Đại hoàng dùng liều nhỏ có tác dụng lợi tiêu hoá, liều cao tẩy nhẹ trong trường hợp táo bón, làm thuốc bổ đắng cho người mới ốm dậy, người già thiếu máu…
Tên khoa học: Radix et Rhizoma Rhei.
Nguyên liệu:
Thân rễ của nhiều loại Đại hoàng như Chưởng diệp Đại hoàng (Rheum palmatum L.); Đường cổ Đại hoàng (Rheum officinale Baill.) đều thuộc họ Rau răm ( Polygenaceae).
Củ lớn dài 5 – 17 cm, rộng 4 – 10cm, dày 2 – 4 cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng, chắc cứng và thơm, cắt ra trơn nhánh, cắn dính răng là tốt. Có nhiều thứ: có thứ mềm có dầu, sắc vàng đen; có thứ thịt xốp, khô, ít dầu.
Thành phần hóa học:
Trong Đại hoàng có 2 loại hoạt chất có tác dụng ngược nhau.
Loại có tác dụng tẩy là các dẫn chất của anthraquinone phần lớn ở trạng thái kết hợp gồm có chrysophanol emodin, aloe-emodin, rhein và physcion.
Loại có tác dụng thu liễm là các hợp chất có tanin (rheotannoglycosid) chủ yếu có glucogallin, rheumtannic acid, gallic acid, catechin, tetrarin, cinnamic acid, rheosmin.
Ngoài ra còn có acid béo, calcium axalate, glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các acid hữu cơ và các chất giống oestrogene.
Tác dụng:
Theo đông y:
Tính vị – quy kinh: vị đắng, tính hàn. Vào năm kinh can, tỳ và vị, tâm bào và đại trường.
Tác dụng: tả thực nhiệt trong huyết, điều hòa trung tiêu, yên 5 tạng.
Chủ trị – liều dùng:
– Dùng sống: làm thuốc tả hạ, thanh nhiệt.
– Tẩm sao: trị huyết bế.
Ngày dùng 1 – 10g.
Theo y học hiện đại:
Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anthraquinone. Tác dụng của thuốc chủ yếu là ở Đại tràng, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại tràng tăng, nhu động ruột tăng, nhưng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu tràng. Nhưng trong Đại hoàng có chất Tanin nên sau tiêu chảy thường hay táo bón, hoặc liều nhỏ (ít hơn 0,3g/Kg) thường gây táo bón.
Tác dụng lợi mật: thuốc tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng oddi khiến mật bài tiết.
Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu, làm giảm tính thấm của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương chế tạo tiểu cầu, nhờ vậy làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ yếu là chrysophanol.
Tác dụng kháng khuẩn: Đại tràng có tác dụng kháng khuẩn rộng chủ yếu đối với tụ cầu, liên cầu, song cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn chất của anthraquinone. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virus cúm.
Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống gây hạ áp. Liều nhỏ của Đại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn ngược lại ức chế.
Thành phần emodin và rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư của hắc lựu (melanoma), ung thư vú và ung thư gan có ascite (nước bụng) ở chuột.
Thuốc có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu đối với thỏ gây cao cholesterol và cho uống thuốc. Nhưng với thỏ bình thường thì không có tác dụng.
Lưu ý:
Không có uất nhiệt, tích đọng thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Thứ có dầu, rửa sạch cho nhanh, ủ cho đến mềm, thái lát mỏng 1 – 2 ly; sấy nhẹ cho khô tẩm rượu sao qua (thường dùng).
Thứ xốp, cũng rửa sạch nhanh, đồ qua cho mềm thái mỏng.
Theo Trung y:
Đại hoàng đắng tả hạ mạnh: trị bệnh ở hạ tiêu thì dùng sống, trị bệnh ở thượng tiêu thì tẩm rượu.
Bảo quản: để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm vì dễ mốc mọt và biến sắc.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang