Bệnh vảy nến do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tâm lý bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến được cho là rối loạn hệ thống miễn dịch, ở người bình thường, tế bào da trưởng thành và chết đi trong khoảng 18-20 ngày. Tuy nhiên, ở bệnh nhân vảy nến, chu kỳ này chỉ kéo dài trong 3-4 ngày. Do đó, các tế bào da chết không rụng đi bám thành mảng trên bề mặt da, khi cạo bong ra như sáp nến.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Bên cạnh sự xuất hiện các vùng da tổn thương màu đỏ, có lớp vảy sừng màu trắng phủ bề mặt, một số biểu hiện của vảy nến khác có thể kể đến như: móng tay, móng chân trở nên xù xì, giòn, dễ gãy, sưng, đau và biến dạng các khớp (vảy nến thể móng khớp), xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (thể mụn mủ), hoặc làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (thể đỏ da toàn thân)…
Bệnh vảy nến còn gây ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng da tổn thương do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, khiến bệnh nhân phải cào gãi nên rất dễ nhiễm khuẩn, khiến tình trạng bệnh có thể nặng hơn.
Bị ngứa do bệnh vảy nến điều trị thế nào?
Câu hỏi được rất nhiều người, nhất là bệnh nhân vảy nến quan tâm đó là điều trị thế nào khi bị ngứa do bệnh vảy nến?
Thực tế, có nhiều phương pháp điều trị vảy nến tùy theo diễn biến bệnh. Phương pháp đơn giản nhất để làm giảm ngứa ở người bị vảy nến là nên giữ ẩm da: Đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
Ngoài ra, một số các phương pháp điều trị vảy nến khác người bệnh có thể áp dụng: sử dụng sản phẩm làm ẩm, bong vảy thoa tại chỗ (đặc biệt là các loại kem bôi ngoài thảo dược) như: Explaq, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc chống trầm cảm… Hay sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng (giúp chống tự miễn) và các dược thảo khác có tác dụng chống viêm, giảm đau rát, phục hồi, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế đặc hiệu, chỉ tác động tới các tế bào miễn dịch bất thường, từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong vảy… và ngăn chặn vảy nến tái phát.
Trường hợp bị ngứa do bệnh vảy nến nặng hơn, các triệu chứng khó chịu hơn, người bệnh cần dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, nâng cao sức khỏe, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng là những cách kiểm soát các triệu chứng của vảy nến rất hiệu quả.
Theo Dân trí
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang