Biển súc đã là một loài thuốc quý được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, Biển súc còn có tên gọi khác là cây rau đắng, cây càng tôm, cây xương cá.
Tên khoa học: Herba polygoni Avicularis., họ Polygonum aviculare – L.
Cũng có nơi gieo hạt trồng làm thuốc và rau ăn, trong bữa ăn hàng ngày nhân dân miền đất Quảng Nam – Đà Nẵng nhất là phố cổ Hội An thường có rau đắng coi như món ăn đặc sản trong đỉa rau sống có nhiều gia vị khác ở vùng rau sạch ở miền làng rau Trà Quế – Hội An, hoặc rau đắng luộc trộn với muối mè ăn rất ngon, người ta còn dùng rau đắng trong ăn lẩu.
Rau đắng một vị thuốc quý, càng quý hơn khi rau đắng luộc trộn với muối mè trong bữa ăn thường ngày, lại chữa và hạn chế sự phát triển được nhiều bệnh về vữa xơ động mạch, hô hấp, tiêu hoá gan mật, thận tiết niệu, rất rẻ tiền, đơn giản dễ tìm ở đâu cũng có, lại không có độc tính.
Thành phần hóa học: Trong rau đắng có 0,35% chất tanin, 900mg Vitamin C ở rau đắng khô, 39% carôten; Flavonozit avicularin (khi thuỷ phân avicularin sẽ cho quercetin và L. arabinozo); Anthraglycozit. Ngoài ra còn có đường tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%.
Bộ phận dùng của Biển súc
Thu hoạch toàn cây bao gồn cả rễ đem phơi hay sấy khô, thu hái vào mùa xuân hạ. Dùng sống hay phơi nắng, sao vàng thơm.
Theo Đông y
Biển súc có vị đắng tính bình, không độc vào 2 kinh vị và bàng quang do đó có tác dụng rất tốt cho lợi tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, sỏi thận, mụn nhọt, giải độc, vàng da tắt mật. Rau đắng giã nhỏ cho ít muối đắp lên vùng da có sưng đau, nóng đỏ rất tốt.
Liều lượng: ngày 10 – 20g khô.
Một số bài thuốc từ biển súc
- Bài thuốc chữa viêm bàng quang, sỏi thận và sỏi bàng quang, đái dắt buốt hoặc đái ra máu:
Biển súc 20g, Xa tiền tử 12g, Mộc thông 8g, Cù mạch 8g, Cam thảo 4g, Hoạt thạch 12g, Chi tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa đái khó, đái buốt, đái rắt, đái ra sỏi:
Rau đắng 15 – 20g khô hoặc sấy khô sắc uống thường xuyên. - Bài thuốc chữa viêm bàng quang, viêm tiết niệu, giải nhiệt, giải độc nhất là ở những người có viêm gan vàng da, vàng mắt (Bilrubin trong máu cao)
Rau đắng khô 12g, hoạt thạch 10g, mộc thông 5g, mã đề 8g, cho nước 3 bát, sắc còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày - Trị viêm ruột, kiết lỵ:
Biển súc 16g, Xa tiền tử 12g, Tiên hạc thảo 16g, sắc nước uống trị tiêu chảy do thấp nhiệt. Biển súc chế thành xirô hàm lượng 1ml có 1gam thuốc, mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 – 3 lần. Tác giả theo dõi 108 bệnh nhân, khỏi 104 ca, thời gian hết sốt bình quân 1 ngày, hết đau bụng 4 ngày, phân bình thường sau 5 ngày. Sau khi xuất viện 36 ca bệnh nhân được theo dõi 1 – 12 tháng, có 2 ca tái phát tiếp tục trị khỏi. Thời gian uống thuốc không có phản ứng phụ nào (Báo cáo của Bệnh viện số 1, trực thuộc Viện Y học Hồ bắc, tờ Thông tin Trung thảo dược 1972,3:24). - Trị trùng roi âm đạo, ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu:
Biển súc tươi 250g cho vào 1500ml nước sắc rửa ngứa ngoài da, âm đạo trùng roi. Biển súc 40g sắc đặc ngày 1 thang uống trong 3 ngày liền, trị giun móc. Biển súc 40g, giấm lâu năm 120g, gia nước 3 chén còn 1 chén chia 2 lần uống, trị giun chui ống mật. - Trị đau răng:
Mỗi ngày dùng Biển súc 50 – 100g sắc nước chia 2 lần uống trị 81 ca, khỏi 80 ca sau khi uống thuốc 2 – 3 ngày (Báo Trung y Thiểm tây 1986,1:28). Ngoài ra có tác giả báo cáo dùng Biển súc 40 – 80g tươi, gia trứng gà mấy cái, gừng tươi vừa đủ sắc uống trong ngày 1 lần trong 20 ngày. - Trị tiểu đục, tiểu ra dưỡng trấp:
Biển súc cả rễ, hợp với Sinh khương, Trứng gà, nấu ăn (Thực Dụng Trung Y Học). - Trị giun chui ống mật:
Biển súc 30g, giấm lâu năm 90g, trộn 3 chén nước, sắc còn 1 chén, chia làm 2 lần uống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang