Tỳ Giải
(Dioscorea tokoro Mahino)
Tên khác: Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế..
Tên khoa học: Dioscorea tokoro Mahino. Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae)
Mô tả cây thuốc:
Tỳ giải là loại cây leo, sống lâu năm, thân nhỏ gầy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, có nhiều gân nổi rõ. Lá kèm biến thành tua cuốn. Rễ phình thành củ, mặt ngoài màu vàng nâu, trong màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành bông. Quả nhỏ có dìa như cánh.
Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:
Tỳ giải dùng thân rễ. Nên chọn loại chắc, khi thái lát phơi khô có màu nâu, hoặc trắng ngà, đều, không mối mọt là tốt, loại thâm đen cũ nát mối mọt là thứ xấu. Không nhầm với củ Thổ phục linh còn gọi Thổ tỳ giải củ có màu nâu hơn, dây không có gai.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Tỳ giải là phần thân rễ có phiến vát không đều, cạnh không đều, kích thước thay đổi, dày 2-5 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc đen hơi nâu, có rải rác vết cúa các rễ nhỏ, dạng hình nón nhô lên. Mặt cắt màu trắng hơi xám đến màu nâu hơi xám, các đốm màu nâu hơi vàng của các bó mạch rải rác. Chất xốp hơi có dạng bọt biển. Mùi nhẹ, không rõ rệt; vị hơi đắng.
Thành phần hóa học:
Theo Nhật Bản dược học tập chí, trong Tỳ giải có hai chất saponozit là dioxin và dioscorea sapotoxin. Dioxin là hợp chất có tinh thể, độ chảy 2880C, tan trong nước, tan trong cồn, cồn metylic, không tan trong nước, hơi tan trong axeton, có độ chảy.
Tính vị: Vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh can và vị.
Tác dụng của Tỳ giải:
Khứ phong thấp, phân thanh khứ trọc, lợi tiểu. Dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bạch trọc, chữa lưng gối tê đau, mụn nhọt…
Liều dùng, cách dùng: 4 – 20g, dưới dạng thuốc sắc, phối hợp trong các bài thuốc.
Bài thuốc có Tỳ giải:
– Trị hai chân nhức mỏi, lở ngứa (do thấp nhiệt): Tỳ giải 14g, Ý dỹ 16g, Ngưu tất 14g, Hà thủ ô 12g, Mộc qua 12g, Đỗ trọng dây 12g, Đương quy 14g, Đơn sâm 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
– Trị tiểu nhiều lần nước tiểu đục có chất nhờn: Tỳ giải, Ô dược, Ích trí nhân, Thạch xương bồ, lượng bằng nhau. Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 – 12g, cho ít muối sắc nước uống nóng.
– Chữa tiểu cặn lắng, sỏi tiết niệu: Tỳ giải, Kim tiền thảo, Ý dỹ, Cỏ xước, Ô dược mỗi vị 12-16g. Sắc uống nhiều ngày.
– Chữa đau lưng, tiểu buốt, tiểu gắt, viêm tiết niệu (do thấp nhiệt): Sinh địa 20g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 14g, Sơn thù 12g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Tỳ giải 12g, Hoàng bá 12g, Ngưu tất 12g. Sắc uống.
– Chữa tiểu đục mãn tính: Tỳ giải, thạch xương bồ, ích trí nhân, ô dược, sinh cam thảo. Các vị bằng nhau, muối ăn 1g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trước khi ăn.
Kiêng kỵ : Âm hư hoả thịnh, Thận hư không nên dùng.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang