Thành phần dinh dưỡng trong nấm gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại nấm với thành phần khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau.
Các thành phần dinh dưỡng trong nấm
Thành phần dinh dưỡng trong nấm gồm nhiều chất bổ, có lợi cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong nấm là: protein, acid nucleic, lipid, carbohydrate, cellulose, vitamin và khoáng chất.
Protein trong nấm
Protein không thể thiếu trong sự sống con người. Nó cũng là một thành phần dinh dưỡng trong nấm. Hoạt động của các enzym trong cơ thể cũng có bản chất là protein. Chất kích thích có tác dụng điều tiết quá trình trao đổi chất là protein hoặc dẫn xuất của protein. Các hoạt động co duỗi của cơ chính do protein tạo thành. Các phản ứng miễn dịch của cơ thể đều nhờ có protein mà thực hiện được. Protein từ nấm rất an toàn. Nó không chứa cholesterol như protein từ động vật.
Nấm ăn thơm, ngon là do protein trong nấm gồm nhiều acid amin tự do và những hợp chất thơm đặc thù đặc thù từng loại nấm. Trong nấm có khoảng 17 – 19 loại acid amin. Trong đó có đủ 9 loại acid amin không thay thế: isoleucin, leucin, lysine, methionin, phennylalnin, threonin, valin, tryp-tophan, histidin. Hàm lượng đạm của nấm chỉ đứng sau thịt và sữa, cao hơn các loại rau cải, ngũ cốc.
Acid nucleic là thành phần dinh dưỡng trong nấm
Acid nucleic là một thành phần dinh dưỡng trong nấm. Nó có tác dụng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản của sinh vật và là vật chất cơ bản của di truyền. Trong nấm mỡ, nấm rơm, nấm bào ngư, hàm lượng acid nucleic đạt tới 5,4 – 8,8% trọng lượng khô. Theo tài liệu của Liên hợp quốc (1970) mỗi ngày một người trưởng thành cần khoảng 4 gam acid nucleic. Vì vậy, ăn nấm tươi là nguồn cung cấp acid nucleic rất tốt cho cơ thể.
Lipid là một chất dinh dưỡng trong nấm
Hàm lượng chất béo thô có trong nấm ăn dao động từ 1 – 20% trọng lượng khô của nấm. Các acid béo không no trong nấm là: mono-glyceride, di-glyceride và tri-glyceride, sterol, sterol ester, photpholipide (Holtz và Schider 1971).
Carbohydrate và cellulose trong nấm
Tổng lượng carbohydrate và cellulose chiếm khoảng 51 – 88% trọng lượng nấm tươi và khoảng 4 – 20% trên trọng lượng khô của nấm. Polysaccharide tan trong nước từ quả thể nấm có tác dụng chống ung thư rất tốt. Cellulose của nấm có tác dụng chống lại sự kết lắng của muối mật và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Nhờ đó, nấm giúp phòng bệnh sỏi mật và huyết áp cao.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là những thành phần dinh dưỡng trong nấm ăn. Nhờ có vitamin và khoáng chất mà nấm có tác dụng với hệ thần kinh và tiêu hóa.
Vitamin có nhiều trong các loại nấm
Thành phần dinh dưỡng trong nấm bao gồm nguồn vitamin phong phú. Các vitamin là: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid ascorbic (vitaminC), pyridoxine (B6), cobalamin (B12)…
Khoáng chất trong nấm có tác dụng cho hệ thần kinh
Hàm lượng chất khoáng trong nấm dao động từ 3 – 10%. Các loại nấm mọc trên rơm rạ chứa ít chất khoáng hơn những loại nấm sống trên thân gỗ. Thành phần khoáng chủ yếu trong nấm là photpho, natri và kali, rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh.
Giá trị dinh dưỡng của các loại nấm
Có rất nhiều loại nấm khác nhau. Mỗi loại lại có thành phần dinh dưỡng trong nấm khác nhau. Vì thế, công dụng của mỗi loại nấm cũng khác nhau.
Công dụng của nấm lim xanh
Theo các kết quả nghiên cứu, nấm lim xanh chứa nhiều axit amin, protein, alkaloid, coumarin, steroid, triterpenes, mannitol, carbohydrate, vitamin B2, vitamin C, lacton và các enzym, axit stearic, axit fumaric, acid benzoic. Các chất này có tác dụng chống mệt mỏi, hồi hộp, mất ngủ, đau đầu chóng mặt, ho suyễn, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Thành phần dinh dưỡng trong nấm lim xanh có chứa hàm lượng cao chất gecmani, làm tăng khả năng hấp thụ oxy của cơ thể cao lên 1,5 lần. Vì vậy, nó thúc đẩy sự trao đổi chất và có tác dụng chống lão hóa. Từ đó, nấm kích thích quá trình tái tạo các tế bào da mới, giảm thiểu các bệnh về da liễu, ngăn chặn sự hình thành các nếp nhăn.
Hoạt chất Polysaccharides có trong trong nấm lim xanh giúp điều chỉnh khả năng miễn dịch. Vì thế, nấm có tác dụng chống ung thư, khối u và bảo vệ gan. Nấm lim xanh chứa germanium hữu cơ, giúp điều hòa miễn dịch.
Tác dụng của nấm sò (bào ngư)
Thành phần dinh dưỡng trong nấm sò chứa polysaccharides chống lại các tế bào khối u. Axit taurine có thể hòa tan cholesterol, giúp tiêu hóa và hấp thu chất béo. Nấm sò giúp điều trị các chứng rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng mãn kinh ở nữ giới.
Nấm rơm có tác dụng giải độc
Trong tất cả các loại nấm, nấm rơm được xem là thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao nhất. Vì thế, nó có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải độc, giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng như chì, asen thông qua quá trình bài tiết ra đường nước tiểu.
Nấm kim châm tốt cho não
Nấm kim châm với những tác dụng đặc biệt với não nên còn được gọi với nhiều tên khác như nấm thông minh, nấm ích não… Không chỉ thế, thành phần dinh dưỡng trong nấm kim châm còn có lysine, giúp tăng cường phát triển não và trí tuệ của trẻ em.
Nấm hương giúp bổ sung canxi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin D trong nấm cao hơn 20 lần so với đậu tương, 8 lần so với rong biển. Ăn nấm hương sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, ngăn ngừa loãng xương.
Nấm mỡ (song bào) có tác dụng bổ sung kẽm
Nấm mỡ có ưu thế đặc biệt nhất là lượng kẽm cao. Đây là nguyên tố vi lượng quan trọng, đặc biệt cần thiết cho cơ thể con người. Nếu thiếu kẽm sẽ hạn chế phát triển tầm vóc của cơ thể, thiếu hụt kẽm còn hạn chế tăng trưởng hệ thần kinh và não bộ.
Thiếu kẽm còn có nguy cơ gây nên các rối loạn chức năng sinh lý. Vì vậy, nấm mỡ luôn được nhiều chuyên gia ẩm thực khuyên bạn nên ăn thường xuyên.
Mộc nhĩ giúp nhuận tràng, ẩm da
Mộc nhĩ cũng thuộc họ nấm, chứa các chất xơ hòa tan và có khả năng giữ nước rất tốt. Thường xuyên ăn mộc nhĩ giúp khoang miệng và cổ họng không bị khô, rát, tránh và giảm triệu chứng táo bón.
Nấm đùi gà có khả năng hạ đường huyết
Nấm đùi gà có hương vị thơm ngon như hạnh nhân. Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng trong nấm đùi gà rất giàu chất xơ, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, vitamin và axit amin. Nhờ đó, nó có hiệu quả lớn trong việc làm giảm đường huyết sau ăn.
Xem thêm: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/563852/gia-tri-dinh-duong-cua-nam-tuoi-va-cach-bao-quan
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang