Quả đào là gì? Tác dụng của quả đào chữa bệnh gì: Ung thư, tim mạch, thiếu máu,… Cách dùng quả đào tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của quả đào. Cách sử dụng quả đào chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá quả đào bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh quả đào, cách phân biệt quả đào Việt Nam và Trung Quốc.
Quả đào là gì?
Quả đào là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tên khoa học của đào là Prunus persica (L.) Batsch, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận thường dùng trong chữa bệnh là hạt đào (đào nhân), lá, hoa, nhựa và quả.
Đặc điểm của quả đào
Quả đào tính ôn, vị ngọt chua, khi còn non có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng. Loại quả này có hình cầu mũm mĩm, chóp hơi cong. Bên ngoài đào có nhiều lông màu trắng và lớp vỏ khá mỏng. Một trái đào chín có khối lượng trung bình từ 100 – 200g, cũng có thể nặng tới 300g.
Thịt quả đào chín rất dày, thường giòn và ngọt hơn so với loại xanh. Hạt đào giữa quả cũng có thể ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Khi thưởng thức, người dùng chỉ cần cắn một miếng là có thể cảm nhận được nước ứa ra.
Trái đào mọng nước, bắt mắt được hái từ những cây trưởng thành cao khoảng 3 – 4m. Còn đối với những cây chỉ cao khoảng 1m là loại mới trồng, đến năm thứ 2 hoặc 3 thì sẽ kết trái.
Đào có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng ngày càng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới.
Thành phần dược chất của quả đào
Thành phần dinh dưỡng của quả đào là chất màu, tinh dầu, axit hữu cơ và vitamin.
- Đào là nguồn cung cấp niacin, kali, sắt, magie, thiamin, canxi,… dồi dào giúp tăng cường sức khỏe xương khớp cho cơ thể.
- Hàm lượng chất oxy hóa có khả năng chuyển thành vitamin A (beta-caroten) trong đào cao giúp cải thiện sức khỏe của mắt và tim. Ngoài ra, chất này còn hỗ trợ duy trì hệ tiêu hóa và tiết niệu. Đây cũng được coi là một chất có tác dụng giải độc và làm sạch thận.
- Chất xơ trong trái đào bao gồm hai loại là không hòa tan và hòa tan. Đối với loại hòa tan, chất xơ giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan hỗ trợ sức khỏe tim mạch, làm sạch thành ruột, ngăn ngừa ung thư đại tràng, từ đó cải thiện quá trình hấp thu dinh dưỡng và giải độc cho cơ thể.
Tác dụng của quả đào
Tác dụng của quả đào chữa bệnh như thế nào là điều người dùng quan tâm nhất. Loại quả này có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, trị hen suyễn, viêm phế quản,… Dưới đây là công dụng cụ thể của trái đào mà bạn nên biết.
Tác dụng của quả đào đối với chống oxy hóa
Tác dụng của đào với sức khỏe đã được các nhà nghiên cứu chứng minh trong đó bao gồm khả năng chống oxy hóa. Vỏ và thịt trái đào có đặc tính chống oxy hóa cao nhờ các chất lutein, beta-cryptoxanthin và zeaxanthin. Đây là thành phần giúp bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do.
Tác dụng của quả đào giúp ngăn ngừa sự tế bào ung thư
Phenolic và carotenoid là hai chất có khả năng chống lại ung thư và các chất gây ra căn bệnh này.
Theo nghiên cứu, axit chlorogenic và neochlorogenic trong trái đào có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư vú mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Ngoài ra, beta-carotene trong đào còn giúp chống lại căn bệnh ung thư phổi hiệu quả.
Tác dụng của quả đào giúp cải thiện thị lực
Đào chứa nhiều chất chuyển hóa thành vitamin A (beta carotene) đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh. Một số bệnh về mắt như khô mắt hay mù lòa sẽ được hạn chế đáng kể.
Bên cạnh đó, lutein và zeaxanthin là hai chất giúp giảm tỷ lệ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở mắt.
Tác dụng của quả đào làm đẹp da và giảm cân
Đào có khả năng duy trì làn da đẹp và khỏe mạnh nhờ chứa nhiều vitamin A, C và E. Vitamin và flavonoid trong đào giúp ngăn ngừa mẩn ngứa, tái tạo làn da, loại bỏ tế bào chết nên được sử dụng làm kem dưỡng da rất phổ biến.
Ngoài ra, chất oxy hóa lutein và zeaxanthin trong loại quả này có tác dụng chống viêm, bảo vệ da từ tia cực tím. Do đó, tình trạng nhiễm trùng da sẽ được khắc phục khi sử dụng đào thường xuyên.
Không chỉ có công dụng đối với da, đào còn có tác dụng giảm cân hiệu quả bởi có lượng calo thấp nhưng giàu nước và chất xơ. Chính vì vậy, những ai muốn giảm cân, nên lựa chọn đào trong chế độ ăn của mình.
Tác dụng của quả đào giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Sử dụng đào trong khẩu phần ăn hằng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ chất xơ và thành phần kiềm. Chất xơ trong đào có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn về đường ruột như táo bón, viêm loét dạ dày, khó tiêu,…
Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi ruột, hỗ trợ giảm bệnh sỏi thận và sỏi bàng quang.
Tác dụng của quả đào giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Sắt là một chất quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể nhờ khả năng tái sinh hemoglobin ở hồng cầu. Do đó, sử dụng đào có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu.
Tác dụng của quả đào giúp tăng cường sức khỏe xương và răng
Đào chứa lượng phốt pho và canxi cao nên có tác dụng duy trì và củng cố độ cứng của xương. Nhờ đó, các căn bệnh liên quan đến xương như loãng xương, mất canxi có thể ngăn chặn kịp thời.
Tác dụng của quả đào giúp cải thiện lưu thông máu, tim mạch
Vỏ và thịt trái đào có chứa chất phenolic có khả năng làm giảm cholesterol xấu và kích thích máu lưu thông khắp cơ thể. Ngoài ra, sử dụng nước ép đào còn có tác dụng giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và các căn bệnh liên quan đến tim mạch khác.
Tác dụng của quả đào đối với hệ thần kinh
Đào chứa hàm lượng magie cao có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và duy trì hệ thần kinh luôn thư giãn. Đây cũng là thành phần quan trọng giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chứng bệnh trầm cảm.
Xem thêm:
Cách dùng quả đào
Cách dùng quả đào đa dạng nhưng sử dụng sao cho hiệu quả không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách dùng đào đúng cách để phát huy công dụng tối đa nhất.
Cách dùng quả đào trị bệnh
Cách dùng quả đào hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Mỗi ngày sử dụng khoảng 1 – 2 trái đào tươi vào sáng và tối. Khi ăn nhớ gọt bỏ vỏ và hạt.
Cách dùng quả đào trị hen suyễn, ra mồ hôi trộm
Sử dụng 1 trái đào chín tươi, bỏ hạt, xay nhuyễn, sau đó thêm 50g gạo tẻ để nấu thành cháo.
Cách dùng quả đào chữa kinh nguyệt không đều
Lấy 1 trái đào tươi nhúng vào nước sôi rồi bỏ hạt và xay nhuyễn. Sau đó, thêm một chút đường và nước sôi vào là có thể dùng. Mỗi liệu trình thực hiện khoảng 15 ngày.
Cách dùng quả đào chữa táo bón
Sử dụng 5 trái đào tươi, đem rửa sạch rồi ăn sống. Có thể dùng đào khô khoảng 5 quả (15g) để sắc nước uống. Nên sử dụng mỗi liệu trình từ 8 – 10 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách chế biến đồ uống từ quả đào
Cách chế biến nước ép quả đào
Nguyên liệu:
- Đào: 4 – 5 quả
- Nước: 1 chén
- Đá: 2 – 3 viên
- Đường: 1 thìa cà phê
- Máy xay sinh tố
Cách tiến hành:
Bước 1: Đào đem rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt rồi cắt thành miếng nhỏ.
Bước 2: Cho đào đã thái vào một cái tô lớn và ướp với đường.
Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn mịn.
Bước 4: Dùng dụng cụ rây để tách nước và bã.
Bước 6: Cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 30 – 60 phút trước khi thưởng thức.
Cách làm trà đào thơm ngon, hấp dẫn
Nguyên liệu:
- 1kg đào
- 7g đường
- 2 trái chanh
Cách làm:
- Đào rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn
- Ngâm đào vừa sơ chế với 3 muỗng cà phê đường, đợi 15 phút cho ngấm.
- Sau đó, cho nồi lên bếp, thêm 3 muỗng đường, đợi cho đường chuyển sang màu vàng thì đổ vào 3 chén nước.
- Khi nước sôi thì cho đào vào nước đường luộc khoảng 5 phút thì vớt ra.
- Cho đào vào chậu nước đá, để nguội rồi vớt ra và bỏ vào ngăn đông 30 phút.
- Sau khi nước đường trong nồi nguội thì vắt chanh vào để tạo mùi thơm. Tiếp đến trút đào vào nước đó ngâm trong lọ thủy tinh và đậy nắp kín.
Xem thêm: Tác dụng của trái đào
Hình ảnh quả đào
Cách phân biệt quả đào Việt Nam và Trung Quốc
Đào Việt Nam có kích thước nhỏ, vỏ ngoài nhiều lông, sần, khi ăn vị hơi chua, giòn tự nhiên. Còn đào Trung Quốc quả to, vỏ láng mịn, trơn bóng, màu sắc đẹp, ít lông, khi ăn có cùi mềm và nhạt.
Xem thêm: Video về trái đào
Những người không nên dùng quả đào
- Không dùng đào nấu chung với thịt rùa, ba ba, xương truật và bạch truật.
- Người có cơ địa nóng, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, phụ nữ có thai và trẻ em nên hạn chế dùng.
- Người bệnh tiểu đường cũng không nên sử dụng nhiều vì đào chứa lượng đường lớn có thể làm tình trạng thêm trầm trọng.
Giá quả đào bao nhiêu tiền 1kg?
Giá quả đào đa dạng tùy thuộc vào loại, nguồn gốc và thời điểm. Với loại đào to, tươi, ngon giá dao động khoảng 30.000 – 35.000 đồng/1kg. Còn loại đào nhỏ hơn, không bắt mắt thường có giá dao động khoảng 20.000 – 25.000 đồng/1kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang