Thế giới có khoảng hơn 200 triệu người mắc bệnh viêm gan C, trong đó mỗi năm có thêm 3 – 4 triệu người mắc mới. Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm, việc khó phát hiện bệnh và khả năng đáp ứng thuốc cho các nhóm dân cư khác nhau là trở ngại lớn nhất khi điều trị viêm gan C
Bệnh viêm gan C khó phát hiện
Những khó khăn khi điều trị viêm gan C chính là bệnh khó phát hiện, ít hoặc không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Khoảng 60% bệnh nhân nhiễm viêm gan C không có triệu chứng; 39% có triệu chứng đau bụng, đau khớp, chán ăn, buồn nôn và các triệu chứng khác giống với bệnh cảm cúm. Chỉ 1% bệnh nhân còn lại nhiễm viêm gan C nhưng có dấu hiệu rõ ràng hơn như vàng da, vàng mắt hay nước tiểu sẫm màu.
Do không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nên người bệnh thường không biết mình đã mắc viêm gan C. 85% người bệnh chuyển sang mắc viêm gan C mạn tính và chỉ 15% còn lại có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì viêm gan C mạn tính rất dễ diễn biến thành xơ gan hay bệnh ung thư gan.
Hiệu quả điều trị viêm gan C khá dao động
Do người bệnh nhiễm viêm gan C ở các tuýp gen khác nhau, khả năng đáp ứng thuốc điều trị viêm gan C khác nhau nên hiệu quả điều trị khá dao động.
Liệu trình Interferon ngắn hạn khiến nồng độ men ALT và HCV trong huyết thanh giảm, từ đó giảm tình trạng viêm gan. Tuy nhiên, liệu trình không diệt trừ virus gây bệnh nên phần lớn bệnh nhân đều tái phát khi ngừng thuốc. Do vậy, liệu pháp Peg – Interferon kết hợp cùng Ribarvirin được áp dụng, đem lại hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Peg – Interferon là sự phối hợp giữa Polynethylen Glycol và Interferon. Liệu pháp làm thanh thải thuốc chậm hơn, phơi nhiễm kéo dài với nồng độ cao nên chỉ được sử dụng 1 lần/ tuần.
Có hai loại Peg – Interferon là Peg – Interferon α – 2a và Peg – Interferon α – 2b có tỷ lệ trị bệnh dao động trên 36% tùy theo genotype. Hai loại Peg – Interferon khác nhau ở trọng lượng phân tử nên việc tính liều lượng điều trị sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân.
Các tác dụng phụ không mong muốn kèm theo có thể xuất hiện như mệt, sốt, ớn lạnh, trầm cảm, thiếu máu, phát ban, giảm bạch cầu trung tính,… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường ở mức độ trung bình và nhẹ.
Peg – Interferon kết hợp với Ribarvirin cho hiệu quả điều trị cao hơn. Ribarvirin là một chất tương tự guanosine, có phổ hoạt tính rộng chống virus viêm gan C.
Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Ribarvirin cần nhiều tuần để thanh thải bởi chúng có thời gian bán thải là 44 – 49 giờ sau liều đầu tiên và sẽ càng kéo dài khi sử dụng lâu. Thanh thải Ribavirin giảm ở bệnh nhân suy thận nên không dùng phương pháp này ở bệnh nhân có độ thành thải creatinin < 50ml/ phút.
Không dùng Peg – Interferon hoặc Ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính, bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu, thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi. Cẩn trọng khi dùng với bệnh nhân bị thiếu máu 3 dòng, rối loạn thần kinh, co giật.
Hiện nay, hướng điều trị mới mang lại kết quả cao hơn đó là kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc ức chế men protease (telaprevir kết hợp với Peg – Interferon hoặc Ribavirin), thuốc ức chế polymerase (valopicitabine), thuốc interferon mới (albinterferon α – 2b phối hợp với ribavirin), interferon tái tổ hợp omega, taribavirin.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang