Cà chua là gì? Tác dụng và cách dùng quả cà chua chữa bệnh gì: Tim mạch, tiểu đường,… Cách dùng cà chua tốt, tránh tác dụng phụ, tác hại của cà chua. Cách sử dụng cà chua chế biến, ép lấy nước, bảo quản. Giá cà chua bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh quả cà chua và cách phân biệt cà chua thật giả.
Cà chua là gì?
Cà chua là loại quả thuộc họ Cà (Solanaceae), tên khoa học của chúng là Solanum lycopersicum.
Cà chua được xem là một loại thực phẩm phổ biến. Loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên rất được ưa chuộng.
Đặc điểm của cà chua
Cây của chúng thường cao từ 1 – 3m, cây phát triển theo nhiều kiểu khác nhau như mọc đứng, bò dưới đất hoặc dạng dây leo lên thân cây khác hoặc dàn. Quả này thường được trồng quanh năm ở các vùng có khí hậu ôn đới.
Bộ phận được sử dụng chủ yếu của loại cây này là quả. Quả khi còn non có dạng hình tròn hoặc hình trứng, màu xanh lá. Khi chín, quả ngả dần từ màu vàng sang màu đỏ tươi. Quả có nhiều hạt, quanh hạt có màng nhầy, vị chua nhẹ.
Cà chua có rất nhiều loại như: Thân gỗ, bi, lê vàng,… nhưng loại quả to, màu đỏ vẫn là loại phổ biến nhất.
Thành phần dược tính trong quả cà chua
Nước chiếm hàm lượng lớn trong thành phần của quả, khoảng 95%. Phần còn lại chủ yếu là các carbohydrate và chất xơ.
Carbohydrate
Hoạt chất carbohydrate chiếm khoảng 4% khối lượng của quả. Tuy nhiên, 70% trong số đó là các loại đường đơn như glucose, fructose.
Chất xơ
Lượng chất xơ trung bình trong mỗi quả là 1,5g. Phần lớn (khoảng 87%) chất xơ trong đó không hòa tan, điển hình là chất lignin, cellulose, hemicellulose.
Vitamin và khoáng chất
- Vitamin C: Hàm lượng vitamin C trong 1 quả cỡ vừa là 28%, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa rất tốt.
- Kali: Đây là một loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, có lợi cho việc kiểm soát, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Vitamin K1 (phylloquinone): Hoạt chất này có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu.
- Folate (B9): Đây là một loại vitamin nhóm B có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào, giúp mô tế bào phát triển bình thường. Hoạt chất này đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
Hợp chất thực vật
- Lycopene: Chất chống oxy hóa và sắc tố đỏ
- Beta – carotene: Chất chống oxy hóa màu vàng, có tác dụng chuyển đổi vitamin A trong cơ thể.
- Naringenin: Tìm thấy nhiều trong vỏ cà chua, có tác dụng giảm sưng, chống viêm.
- Axit chlorogenic: Chất làm giảm huyết áp.
- Lycopene: Chất này có tác dụng tác thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tác dụng của quả cà chua
Loại quả này không những là thực phẩm bổ dưỡng mà các thành phần dược tính trong nó còn có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh.
Tác dụng của quả cà chua tốt cho tim mạch
Theo một số nghiên cứu khoa học, khi con người bước vào tuổi trung niên thì hàm lượng lycopene và beta-carotene trong máu giảm xuống rất thấp. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ, nhất là ở nam giới.
Trong loại quả này có chứa rất nhiều lycopene, các chất chống oxy hóa, giảm sưng viêm nên nó có tác dụng bảo vệ lớp trong của thành mạch máu, giảm nguy cơ đông máu, bảo vệ tim. Sử dụng loại quả này thường xuyên sẽ ngăn ngừa được nguy cơ đột quỵ.
Tác dụng của quả cà chua trong việc phòng chống bệnh ung thư, tiểu đường, sỏi thận
Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Đây là loại quả giàu chất xơ, alpha-tomatine, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe của ruột già, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, alpha-tomatine còn có khả năng thay đổi hoạt động trao đổi chất trong việc phát triển của các tế bào ung thư.
Giảm nguy cơ ung thư vú
Loại quả này có hàm lượng cao các chất beta-carotene, alpha-carotene, lycopene giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Đối với bệnh tiểu đường
Chất lycopene có nhiều trong quả giúp khôi phục lại sự cân bằng sinh hóa cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, bàng quang
Bổ sung loại quả này trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ tăng cường các chất khử trùng, ngăn ngừa sự tồn tại của sỏi thận, sỏi bàng quang.
Tác dụng của quả cà chua đối với hệ tiêu hóa, miễn dịch, làm đẹp
Hệ miễn dịch
Cà chua cung cấp cho cơ thể hàm lượng lớn các vitamin tự nhiên và khoáng chất như: Vitamin A, K, B1, B5, B6, C, kali, sắc, crom, phốt pho,… giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Hệ tiêu hóa
Các hoạt chất axit citric, axit malic, pectin có tác dụng thúc đẩy hoạt động của dạ dày và ruột non, ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón.
Làm đẹp
- Các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa mụn, giảm tổn thương trên da.
- Nước ép từ loại quả này rất giàu vitamin K, uống loại nước này thường xuyên sẽ giúp mái tóc luôn dày, mượt.
- Sử dụng quả này trong bữa ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đốt cháy calo, mỡ thừa trong cơ thể.
Cách sử dụng cà chua
Đây là một loại quả dùng để làm thực phẩm rất thông dụng, nên cách sử dụng nó cũng khá dễ dàng. Cùng tham khảo những cách dùng dưới đây để tận dụng hết những giá trị của loại quả này.
Cách sử dụng cà chua chữa bệnh
Chữa mụn nhọt, lở loét
- Lấy thân cây cà chua rửa sạch, giã nát cùng với vài hạt muối để đắp lên phần da bị tổn thương, sau đó băng lại. Ngày đắp 2 – 3 lần.
- Nấu quả này với mỡ đến khi bốc hết hơi nước rồi dùng hỗn hợp đó để bôi lên những vết mụn nhọt, lở loét.
Chữa bệnh sốt cao
- Dùng loại quả này sắc với nước uống thay nước hàng ngày.
- Ép quả lấy nước uống hoặc ép chung với các loại hoa quả khác như cam , dưa hấu, uống 3 lần/ngày.
Chữa tăng huyết áp
Ăn 1 – 2 quả cà chua vào buổi sáng sớm, lúc bụng còn đói. Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày sau đó nghỉ 3 ngày rồi mới tiếp tục.
Chữa chảy máu chân răng
Mỗi ngày ăn sống khoảng 1 – 2 quả chín, ăn liền trong 2 tuần sẽ có kết quả tốt.
Cách sử dụng cà chua trong ẩm thực
- Cà chua thường được dùng trong chế biến món ăn giúp tăng hương vị cho các món quen thuộc như: Canh chua, làm nước sốt cho món thịt, cá,…
- Cà chua ăn sống có vị ngọt thanh, chua nhẹ và mát nên trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong các món salad.
Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-loi-ich-ky-dieu-tu-qua-ca-chua-20171016141113168.htm
Hình ảnh quả cà chua
Tác dụng phụ của cà chua
Đây là một loại thực phẩm lành tính, tuy nhiên, khi sử dụng loại này quá nhiều sẽ rất đến một số tác dụng phụ như:
- Ợ nóng, trào ngược dạ dày
- Không hấp thụ được thức ăn, lâu dần dẫn đến bệnh về dạ dày, bí khí.
- Dư thừa lượng natri trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ loãng xương và biến chứng về tim mạch.
- Mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể
Xem thêm video về loại quả này:
Những đối tượng không sử dụng được cà chua
Những người mắc bệnh hoặc có những triệu chứng sau đây tuyệt đối không nên sử dụng quả này, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Bị bệnh gout: Vitamin C có trong loại quả này khi kết hợp với axit uric trong máu người bệnh sẽ kết tủa, gây đau nhức.
- Sỏi thận: Những người bị bệnh này chỉ nên dùng cà chua khi cần thiết với lượng nhỏ. Bởi vì, vitamin C trong quả này gây ra hiện tượng co thắt túi mật, khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Bệnh thận: Trong loại quả này rất giàu kali nên có thể làm tăng gánh nặng lọc cho thận, làm suy giảm thận.
- Người hay lạnh bụng, chướng bụng, khó tiêu.
Giá của quả cà chua
Loại quả này đang được bán trên thị trường với giá từ 15.000đ – 30.000đ/kg. Tuy nhiên, khi vào chính vụ thì giá của loại thực phẩm này giảm xuống rất nhiều, chỉ khoảng 10.000đ/kg.
Đây là loại quả dễ bị phun thuốc kích thích tăng trưởng nhất. Bên cạnh đó, hàm lượng các chất phân bón hóa học đọng trên vỏ quả rất nhiều. Vì vậy, cần tìm mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang