Gấc là gì? Tác dụng của quả gấc chữa bệnh gì: Trĩ, bướu hạch, tăng cường thị lực, làm đẹp da,… Cách dùng gấc tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của quả gấc. Cách sử dụng gấc chữa bệnh có tốt không, kiêng gì. Giá gấc bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây gấc.
Gấc là gì?
Gấc (mộc miết) có tên khoa học là Momordica cochinchinensis, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Cây được trồng nhiều ở Việt Nam cũng như một số nước khu vực Đông Nam Á để lấy quả dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của cây gấc
- Gấc là cây dây leo, thường bò trên giàn hoặc hàng rào, khi trưởng thành có thể dài tới 15m.
- Lá nhẵn, mọc so le, chia thành 3 – 5 thùy, dài từ 8 – 18cm. Mặt lá nhám, bên trên là các gân nhỏ; hai bìa mép có răng cưa.
- Hoa đơn tính cùng gốc mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có 5 cánh màu vàng nhạt.
- Quả to, hình bầu dục, có đường kính từ 12 – 18cm, dài 15 – 20cm. Vỏ quả có gai, lúc còn non có màu xanh, khi chín chuyển sang đỏ. Thịt quả màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng.
- Hạt đen được bọc bởi lớp màng màu đỏ sẫm, hơi dẹt, xếp thành hàng dọc; mép hạt có răng tù; nhân chứa nhiều dầu.
- Cây thường ra hoa vào tháng 6 – 8 và đậu quả trong khoảng tháng 8 – 11.
Thành phần dược chất của gấc
Thành phần dược chất của gấc đã được nghiên cứu và chứng minh rất có lợi đối với sức khỏe. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng có trong quả:
- Hàm lượng cao vitamin A và E cùng các khoáng chất vi lượng tốt cho cơ thể.
- Hàm lượng beta carotene – tiền chất của vitamin A giúp sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
- Chất lycopene có tác dụng làm đẹp da, đẩy lùi nếp nhăn, nám, tàn nhang và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Dầu hạt giúp làm giảm LDL cholesterol, chống xơ vữa động mạch.
- Curcumin có khả năng loại bỏ gốc tự do gây ung thư trong thức ăn hàng ngày.
Tác dụng của gấc
Gấc có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Từ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng như một vị thuốc chính để chữa các căn bệnh như:
- Chữa chai chân do các dị vật găm vào da, ảnh hưởng đến việc đi lại.
- Chữa đau bung do va đập, bị thương tụ máu.
- Điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
- Chống khô sạm da, trị mụn nhọt, trứng cá; ngăn ngừa rụng tóc.
- Phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, tuyến tiền liệt,…
- Tác dụng tốt với tim mạch, góp phần ngăn ngừa tai biến, tăng cường tuổi thọ.
- Nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Trị quai bị, sưng tấy, lở loét,…
- Tăng tiết lượng sữa tự nhiên cho phụ nữ mới sinh.
- Ổn định hệ thần kinh, chống lại một số biểu hiện của bệnh trầm cảm.
- Tốt cho sức khỏe tình dục: Hỗ trợ hoạt động của tổ chức tế bào sinh dục trong việc sinh sản tinh trùng và trứng; ngăn chặn sự thay đổi cấu trúc các bộ phận sinh dục như tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung, ống dẫn tinh,…
Cách dùng gấc hiệu quả
Cách dùng gấc chữa bệnh và làm thực phẩm tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể chế biến quả theo các cách khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng gấc chữa bệnh
Cách sử dụng gấc chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và mang lại hiệu quả tích cực đối với người dùng. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc quen thuộc từ mộc miết dưới đây:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu:
- 3 – 4 hạt mộc miết (mộc miết tử)
- 5g chiếu rách hoặc quai bị cói
- Dầu vừng
Cách làm:
- Đốt các nguyên liệu thành than rồi trộn với dầu vừng bôi vào chỗ sưng đau.
- Làm liên tục nhiều ngày bệnh quai bị sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
- 50 hạt mộc miết tử
- 1 lít rượu trắng
Cách làm:
- Hạt đốt cháy, giã nhuyễn rồi đem ngâm với rượu khoảng 2 tuần.
- Mỗi lần lấy từ 5 – 10ml rượu xoa đều lên vùng da bị tụ máu.
- Bài thuốc này có tác dụng trị tụ huyết do chấn thương hiệu quả.
Cách dùng gấc làm đẹp
Cách dùng gấc làm đẹp được nhiều chị em quan tâm và truyền tai nhau. Loại quả này được coi là mỹ phẩm tự nhiên có tác dụng chống khô sạm da, đẩy lùi nám, tàn nhang, mụn nhọt, trứng cá,… Người dùng có thể sử dụng dầu mộc miết hoặc bôi trực tiếp lên da đều mang lại những hiệu quả nhất định.
Làm đẹp da mặt:
Nguyên liệu: 5ml dầu mộc miết.
Cách làm:
- Rửa mặt sạch rồi thoa một chút dầu lên da, để từ 15 – 20 phút cho thấm đều.
- Rửa mặt lại với nước ấm để tẩy hết bụi bẩn, độc tố, giúp da mặt căng bóng và mịn màng hơn.
Trị mụn nhọt, trứng cá:
Nguyên liệu: Phần thịt quả chín.
Cách làm:
- Dằm nhuyễn thịt quả, thêm vài giọt nước cốt chanh.
- Rửa mặt sạch, bôi hỗn hợp lên da, để khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
- Thực hiện 2 lần/tuần giúp dưỡng da, trị trứng cá rất tốt.
Cách dùng gấc trong ẩm thực
Cách chế biến gấc thành món sinh tố, chè,… tuy đơn giản nhưng rất bổ dưỡng. Các bà nội trợ thường dùng loại quả này làm nguyên liệu chế biến món ăn để đa dạng thực đơn hàng ngày, kích thích cảm giác ngon miệng cho các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số món ngon từ quả mộc miết.
Cách chế biến chè gấc:
Nguyên liệu:
- 1 quả chín
- 500g bột nếp
- 200g đậu xanh bỏ vỏ
- 2 thìa bột năng
- 200g dừa nạo
- 100g đậu phộng rang
- 1 hộp nước cốt dừa
- 1 củ gừng
- 400g đường
- ½ thìa muối
Cách làm:
- Đậu xanh ngâm qua đêm rồi hấp chín.
- Cho đậu, đường, muối vào máy xay nhuyễn.
- Mộc miết lấy phần thịt đỏ trộn với nước cốt dừa rồi nhào cùng bột nếp.
- Vo đậu xanh thành các viên nhỏ. Lấy phần bột đã nhào trên bọc đậu xanh lại, thả từng viên vào nồi nước sôi. Khi bột chín chuyển thành màu đỏ tươi và nổi lên thì vớt ra, thả vào bát nước lạnh. Sau khoảng 2 – 3 phút vớt ra, để ráo.
- Cho đường vào nồi nước nhỏ đun sôi, thả gừng và bột đã chín vào ngào khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Múc ra bát, trang trí thêm đậu phộng và dừa sợi lên trên.
Cách chế biến gấc hấp đường:
Nguyên liệu:
- 3 thìa đường
- 1 quả chín
Cách làm:
- Bổ quả làm đôi, lấy hết phần thịt ra.
- Cho đường vào trộn cùng tùy theo khẩu vị.
- Hấp cách thủy trong khoảng 30 phút rồi thưởng thức.
Xem thêm: Công dụng của quả gấc trong việc chữa bệnh
Gấc ngâm rượu
Gấc ngâm rượu như thế nào và có tác dụng gì đối với người dùng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Loại rượu này được cánh mày râu vô cùng ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và khả năng cải thiện sức khỏe kỳ diệu. Dưới đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị và cách thức ngâm rượu ngon.
Nguyên liệu:
- Quả chín
- Rượu trắng nồng độ từ 38 – 40 độ
- Bình thủy tinh sạch
Cách ngâm:
- Bổ quả lấy phần thịt, bỏ vỏ và hạt vì trong hạt chứa một số độc tố gây hại cho gan.
- Lấy phần thịt quả ngâm với rượu theo tỷ lệ 1kg/7 lít.
- Đậy kín nắp bình và ngâm khoảng 1 tháng – 40 ngày là dùng được.
Lưu ý:
- Khi ngâm rượu nên để bình ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ lý tưởng nhất là 25 độ C, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
- Mỗi ngày chỉ uống 1 – 2 chén nhỏ trong các bữa ăn; không nên uống quá nhiều một lúc (100ml) vì có thể làm phản tác dụng của rượu.
Xem thêm:
Hình ảnh cây gấc
Cách dùng gấc cần lưu ý những gì?
Tác dụng của gấc đối với sức khỏe rất tốt nhưng khi ăn, người dùng vẫn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên bỏ màng đỏ bên ngoài hạt vì sẽ làm mất đi một lượng vitamin A nhất định.
- Hạt quả chứa độc tố, nếu dùng sai cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, tránh dùng hạt làm thuốc uống trực tiếp, thay vào đó chỉ nên bôi ngoài da sau khi đã nướng chín.
- Không nên ăn quá nhiều để tránh gây vàng da.
Để tránh tác dụng phụ không mong muốn, trước khi dùng các bài thuốc từ mộc miết, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm video về công dụng của gấc:
Giá gấc trên thị trường
Giá gấc trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg được nhiều người quan tâm. Hiện nay, loại quả này được bày bán ở hầu hết các chợ và siêu thị trên cả nước với mức giá từ 50.000 – 60.000 đồng/1kg.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về hình ảnh, tác dụng và cách dùng gấc chữa bệnh. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang