Tinh dầu bạc hà là gì và công dụng của tinh dầu bạc hà chữa bệnh gì: cảm lạnh, ho,… Cách sử dụng tinh dầu bạc hà. Các chất hóa học có trong tinh dầu bạc hà, cách làm tinh dầu bạc hà. Tác hại của tinh dầu bạc hà. Lưu gì khi sử dụng tinh dầu bạc hà? Phân biệt tinh dầu bạc hà thật, giả. Giá bán tinh dầu bạc hà bao nhiêu? Hình ảnh tinh dầu bạc hà.
Tinh dầu bạc hà là gì?
Tinh dầu bạc hà là gì? Tinh dầu bạc hà có tên tiếng anh là Peppermint Essential Oil. Loại tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà. Tinh dầu bạc hà được chiết xuất bằng nhiều phương pháp, màu vàng nhạt, mùi hương the mát đặc trưng.
Dưới đây là những đặc điểm của tinh dầu bạc hà:
- Tên khoa học: Mentha Arvensis.
- Xuất xứ: Ấn Độ, Việt Nam, Singapore,…
- Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu: lá, hoa, thân cây bạc hà.
- Phương pháp chiết xuất: chưng cất hơi nước, ép lạnh, CO2.
- Hình thức: chất lỏng.
- Màu sắc: tinh dầu bạc hà có màu vàng nhạt.
- Mùi vị: mùi đặc trưng của bạc hà tự nhiên, the mát.
- Thành phần hóa học chính: Menthol (50%-60%) và Menthone (10%-30%).
- Cách dùng phổ biến: xông hương thư giãn, massage,…
Tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà là loại nguyên, dược liệu phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bạc hà và tinh dầu bạc hà được đưa vào làm nguyên liệu của nhiều loại dược phẩm, mỹ phẩm. Bởi trong tinh dầu bạc hà chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng: Vitamin A, C, Acid béo Omega-3, Canxi,…
Tinh dầu bạc hà – dược phẩm được yêu thích trên toàn thế giới
Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà
Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà gồm những gì? Tinh dầu bạc hà được biết đến là loại tinh dầu tự nhiên được áp dụng nhiều trong đời sống. Trong loại tinh dầu này chứa rất nhiều chất tốt và có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Carvone: thành phần tạo ra mùi đặc trưng, the mát của bạc hà.
- Limonene: phòng ngừa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Menthone: là thành phần chính tạo cảm giác mát, the the.
- Dihydra Carvone: tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.
- Cis-carveol: thành phần chính giúp chống lại các loại vi khuẩn, nấm.
- Linalool: là hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Dihydra Carvone: tác dụng trong điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Các chất hóa học có trong tinh dầu của cây bạc hà có rất nhiều công dụng. Tinh dầu bạc hà được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nó thường được dùng trong y học dân gian và y học hiện đại với nhiều công dụng hữu ích.
Tác dụng của tinh dầu bạc hà
Tác dụng của tinh dầu bạc hà là gì? Tinh dầu bạc hà là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, có hương thơm riêng biệt. Những lợi ích về sức khỏe của loại tinh dầu này đã được nghiên cứu, chứng minh bởi khoa học. Những công dụng của tinh dầu bạc hà có thể kể đến như sau:
- Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau nhức cơ bắp.
- Công dụng giảm cảm lạnh, long đờm, chữa ho, viêm xoang, hen suyễn,…
- Tác dụng giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung làm việc.
- Tinh dầu bạc hà làm mượt tóc, giảm nấm, gàu hiệu quả.
- Giúp trị mụn trứng cá, làn da láng mịn và căng bóng.
- Giảm ho, hạ sốt, giúp ổn định nhiệt độ cơ thể.
- Hiệu quả trong việc đuổi chuột, muỗi và các loại côn trùng khác.
- Tinh dầu bạc hà khử mùi hôi, mùi ô tô, toilet, tàu xe.
- Công dụng chăm sóc, điều trị vết thương, giúp lưu thông khí huyết.
- Tác dụng giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi từ tinh dầu bạc hà.
- Giúp điều trị hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Cân bằng nồng độ hormone, ngăn chặn buồng trứng đa nang.
- Công dụng tăng cường miễn dịch, cải thiện lưu thông máu.
Công dụng của tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà là nhiều vô kể. Tinh dầu bạc hà với hương thơm mát lạnh, sảng khoái kích thích tinh thần hiệu quả. Tinh dầu bạc hà giúp con người chăm sóc bản thân và tận hưởng không gian thanh mát, nhẹ nhàng.
Cách chế biến tinh dầu bạc hà
Cách chế biến tinh dầu bạc hà như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Là sản phẩm được cất kéo theo hơi nước từ lá bạc hà; tinh dầu bạc hà sau khi chưng cất có khả năng giữ lại 50-60% hoạt chất Menthol. Đây là thành phần quý có công dụng tuyệt với đối với sức khỏe. Cách làm tinh dầu bạc hà rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Dưới đây là những cách chiết xuất tinh dầu bạc hà:
Cách chiết xuất tinh dầu bạc hà tại nhà với số lượng nhỏ:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá bạc hà tươi đã rửa sạch: 300 gram.
- Lọ thủy tinh hấp nước nóng và phơi khô (loại có nắp đậy).
- 300ml rượu Vodka hoặc các loại rượu ngũ cốc nồng độ 40-50.
- Vải lưới (chọn loại có các sợi chỉ khít nhau).
- Cách làm tinh dầu bạc hà:
- Phơi khô lá bạc hà ở nơi râm mát từ 1-2 ngày.
- Dùng dao hoặc tay xé vụn lá bạc hà khô ra cho nhuyễn.
- Bỏ phần lá đã nhuyễn vào lọ thủy tinh.
- Tiến hành đổ rượu vào lọ, dùng muỗng khuấy đều rồi đậy kín.
- Ngâm trong 4 tuần ở nơi râm mát, lắc đều lọ 2 lần/ngày.
- Sau 4 tuần, mở nắp rồi dùng vải lọc kỹ bã.
- Sản phẩm sau khi lọc chính là tinh dầu bạc hà nguyên chất.
Phương pháp chiết xuất tinh dầu bạc hà số lượng lớn:
- Dụng cụ cần chuẩn bị:
- Nồi chưng cất.
- Thùng làm lạnh (hay còn gọi là thùng ngưng).
- Bình chứa.
- Cách thực hiện:
- Trong nồi chưng cất, nước ở dưới, lá, cành bạc hà ở trên.
- Nồi được đậy kín và bật 100 độ C để nước sôi.
- Khi sôi, hơi nước đi qua lớp bạc hà và đến thùng ngưng.
- Hơi tinh dầu ngưng tụ thành dung dịch chạy vào bình chứa.
- Từ đó, thu được tinh dầu bạc hà với số lượng lớn.
Cách chiết xuất tinh dầu bạc hà theo cách làm trên rất an toàn cho người sử dụng. Tinh dầu thu được nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì tinh dầu dễ bị bay hơi, phân hủy bởi ánh sáng.
Tên gọi | Tinh dầu bạc hà. |
Thành phần | Carvone, Limonene, Dihydra Carvone, Dihydra Carvone,… |
Tác dụng | Long đờm, hạ sốt, khử mùi hôi, trị mụn,… |
Chế biến | Chiết xuất từ cây bạc hà. |
Cách dùng | Các cách dùng tinh dầu bạc hà phổ biến. |
Tác hại | Ợ nóng, dị ứng da, hạ đường huyết,… |
Phân biệt | Cách nhận biết tinh dầu bạc hà thật và giả. |
Giá bán | 25.000-99.000 VNĐ/lọ 10ml. |
Cách dùng tinh dầu bạc hà
Cách dùng tinh dầu bạc hà như thế nào? Tinh dầu bạc hà là loại tinh dầu có công dụng về nhiều mặt, được sử dụng rộng rãi. Không chỉ có tác dụng xông hương, đuổi muỗi, chuột, làm hương liệu cho dầu gội, kem dưỡng,…; tinh dầu chiết xuất từ bạc hà còn được sử dụng trong ẩm thực và các mục đích y tế. Các cách dùng tinh dầu bạc hà phổ biến hiện nay là:
- Xông hương để khử mùi hôi, khử mùi ô tô, mùi toilet:
- Nhỏ 2-5 giọt tinh dầu vào đèn xông hoặc máy khuếch tán.
- Hoặc thấm vài giọt vào khăn giấy, bông gòn và để trong phòng.
- Xúc miệng với tinh dầu bạc hà giúp hơi thở thơm mát:
- Thêm vài giọt tinh dầu vào cốc nước ấm rồi dùng sức miệng.
- Thực hiện sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Dùng tinh dầu bạc hà massage giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp, ngăn chặn căng cơ:
- Trộn tinh dầu bạc hà nguyên chất với dầu nền, tỉ lệ 1:30.
- Các loại dầu nền: dầu dừa, dầu thầu dầu hoặc dầu Jojoba.
- Sau khi trộn, massage nhẹ nhàng toàn thân, tắm lại bằng nước ấm.
- Tắm với tinh dầu bạc hà giúp thư giãn, phòng tránh bệnh cảm cúm:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào bồn tắm.
- Phương pháp xông hơi chữa cảm cúm, trị ho:
- Tinh dầu tràm, bạc hà, đinh hương, khuynh diệp dùng để xông hơi.
- Trị chảy máu cam bằng tinh dầu bạc hà:
- Thấm tinh dầu bạc hà pha loãng với nước thấm vào bông gòn.
- Cho bông gòn trên vào lỗ mũi từ 5-10 phút sẽ hết.
- Cách dùng tinh dầu bạc hà để đuổi chuột:
- Thấm một ít tinh dầu bạc hà vào miếng bông gòn nhỏ.
- Đặt bông ở nơi chuột xuất hiện, chúng sẽ tự động bỏ đi.
- Giảm thiểu mụn trứng cá nhờ tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà:
- 4 giọt tinh dầu bạc hà, 8 giọt tinh dầu tràm trà.
- Trộn đều hỗn hợp trên với 200g gel lô hội.
- Thoa trực tiếp lên những vùng da bị đổ nhiều dầu, có mụn.
- Thực hiện mỗi ngày, làn da có sự cải thiện rõ rệt.
Phương pháp sử dụng tinh dầu bạc hà trên mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn giúp cải thiện da bóng dầu, tóc bết dính hoặc môi nứt nẻ. Do đó, phụ nữ nên tận dụng liệu pháp làm đẹp tự nhiên này để luôn trẻ trung, rạng rỡ.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/tinh-dau-bac-ha-chua-dau-dau-n114979.html
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà là gì? Tinh dầu bạc hà có nhiều công dụng, vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn, liều lượng. Điều này giúp người dùng tránh những sai sót khi áp dụng tinh dầu bạc hà làm đẹp, chữa bệnh. Những lưu ý khi dùng tinh dầu từ cây bạc hà như sau:
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em.
- Tránh để tinh dầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lửa.
- Không được uống trực tiếp tinh dầu bạc hà.
- Không để tinh dầu rơi vào mắt, chạm vào vết thương hở.
- Người bệnh nặng, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không nên dùng.
- Nếu tinh dầu có mùi, màu lạ không được tiếp tục sử dụng.
Những chú ý khi dùng tinh dầu bạc hà giúp tránh được dị ứng, tác dụng phụ nguy hiểm. Tinh dầu bạc hà dễ gây rát da, nên với người sử dụng lần đầu, cần kiểm tra thử trước. Điều này giúp người sử dụng tránh bị kích ứng da nếu không hợp với loại tinh dầu này.
Xem thêm:
Tác dụng phụ của tinh dầu bạc hà
Tác dụng phụ của tinh dầu bạc hà có nguy hiểm không? Do loại tinh dầu này chứa Menthol nên khi dùng quá nhiều sẽ gây ra vấn đề về hô hấp. Tinh dầu bạc hà có thể biến thành con dao hai lưỡi nếu không được sử dụng đúng cách. Một số tác dụng phụ của tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà như sau:
- Dị ứng da.
- Nổi phát ban trên da.
- Co giật.
- Ợ nóng.
- Làm chậm nhịp tim.
- Hạ đường huyết.
- Ngộ độc do dùng quá liều.
Tác hại của tinh dầu bạc hà xảy ra khi sử dụng quá nhiều, quá liều lượng. Dùng tinh dầu hợp lý sẽ rất tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Tinh dầu bạc hà giả cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, có một số người bị dị ứng với Menthol. Do vậy, nếu muốn dùng sản phẩm từ bạc hà, hãy chắc chắn mình không bị dị ứng với nó.
Xem thêm: https://vtv.vn/doi-song/9-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-dau-bac-ha-20180811092617607.htm
Cách nhận biết tinh dầu bạc hà nguyên chất
Cách nhận biết tinh dầu bạc hà nguyên chất như thế nào? Tinh dầu bạc hà nguyên chất hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thông thường rất tốt. Nếu dùng phải tinh dầu bạc hà có tạp chất, tinh dầu giả sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Tinh dầu bạc hà giả chứa hương liệu không tốt, có thể gây bệnh: đau đầu, viêm màng não,…
Phương pháp phân biệt tinh dầu bạc hà thật và giả:
Tinh dầu bạc hà nguyên chất:
- Thành phần: được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, không pha tạp.
- Mùi hương: thoang thoảng, dễ chịu, phai nhanh trong không khí.
- Có thể xông nhiều giờ trong ngày.
- Khi đốt thường có lớp dầu thực vật bám ở đáy đèn.
- Nhỏ tinh dầu vào nước sẽ thấy nổi trên mặt nước.
Cách nhận biết tinh dầu giả:
- Mùi hương: nồng, ngửi có cảm giác nặng, dễ gây đau đầu.
- Giá thành tinh dầu giả rẻ.
- Khả năng bay hơi: khó bay hơi.
- Khi nhỏ vào nước sẽ hòa tan, không tinh thể nguyên.
Phương pháp nhận biết tinh dầu bạc hà thật, giả giúp người mua chọn được sản phẩm tốt, chất lượng. Trước tác dụng của tinh dầu bạc hà, nhiều nơi chạy theo lợi nhuận, bán hàng giả, kém chất lượng. Người mua nên chọn sản phẩm tại cơ sở uy tín, nhiều người tin dùng, có giấy phép kinh doanh.
Hình ảnh tinh dầu bạc hà
Hình ảnh tinh dầu bạc hà rất quen thuộc và được rất nhiều các gia đình sử dụng. Tinh dầu bạc hà mang đầy đủ các tính năng, công dụng của cây bạc hà.
Có hai dạng tinh dầu bạc hà trên thị trường hiện nay:
- Tinh dầu nguyên chất: dùng cho y khoa và làm đẹp.
- Tinh dầu đã pha chế: thường để đốt, tạo hương cho mỹ phẩm.
Ảnh tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà được ứng dụng dùng trong dược phẩm, nguyên liệu sản xuất,… Tinh dầu bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc nên cần lưu ý khi sử dụng.
Giá tinh dầu bạc hà
Giá tinh dầu bạc hà là bao nhiêu? Mức giá của tinh dầu bạc hà nguyên chất trên thị trường phụ thuộc vào dung tích của lọ. Dưới đây là giá bán tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà:
- Tinh dầu bạc hà loại 10ml: 25.000-99.000 VNĐ/lọ.
- Giá bán tinh dầu cây bạc hà dung tích 30ml: 190.000 VNĐ/lọ.
- Tinh dầu bạc hà dung tích 50ml: 75.000-265.000 VNĐ/lọ.
- Tinh dầu chiết xuất từ bạc hà loại 100ml: 100.000- 450.000 VNĐ/lọ.
- Mức giá của tinh dầu bạc hà 1000ml: 1.200.000 VNĐ/lọ.
Mức giá của tinh dầu cây bạc hà trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào cơ sở bán, chất lượng của cây bạc hà mà tinh dầu có mức giá khác nhau. Để mua đúng loại, có thể đến hiệu thuốc, hãng uy tín để mua tinh dầu bạc hà chất lượng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang