Hỏi: Gần đây, tôi có đi khám sức khoẻ định kỳ bằng bảo hiểm y tế của công ty, lần này nhân viên nữ được làm thêm xét nghiệm PAP để tầm soát ung thư cổ tử cung. Chúng tôi rất vui nhưng hơi thắc mắc sao xét nghiệm để phát hiện ung thư lại dễ dàng và miễn phí như vậy?
Trả lời
PAP là xét nghiệm đã được ứng dụng từ rất lâu, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh phụ khoa. Xét nghiệm PAP được thực hiện rất đơn giản, việc lấy mẫu khá dễ dàng nên có thể làm thường xuyên ngay tại phòng khám. Ngoài ra, PAP có thể làm hàng loạt khi đi khám sức khoẻ do chi phí của xét nghiệm rất rẻ, trong khi nó lại có thể tìm ra được tế bào ác tính.
PAP smear hay còn gọi là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung âm đạo được một người Hy Lạp có tên Papanicolaou phát minh năm 1939. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào trên bề mặt tử cung âm đạo sau đó phết lên tấm kính để quan sát bằng kính hiển vi và đưa ra chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào bệnh học. Trên bề mặt cổ tử cung và thành âm đạo bao giờ cũng có các tế bào bong tróc tự do hoặc dùng que chuyên dùng Spatula phết khỏi lớp biểu mô phủ bề mặt nhưng vẫn nằm trong lớp dịch sinh lý của cơ thể nên vẫn giữ nguyên hình dáng đủ để chẩn đoán hình thái học tế bào.
Nếu như các kỹ thuật chiếu chụp chỉ xác định được mật độ, kích thước của khối u thì PAP smear lại giúp xác định được loại tế bào ung thư. Ngày nay, kỹ thuật cố định nhuộm màu tiêu bản đã được cải tiến đáng kể. Các cơ sở lớn còn có máy nhuộm tiêu bản tự động cho ra các tiêu bản rất đẹp, loại bỏ được cặn bẩn của cách nhuộm thủ công, giúp bác sĩ quan sát được rõ ràng, loại trừ hình ảnh giả dễ gây nhầm lẫn khi soi kính hiển vi.
Tuy nhiên, PAP smear có đưa ra kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác hay không còn phụ thuộc một phần vào kỹ thuật viên có lấy mẫu và đọc kính hiển vi đúng hay không. Nếu lấy mẫu không đúng vị trí tổn thương có thể cho kết quả âm tính giả, tuy nhiên trường hợp này rất ít khi xảy ra.
Người quyết định độ chính xác của xét nghiệm PAP smear là bác sĩ chẩn đoán tế bào học, vì thông thường nếu thấy có tổn thương, bao giờ các bác sĩ cũng hội chẩn tại chỗ hoặc làm xét nghiệm lần hai để đưa ra kết luận chắc chắn do không được phép nhầm khi kết luận bệnh ung thư.
Theo Báo Lao động
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang