Ngược lại, ngay khi vừa đổ nước sôi vào, chè đã chuyển màu rất nhanh trong 2 – 3 giây đầu là chè đã bị lẫn tạp chất, các thành phần nhuộm, phụ gia và nhiều loại chất nguy hại khác.

Khi rót chè vào chén để uống, chúng ta có thể trông thấy các chất cặn đóng dưới đáy chén. Trong khi đó, các loại chè ngon, chè sạch không hề có cặn. Chè sạch sẽ có màu sắc nước tự nhiên, có ánh vàng, ít cặn, bã chè sẽ không có sạn. Còn với chè trộn tạp chất, màu nước sẽ khác thường, nhiều cặn, bã chè có nhớt và sạn.

Phân biệt chè thật – giả qua mùi vị

Tuỳ giống cây trà khác nhau mà tạo thành nước màu xanh, màu vàng hoặc màu hơi đỏ. Tuy nhiên, nước trà trong, màu nước chuyển màu rất lâu (thường là khoảng 10h).

Trà sạch thì khi uống mới đầu có vị chát và sau đó mới xuất hiện vị ngọt ở nơi cổ họng (hay còn gọi là tiền chát hậu ngọt). Vị ngọt này thể hiện chất dinh dưỡng của chè. Đặc biệt là chất tanin có trong chè càng cao thì càng chứng tỏ chè có phẩm chất tốt.

Nếu nước trà bị đục, nhiều cặn, có vị chát hơi đắng, khé cổ thì đó là chè bẩn. Nước trà bẩn để khoảng 2 – 3h sẽ chuyển sang màu sẫm, đặc, nổi váng và có màu đen kết lại trên thành chén. Các loại chè không nhãn mác thì khi uống có vị ngọt lợ ở lưỡi. Nếu mức độ thuốc bảo vệ thực vật nhiều thì sau khi uống sẽ có cảm giác hơi đau bụng.

Xem thêm: Trà xanh có thực sự phòng chống được ung thư? – Báo Dân Trí

Địa chỉ bán trà xanh trên toàn quốc

Trên cả nước có nhiều địa chỉ bán trà xanh đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ bán trà xanh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dưới đây:

  • Tây Sơn,Đống Đa – Hà Nội.
  • Số 32A Tôn Đức Thắng – Hà Nội.
  • Số 125 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội.
  • Số 2 ngõ 31/26 Trần Quốc Hoàn – Cầu Giấy – Hà Nội.
  • Số 36 Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy – Hà Nội.
  • Số 27 Nguyễn Ngọc Nại – Thanh Xuân – Hà Nội.
  • Số 1/14 Nguyễn Văn Vĩnh – Phường 4 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh.
  • Số 288A3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.
  • Số 575 Hoàng Văn Thụ – Phường 4 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh.
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version