Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Mật nhân là gì? Tác dụng, cách dùng, nhận biết mật nhân thật, giả

Mật nhân là gì? Mật nhân mọc ở đâu? Hình ảnh cây mật nhân rừng chính gốc. Công dụng, tác dụng chữa bệnh của mật nhân. Hình ảnh mật nhân tươi, khô. Cách dùng, chế biến mật nhân theo phương pháp Đông y. Hướng dẫn cách chọn mua mật nhân rừng. Nơi mua bán mật nhân uy tín. Giá mật nhân trên thị trường bao tiền 1kg?

Mật nhân là gì?

Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour). Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Loại cây này còn có tên gọi khác là mật nhơn, cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây hậu phác nam…

Mật nhân là loại cây thuốc quý có giá trị tốt với sức khỏe con người.

Mật nhân là loại cây thuốc quý có giá trị tốt với sức khỏe con người.

Đặc điểm hình ảnh cây bách bệnh

Loại cây này cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán của các cây lớn. Đây là loài cây có nhiều bộ phận, lá dạng kép, mỗi cuống khoảng 12 – 40 lá sánh đối nhau. Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu trắng. Do đặc điểm là loài cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa cái hoặc hoa đực, không có cùng 2 hoa.

Hoa bách bệnh phát triển thành chùm ở ngọn, thường nở vào đầu tháng 3 – 4 hàng năm. Vào tháng 5 – 6 cây kết quả, quả màu xanh, hình trứng hơi dẹt, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ sẫm.

Cây bách bệnh mọc ở đâu?

Cây bách bệnh là cây mọc hoang, chủ yếu được tìm thấy ở những cánh rừng thưa Đông Nam Á. Ở nước ta, cây bách bệnh được tìm thấy nhiều ở miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh

Bách bệnh được biết đến với vai trò là cây thuốc quý có khả năng chữa được nhiều bệnh. Do đó, trong thời gian gần đây càng có nhiều người đổ xô đi tìm loại cây này về chữa bệnh. Trong khi đó, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về công dụng của loại cây này. Vậy cây bách bệnh có tác dụng gì?

Bách bệnh trong y học cổ truyền

Trong Đông y, bách bệnh có vị đắng, tính mắt, bổ gan, thận, có tác dụng bồi bồ sức khỏe, mạnh gân cốt. Ngoài ra, loại cây này còn được biết đến với tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, tê bì chân tay, phòng ngừa thời cảm mạo. Bách bệnh cũng chữa được chứng thống kinh (đau bụng kinh ở phụ nữ), ách nghịch.

Rễ, vỏ hay thân cây là những bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Rễ cây bách bệnh chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, cứ 30 – 40g bách bệnh ngâm với 1 lít rượu. Sau 20 – 30 ngày là có thể dùng được. Tùy theo từng loại bệnh mà có cách sử dụng khác nhau. Vị bách bệnh không đắng, dễ uống có thể ngâm cùng với nho hoặc chuối khô. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được dùng cây bách bệnh này.

Mật nhân có tác dụng chữa yếu sinh lý, ăn không tiêu, giảm căng thẳng.

Y học hiện đại nói gì về mật nhân

Mật nhân giúp tăng cường sức khỏe cho phái mạnh

Hiện nay, tình trạng yếu sinh lý ở nam giới đang có tỉ lệ tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vợ chồng cũng như sức khỏe phái mạnh. Thực tế, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp khắc phục điều này nhưng hầu hết đều có tác dụng phụ. Do đó, nhiều người đã chuyển sang các thảo dược nguồn gốc thiên nhiên vừa hiệu quả, vừa mang lại công dụng chữa bệnh cao. Đặc biệt, chúng không gây ra nhiều tác dụng phụ như Tây y.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, cây mật nhân mang lại tác dụng đặc biệt hiệu quả với sinh lý nam giới.

  • Tăng cường sức khỏe tình dục;
  • Tăng lượng bài tiết ra hóc – môn testesterone tự nhiên;
  • Kích thích hưng phấn;
  • Tăng cường khả năng sinh lý
  • Đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương;
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể;
  • Tăng cường hệ miễn dịch;
  • Chống lão hóa, suy nhược cơ thể…

Thảo dược này được sử dụng trong trường hợp phái mạnh mất đi khả năng ham muốn. Binh tinh kém, xuất tinh sớm.

Giảm căng thẳng, stress, bảo vệ gan nhờ mật nhân

Hàm lượng Anxiolitic trong bách bệnh giúp giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc. Mới đây, các nhà khoa học chỉ ra rằng, nếu kết hợp bách bệnh với cà leo sẽ tạo ra hợp chất rất tốt cho gan. Từ đó, ngăn chặn tình trạng viêm gan, xơ gan, đặc biệt là ung thư gan. Nó sẽ rất tốt cho những người hay uống rượu bia, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường nóng bức.

Mật nhân trị ăn không tiêu, khí huyết kém

Việc sử dụng thảo dược bách bệnh thường xuyên sẽ giúp hạn chế các triệu chứng như: Ăn uống không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, cảm mạo…

Tham khảo thêm:

Cách dùng cây mật nhân đúng chuẩn chữa bệnh tăng cường sinh lý

Hướng dẫn sử dụng cây bách bệnh

Bách bệnh là thảo dược từ thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, để phát huy hết công dụng của sản phẩm, chúng ta nên biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhất.

Cách dùng bách bệnh theo Đông y chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới

Đây là công dụng nổi trội nhất của cây bách bệnh. Với chức năng giúp tăng cường hệ sinh lý, cải thiện cuộc sống chăn gối ở nam giới. 3 cách sử dụng bách bệnh dưới đây sẽ là gợi ý mà các bạn có thể tham khảo.

Bách bệnh ngâm rượu

Nếu bạn không bị các bệnh về gan, máu hay huyết áp thì nên áp dụng cách dùng này. Với bài thuốc ngâm rượu, bạn có thể ngâm bách bệnh chuối khô.

Cách ngâm 1: Theo tỉ lệ cứ 1kg mật nhân khô ngâm với 10 lít rượu. Thời gian ngâm là 20 ngày, mỗi ngày chỉ nên uống từ 20 – 30ml. Nếu thấy khó uống thì có thể cho thêm 500 – 700g nho khô vào ngâm cùng, vị sẽ thơm và ngon hơn.

Cách ngâm 2:

Chuẩn bị: 10g chuối khô, 20g bách bệnh, 1 lít rượu ngon.

Cách làm: Đem toàn bộ bách bệnh, chuối khô và rượu ngâm trong 7 ngày. Sau đó uống mỗi lần 1 chén nhỏ, chia làm 3 lần/ ngày. Tuyệt đối không nên uống quá nhiều sẽ làm phải tác dụng của sản phẩm.

Pha bách bệnh với nước

Với những người không uống được rượu hoặc mắc bệnh kiêng rượu thì có thể áp dụng theo cách này.

Đem chẻ nhỏ bách bệnh, pha cùng với nước sôi và uống thay nước hàng ngày. Ngày đầu nên uống mỗi lần 15g, các lần tiếp theo tăng dần lên 30g là phù hợp.

Tán bột bách bệnh

Tán nhỏ cây bách bệnh thành bột sau đó trộn với mật ong hoặc nước sôi. Đem vo tròn thành những viên nhỏ, mỗi ngày 6g, sau đó tăng lên 10g/ ngày.

Như vậy có thể nói, có 3 cách sử dụng cây bách bệnh. Mỗi cách mang đến ưu nhược điểm riêng. Trong đó, hầu hết chúng ta đều sử dụng bách bệnh ngâm rượu vì nó tốt cho sức khỏe, dễ uống. Tuy nhiên, một số trường hợp trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến các chuyên gia để đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Thớ của mật nhân không bị đứt đoạn do nhánh phân ra

Các đơn thuốc quý trong Đông y

Chữa đau bụng, ăn không tiêu lâu ngày

Nguyên liệu:

  • Rễ cây bách bệnh: 50g
  • Vỏ quýt phơi khô: 50g
  • Dây mơ: 50g
  • Củ bồ bồ: 50g
  • Hoắc hương: 50g
  • Cam thảo: 50g
  • Sả: 50g
  • Củ ấu: 50g
  • Hậu phác: 50g

Cách dùng:

Mang tất cả rửa sạch, phơi khô sau đó tán bột mịn trộn lẫn. Mỗi ngày dùng từ 10 – 12g, hãm lấy nước uống 2 lần/ ngày.

Chữa khí huyết kém, người nóng ran

Thành phần:

  • Rễ mật nhân: 10g
  • Đâu đen: 10g
  • Hà thủ ô: 10g
  • Rau muống biển: 10g
  • Dây gùi: 10g
  • Tang chi: 10g
  • Cỏ xước: 10g
  • Dây ký ninh: 10g
  • Rỗ ô môi: 10g

Tất cả sắc thành 1 thang thuốc và uống trong 10 ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Những trường hợp không được dùng cây mật nhân

Mất ngủ, bồn chồn không yên là những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng mật nhân. Tuy nhiên, chỉ có một số đối tượng mới gặp phải triệu chứng này. Dưới đây là những trường hợp không nên dùng cây mật nhân.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
  • Trẻ em;
  • Nam giới có tiền sử bị bệnh tim, tuyến tuyền liệt, các bệnh về gan, tiểu đường, mất ngủ;
  • Gần đây, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng bách bệnh có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch. Bởi vậy, những ai có thể trạng yếu, hệ miễn dịch kém không nên dùng loại cây này;
  • Nếu đang sử dụng loại thuốc insulin, dùng bách bệnh sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, không nên dùng cây bách bệnh vào lúc này.

Cây mật nhân ngâm rượu – Cách chế biến phổ biến nhất.

Mua bách bệnh ở đâu tốt?

Bách bệnh có mấy loại?

Cây bách bệnh chỉ có 1 loại, thuộc họ Thanh Thất. Loại cây này mọc tự nhiên, phân tán ở những vùng núi thấp dưới 100m và trung du. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường bày bán tràn lan loại cây này. Điều đó đã khiến cho không ít người tiêu dùng cảm thấy hoang mang trong việc tìm mua sản phẩm.

Hướng dẫn phân biệt cây bách bệnh thật giả

Nhận biết cây bách bệnh qua hình dáng, màu sắc
  • Phần rễ cây bách bệnh khi thái có màu vàng tươi, rễ không lõi.
  • Khi thái miếng mật nhân, mặt bên vỏ rễ màu vàng nhạt.
  • Các thớ sắp xếp đều, không có đoạn đứt bất thường do mắt, nhánh tạo ra.
Phân biệt bách bệnh qua mùi vị

Ngoài hình dáng thì nhờ vào mùi vị, những nguyên chuyên khai thác loại cây này đều có thể nhận biết được. Theo họ, rễ bách bệnh khi phơi khô sẽ tỏa ra mùi thơm ngậy đặc trưng khác hẳn với các loại cây khác. Sở dĩ có được mùi thơm này là do các hoạt chất từ cây thuốc và tinh dầu phát ra.

Khi cắn rễ cây, đầu lưỡi sẽ thấy tê tê, vị đắng ngắt. Với loại bách bệnh giả sẽ không có vị đắng hoặc chỉ đắng nhẹ. Có lẽ đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài cây quý này, do đó người mua nên áp dụng ngay cách nhận biết này.

Cũng giống như hầu hết các loại thảo dược khác, nước sắc của cây bách bệnh có vị đắng ngắt, khó uống. Tuy nhiên, sau vài ba lần uống sẽ quen và thích vị đắng của loại cây thuốc quý này.

Giá 1kg mật nhân bao nhiêu tiền?

Giá bán mật nhân trên thị trường rất đa dạng, trung bình từ 70.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ. Tuy nhiên, thực tế mật nhân là loại cây quý, khó tìm thấy nhưng giá bán sẽ không thể nào dưới 100.000 VNĐ/1kg được. Do đó, nếu bạn thấy giá bán loại cây này quá rẻ thì nên xem xét lại vì đó có thể không phải là cây mật nhân.

Xem thêm:

Sự thật về công dụng chữa bệnh của cây mật nhân – Báo Sức khỏe đời sống

Như vậy, có thể nói mật nhân (bách bệnh) là loại thảo dược từ thiên nhiên rất an toàn cho con người. Tuy nhiên, trước rất nhiều sản phẩm cây mật nhân giả mạo được bày bán trên thị trường thì khách hàng rất khó để chọn mua được sản phẩm thực sự. Do đó, khi mua sản phẩm này nên tìm hiểu kỹ thông tin cũng như cách phân biệt thật giả để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, nên tìm địa chỉ mua hàng uy tín thực sự để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất về cây mật nhân.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version