Cây ngọc cẩu (gió đất, hoa đất, nấm tỏa dương) có tác dụng với việc cải thiện chức năng sinh lý. Cây ngọc cẩu có mấy loại? Cách nhận biết, phân biệt cây ngọc cẩu đực, cái chính xác nhất để không mua phải hàng kém chất lượng. Lưu ý gì khi mua và sử dụng cây ngọc cẩu.
Cây ngọc cẩu theo nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh văn phòng của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy có chứa Anthoxyanozit, L-Arginin. Đây là một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật. Bởi vậy, nấm ngọc cẩu được biết đến như một ” thần dược” trong chuyện phòng the của các đấng mày râu.
Hiện nay người tiêu dùng đang xoay chóng mặt với thị trường tràn lan, “treo đầu dê bán thịt chó” của cây ngọc cẩu. Bởi vậy việc nhận biết được các loại nấm ngọc cẩu giúp việc phân biệt và lựa chọn nấm dễ dàng hơn.
Đặc điểm cây ngọc cẩu?
Lương y Phạm Văn Thanh: “Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu sẫm. Thân được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím.”
Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10 – 15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2 – 3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
Nấm tỏa dương mọc ở đâu?
Ban đầu, nghiên cứu về nấm ngọc cẩu của Ray Sahelian, M.D, nấm ngọc cẩu còn có tên là nấm tỏa dương. Loại nấm này được biết đến ở Trung Quốc, ở những nơi có địa hình cao, chủ yếu như ở Nội Mông và Tây Tạng.
Tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía bắc gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…
Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Đặc biệt quý khi nấm được thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn. Đa phần là những nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
Cây ngọc cẩu rừng có mấy loại?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nấm ngọc cẩu gồm nhiều loại thuộc các chi khác nhau. Tuy nhiên có thể dựa vào hình dáng, màu sắc ruột nấm để chia ra thành các loại với tên gọi riêng.
Phân biệt cây ngọc cẩu rừng qua màu sắc ruột nấm
Với cách phân biệt này chúng ta cần bổ đôi nấm ra để quan sát. Nhờ vào màu sắc của ruột nấm mà chia ra:
- Nấm ngọc cẩu ruột tím.
- Nấm ngọc cẩu ruột vàng pha trắng.
Nấm ngọc cẩu ruột tím
Loại nấm ngọc cẩu phổ biến và được nhiều người biết hơn cả. Bên ngoài nấm có màu đỏ nhưng bên trong ruột lại có màu tím. Phần lớp biểu bì giáp với ruột và vỏ có màu vàng pha trắng. Loại nấm này có hàm lượng nước tương đối cao. Những cây nấm ngọc cẩu ruột tím khi trưởng thành có chiều cao 12 – 17cm. Loại này khi phơi khô có mùi đặc trưng gần giống như thuốc Bắc.
Nấm ngọc cẩu ruột vàng pha trắng
Màu sắc bên ngoài của nấm ngọc cẩu ruột vàng pha trắng cũng là màu đỏ. Tuy nhiên phần ruột có màu vàng pha trắng hoặc nâu sậm. Phần biểu bì giữa lớp ruột và vỏ nấm có phần mỏng hơn nấm ruột tím. Nấm loại này chứa ít nước nên khi thái lát không có cảm giác nước ứa ra như đối với nấm ruột tím. Cây nấm trưởng thành cao vào khoảng 20 – 25cm, nhiều cây cao hơn. Loại nấm này không có vị thơm đậm bằng nấm ruột tím.
Cây ngọc cẩu phân biệt qua hình dáng hoa
Bên cạnh việc nhận biết thông qua màu sắc ruột nấm chúng ta có thể dựa vào hình dáng hoa để phân biệt nấm đực hay nấm cái.
Nấm ngọc cẩu đực
Nấm ngọc cẩu đực có đặc điểm là thường có kích thước dài, hình chóp. Thân nấm nhẵn, phần chóp nấm thì sần sùi và nhẹ, loại nấm này không nở như dạng bông hoa. Thân nấm ngọc cẩu đực có chiều cao khoảng từ 10 đến 15cm. Nấm ngọc cẩu đực trưởng thành có kích thước to và thơm hơn nấm cái.
Nấm ngọc cẩu cái
Nấm ngọc cẩu cái có chiều cao thấp hơn và thường nhỏ hơn so với nấm ngọc cẩu đực. Cây nấm ngọc cẩu cái thường nở như dạng một bông hoa. Phần đầu của hoa có màu trắng hoặc pha lẫn màu vàng, cuống hoa có màu hồng hoặc đỏ. Nấm cái sau khi nở hoa thường có màu sẫm và nhiều thịt. Tuy nhiên nấm cái không thơm bằng nấm đực.
Tham khảo thêm tại đây: Mua nấm ngọc cẩu bổ dưỡng tại Hà Giang làm quà – Báo Tuổi Trẻ
Cách nhận biết nấm tỏa dương ngọc cẩu giả trên thị trường hiện nay
Hiện nay nhiều thương lái nhằm trục lợi cá nhân đã nhập những loại nấm giả, nấm có hình dáng gần giống nấm ngọc cẩu để rao bán và gán mác công dụng tương đương nhau. Tuy nhiên những loại nấm giả này không hề có tác dụng chữa bệnh.
Hiện nay trên thị trường đang tràn lan và có bán rất nhiều loại nấm ngọc cẩu Trung Quốc nhưng với cái giá cắt cổ, đắt hơn so với nấm thật. Các loại nấm được nhập từ Trung Quốc thoạt nhìn có hình dáng rất giống nấm ngọc cẩu ruột tím. Tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy loại nấm này có kích thước to và dài hơn hẳn. Bởi lẽ người nuôi, người bán tiêm chất kích thích vào để nấm phát triển nhanh và thu lợi. Phần vỏ loại nấm giả này ít gai hơn và màu vỏ của nó nhìn sẫm hơn chứ không đỏ tươi như nấm thật. Loại nấm này khi được ngâm rượu thì có màu trong vắt và không có mùi thơm đặc trưng.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại nấm lạ được gán mác nấm ngọc cẩu rừng. Với nấm giả có nhiều loại. Trong đó có nấm non, chất lượng kém được thổi phồng tác dụng cho người mua. Ngoài ra các loại nấm có hình dáng giống nấm ngọc cẩu, nấm làm giả cũng được trà trộn vào bán. Nhiều loại nấm giả được bán còn dính độc tố trong cây nấm. Sau khi dùng chúng ta nhẹ có thể bị ngộ độc mà nặng thì bỏ mạng vì loại nấm không rõ nguồn gốc.
Dùng cây ngọc cẩu tươi hay khô tốt hơn?
Thông thường, phơi khô 5 cân nấm ngọc cẩu tươi thì 1 cân nấm khô. Bởi vậy nhiều người thắc mắc nên dùng nấm tươi hay nấm khô thì tốt hơn?
Nấm ngọc cẩu khô được cô đọng thành phần dược chất và có mùi vị thơm hơn. Còn nấm ngọc cẩu tươi được giữ nguyên thành phần dược chất, người dùng không lo chất bảo quản trong quá trình thu hái và chế biến. Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn loại nấm cho phù hợp.
Ngọc cẩu ngâm rượu: Cách ngâm rượu ngọc cẩu thành tiên tửu phòng the
Nấm ngọc cẩu: Tác dụng và cách dùng? – Viện Y học Việt Nam
Nhận biết nấm ngọc cẩu khô đúng chuẩn
Nấm ngọc cẩu khô chuẩn
- Mùi vị: Khi phơi khô phải có mùi thơm dịu, nấm không có hiện tượng bị ẩm mốc và không có mùi lạ.
- Màu sắc: Có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính vào nhau.
- Hình dáng: Nhiều bạn lầm tưởng nấm ngọc cẩu có kích thước càng lớn thì chất lượng càng tốt, nhưng không phải. Bởi nấm lớn thường là nấm ruột vàng pha trắng nên có chất lượng kém hơn nhiều loại nấm ruột tím thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ (đây là loại nấm ruột tím chuẩn).
Nấm ngọc cẩu khô kém chất lượng
- Mùi vị: Khi cầm nấm đưa lên ngửi ta không thấy mùi thơm, hoặc chỉ thấy mùi hôi.
- Màu sắc: Nấm chất lượng thấp thường có màu đen, thậm chí thấy mốc. Nấm bị vụn nát nhiều, thường dính nhiều chất bột, thân nấm và củ nấm dời dạc, không liền khúc.
- Hình dáng: Nấm chất lượng thấp thường có kích thước lớn. Đây là loại nấm ruột vàng pha trắng không phải nấm ngọc cẩu ruột tím.
Ngọc cẩu tươi chọn loại nào thì tốt?
Theo kinh nghiệm dân gian nấm ngọc cẩu để có thể sử dụng được làm thuốc thì phải được chế biến bằng cách phơi hoặc sao khô cho tới khi dậy mùi thơm.
Khi nấm đã khô, lượng nước trong nấm không còn. Khi đó vị chát cố hữu có trong cây nấm hầu như biến mất. Bởi vậy ngâm nấm ngọc cẩu sau khi thái mỏng, phơi khô sẽ có mùi vị đậm đà hơn nhiều so với ngâm nấm ngọc cẩu tươi.
Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào nói về thành phần dược chất trong nấm tươi tốt hơn nấm khô hay ngược lại. Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng của người mua để lựa chọn nấm cho phù hợp.
Lưu ý gì khi mua và sử dụng nấm ngọc cẩu
Một lời khuyên khi mua nấm ngọc cẩu đó là nên mua khi nấm còn tươi. Lúc này bạn sẽ quan sát được rõ ràng hình dáng, màu sắc của nấm để phân biệt. Không nên mua nếu thân nấm xuất hiện những dấu hiệu mốc mọt hay không còn mùi thơm đặc trưng.
Việc mua nấm tươi thì đồng nghĩa việc bảo quản trở nên khó hơn. Sau khi mua bạn cần rửa sạch vết bẩn, cát hay vỏ cây còn dính ở bên ngoài. Tiếp đó để khô và ngâm cả cây với rượu hoặc thái thành từng lát mỏng tùy theo mục đích sử dụng. Nếu bạn muốn sử dụng lâu dài thì nên thái ra hoặc để cả cây phơi khô và dùng dần.
Một lưu ý nữa đó là không nên phơi cây ngọc cẩu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Việc làm này sẽ khiến nấm ngọc cẩu mất đi các dược chất quý. Sẽ tốt hơn nếu bạn phơi nấm ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Việc bảo quản sẽ tốt nhất nếu bạn để nấm khô trong một chiếc lọ sạch. Ngoài ra có thể bỏ nấm vào túi bóng và buộc chặt lại. Cẩn thận hơn có thể dùng túi hút chân không ngăn chặn vị khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Ngoài cách ngâm rượu bạn có thể sắc thành nước uống thay nước lọc. Đây là hai cách chế biến chính của nấm ngọc cẩu hiện nay.
.