Tác dụng của hà thủ ô chữa bệnh gì tốt nhất? Theo Đông y, hà thủ ô được xem là thảo dược tự nhiên trị bệnh tốt – Báo VnExpress. Cách sơ chế, chế biến hà thủ ô giúp loại bỏ độc tố và các tác dụng phụ. Cách dùng hà thủ ô trị máu xấu, tóc bạc có hiệu quả? – Lương y Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.
Tác dụng của hà thủ ô được tác giả cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cho biết: Đây là 1 vị thuốc dùng làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen tóc…
Tác dụng của hà thủ ô chữa bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học và thực nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác dụng của hà thủ ô. Đây là một dược liệu quý được sử dụng từ xa xưa. Hiện nay, những công trình y học hiện đại đã khẳng định song song cùng với tác dụng Đông y của hà thủ ô.
Tác dụng của hà thủ ô chữa bệnh theo Đông y
Theo Đông y, hà thủ ô có tính ẩm, vị đắng, vào hai kinh can và thận. Theo TS. Võ Văn Chi, tác giả cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam, hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
Công dụng của hà thủ ô được một số sách cổ ghi lại như:
- Sách Bản kinh phùng nguyên có nói: ” Hà thủ ô sống tính phát tán, trị sốt rét nóng lạnh, các chứng ung thư bối sang đều dùng được. Dùng tưới sắc uống thông tiện, tác dụng không khác nhục thung dung“.
- Sách Bản thảo cầu chân có ghi: “Hà thủ ô nhập vào can để ích huyết khu phong kiêm bổ thận là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, thuốc cũng cần cho điều bổ dinh huyết của hậu thiên, thuốc dưỡng tinh thần, điều bổ nguyên khí”.
- Sách Thần nông bản thảo kinh độc: “Hà thủ ô dùng trị sốt rét và lị lâu ngày, cái hay của hà thủ ô là nhập thiếu dương kinh, khí rất mạnh, mạnh nên triệt được ngược tà, vị của thuốc rất sáp, sáp nên chặn được ngược tà, nếu bệnh chưa hết cho thêm sài, linh, quất, bán. Nếu đã khỏi nên thêm sâm, truật, kỳ, qui dùng 1, 2 tháng”.
- Sách Bản thảo tái tân nói về tác dụng của hà thủ ô: “Bổ phế hư chỉ thổ huyết”.
Cách dùng hà thủ ô trị máu xấu, tóc bạc có hiệu quả?
“Muốn cho xanh tóc đỏ da rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”, không phải ngẫu nhiên mà câu nói này được lưu truyền trong dân gian. Theo quan niệm của y học cổ truyền thì râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sớm bạc và dễ rụng.
Theo Đông y, hà thủ ô đỏ vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, vào các kinh can và thận. Tác dụng của hà thủ ô giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng, thông tiện. Bởi vậy, hà thủ ô giúp làm đen râu tóc là điều dễ hiểu.
Tham khảo thêm: Tác dụng chữa máu xấu, tóc bạc của cây hà thủ ô
Tác dụng của hà thủ ô có lợi cho việc sinh con
Trong sách “Bản thảo cương mục”, danh y Lý Thời Trân – nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất lực và sinh được hoàng tử nhờ phương thuốc “Thất bảo mỹ nhiệm đan” trứ danh. Trong đó, hà thủ ô là chủ dược.
Y học cổ truyền cho rằng, thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái nếu thận tinh xung túc thì sự sinh trưởng tác dụng của cơ thể diễn ra thuận lợi. Bơi vậy sinh lực khôi phục và việc sinh con trở nên dễ dàng hơn.
Không chỉ theo quan điểm với Đông y, hiện nay y học hiện đại cũng đã chứng minh hà thủ ô có các thành phần hoạt chất có lợi cho con người. Trong đó có lecithin, đây là một axit amin thiết yếu trong việc sản sinh tinh trùng. Lecithin cũng là thành phần chính cấu tạo nên tinh dịch, tuyến tình dục
Kéo dài tuổi thọ bằng việc sử dụng hà thủ ô
Y học cổ truyền cho rằng sự già yếu của chúng ta do sự lão hóa của các bộ phận trên cơ thể. Quá trình suy giảm của thận tinh quyết định đa phần. Bởi vậy sử dụng hà thủ ô lâu dài giúp bổ ích thận tinh, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh tác dụng của hà thủ ô điều chỉnh rối loạn lipid máu. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu. Hà thủ ô còn có tác dụng giúp nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động về hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, chúng ta có thể bào chế thành dạng viên nang, trà tan, bột hà thủ ô… thuận tiện sử dụng.
Tác dụng của hà thủ ô từ kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại
- Tiến sĩ Ray Sahel, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe nổi tiếng ở Mỹ, xuất hiện nhiều trong các chương trình tư vấn sức khỏe tình dục của các kênh truyền hình NBC cho biết: “Hà thủ ô đã có danh tiếng trong việc tăng cường năng lượng và nâng cao tuổi thọ. Mặc dù có rất ít nghiên cứu về thảo mộc này nhưng những nghiên cứu ban đầu đều chỉ ra rằng nó có tác dụng làm giảm sự lão hóa ở động vật thí nghiệm, đặc biệt là cơ quan sinh sản”.
- Tác dụng của hà thủ ô giúp hạ cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà. Chúng còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ. Theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol (Tư liệu tham khảo Tân y học 5 – 6, 1972).
- Tác dụng kháng khuẩn và virus: Hà thủ ô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Tác dụng ức chế virus cúm (Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960). Từ đó có thể thấy hà thủ ô giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tác dụng của hà thủ ô giúp nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột. Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn hà thủ ô chín.
Xem thêm: Hà thủ ô có tác dụng gì?
Cách chế biến hà thủ ô thông dụng nhất
Theo lương y Nguyễn Xuân Hướng thì trước khi sử dụng, hà thủ ô phải được chế biến kỹ để giảm bớt các chất độc có sẵn trong dược liệu. Hà thủ ô sau khi đào, rửa sạch có thể bổ nhỏ, phơi khô, bảo quản. Khi sử dụng phải tiến hành chế biến tiếp.
Cách chế biến hà thủ ô hiện đại
Hiện nay cách chế biến hà thủ ô đơn giản hơn và vẫn giữ nguyên dược chất có trong chúng. Cách làm như sau:
- Nước đậu đen được chế biến bằng cách đun sôi với nước trong khoảng 4 giờ.
- Tách lấy đỗ đen và đổ thêm nước nấu lại lần nữa với lượng nước ít hơn. Đun vừa lửa trong khoảng 3 giờ.
- Các chiết xuất thu được ở 2 lần đun gộp lại. Tiếp đó đun cùng với hà thủ ô cắt lát trong vài giờ.
- Sau đó phơi khô miếng hà thủ ô. Đóng gói bảo quản và đưa vào sử dụng.
Cách chế biến hà thủ ô theo Y học cổ truyền
Theo như cách chế biến cổ truyền thì hà thủ ô được hấp chín lần giống đồ xôi đỗ. Cụ thể như sau:
- Hà thủ ô đỏ rửa sạch, cạo vỏ, ngâm nước cho nó mềm ra rồi thái thành miếng.
- Chuẩn bị hạt đỗ đen, bỏ hạt lép, kém chất lượng rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút. Lượng hà thủ ô đỏ và hạt đỗ đen là 50 – 50.
- Xếp hà thủ ô đỏ và hạt đỗ đen theo lớp một xen kẽ nhau thành từng lớp. Đồ cho đến khi hạt đỗ nhừ thì bỏ ra lấy miếng hà thủ ô ra phơi khô.
- Miếng hà thủ ô phơi khô đó được chuẩn bị lại đồ cùng đỗ đen lần nữa vào ngày hôm sau.
- Để có được thuốc tốt nhất, chúng ta nên làm như trên 9 lần.
- Sau đó sử dụng hà thủ ô đỏ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh. Thông thường thì sử dụng 4g mỗi ngày chia làm 2 lần.
Cách ngâm rượu hà thủ ô
Ngoài ra hà thủ ô cũng có thể dùng để ngâm rượu mà không cần qua khâu chế biến. Bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu chi tiết như sau:
Chuẩn bị:
- Hà thủ ô đỏ khô: 1kg.
- Đường phèn: 0,5kg.
- Rượu trắng: 3 – 4 lít.
- Bình thủy tinh.
Cách làm:
Hà thủ ô gọt sạch vỏ, rửa sạch và thái miếng mỏng, bỏ đi phần lõi cứng. Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo trong 1 – 2 ngày. Trong quá trình ngâm nên thay nước vo gạo 2 lần/ngày. Khi ngâm nước vo gạo sẽ làm giảm nóng, giảm chát của hà thủ ô. Để hà thủ ô ráo nước, phơi khô và sấy thơm để làm cô đọng lecithin. Đây là chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Đỗ đen rang xanh lòng bằng lửa nhỏ cho thơm. Cho hà thủ ô và đỗ đen xanh lòng vào bình thủy tinh ngâm rượu. Tiếp đó đổ rượu vào ngập nguyên liệu. Dùng 2 phần hà thủ ô, 1 phần đỗ đen. Ngâm trong 3 – 6 tháng là có thể sử dụng được.
Cách dùng:
Ngày dùng 1 – 2 chén nhỏ.
Uống hà thủ ô kiêng gì?
Theo tài liệu cổ, khi uống hà thủ ô cần kiêng kỵ tam bạch, đó là:
- Hành củ, tỏi.
- Củ cải trắng.
- Ớt và hồ tiêu.
Đây đều những loại thực phẩm đa phần có tính cay nóng, có tính phát tán làm hao tổn tinh huyết. Việc kiêng một số thực phẩm trên nằm trong mức độ hạn chế. Chúng ta vẫn dùng nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều mới ảnh hưởng tới kết quả cũng như mục đích sử dụng hà thủ ô.
Xem thêm: