Màn kinh tử có vị cay đắng, tính hơi hàn vào ba kinh can, phế và bàng quang có tác dụng tán phong nhiệt, chữa nhức đầu, hoa mắt.
Tên khoa học: Vitex trifolia L.
Cây Màn kinh tử (mạn kinh tử) hay còn gọi là quan âm bế là một cây dược liệu điều trị cảm mạo phong nhiệt nhức đầu, đỏ mắt, nhiều nước mắt, mắt mờ nhìn không rõ, chóng mặt, hoa mắt, lợi răng sưng đau.
Cây màn kinh tử
Thành phần hóa học: Trong màn kinh tử có tinh dầu. Trong tinh dầu có camphen, pinen (55%), ditecpen ancola C20H12O (2%), và tecpenylaxetat (10%). Ngoài ra còn có ancaloit và vitamin A.
Theo đông y:
Màn kinh tử có vị cay đắng, tính hơi hàn vào ba kinh can, phế và bàng quang có tác dụng tán phong nhiệt, chữa nhức đầu, hoa mắt.
Tại malaixia nhân dân rất hay dùng lá màn kinh tử để chữa mọi loại bệnh. Ngoài ra họ còn dùng tán nhỏ cho vào gạo hay nơi để vải vóc để chống côn trùng khởi ăn gạo hay phá hỏng vải.
Bộ phận lấy dược liệu: quả Màn kinh (Màn kinh tử) là quả chín phơi hay sấy khô của cây Màn kinh.
Chủ trị: Hiện nay màn kinh tử là một vị thuốc có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, nhức bên thái dương, đau nhức trong mắt, tê thấp, co giật, mặt mũi tối tăm; còn cò tác dụng giảm đau.
Dược liệu từ cây màn kinh tử
Các bài thuốc từ màn kinh tử:
1. Chữa thiên đầu thống:
Màn kinh tử 10g, cam cúc hoa 8g, xuyên khung 4g, tế tân 3g, cam thảo 4g, bạch chỉ 3g, đổ 600ml nước sắc đặc còn 1/3 chia 3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc chỉ có một vị màn kinh tử: màn kinh tử 80g, rược uống (30 – 40o) một lít. Ngâm khoảng 10 ngày trở lên. Ngày uống hai lần, mỗi lần từ 10 – 15ml.
2. Chữa đau đầu do huyết áp cao:
Mạn kinh tử thang: Mạn kinh tử 12g, cúc hoa 12g, bạc hà 8g ( cho sau), bạch chỉ 8g, câu đằng 12 – 16g sắc nước uống.
3. Trị đau đầu do cảm mạo:
Cúc chung ẩm: Mạn kinh tử 12g, cúc hoa 12g, phòng phong, toàn phúc hoa mỗi thứ 12g, xuyên khung 6g, khương hoạt 6g, sinh thạch cao 20g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g, sắc lấy nước uống.
4. Bài thuốc làm cho tóc đen và dài:
Màn kinh tử và hùng chi (mỡ gấu) hai vị bằng nhau, trộn với dấm thanh để bôi vào tóc.
Lưu ý
- Cần thận trọng dùng mạn kinh tử cho các loại đau đầu hoặc các vấn đề về mắt, do âm hư hoặc Thiếu máu.
- Nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn tài liệu: Đỗ Tất Lợi (2006) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Nxb Y học.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang