Thạch Xương Bồ
Tên khác: Thủy kiếm thảo, Nham xương bồ.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu, đông. Phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng:
Cách bào chế Dược liệu: Theo kinh nghiệm Việt Nam nếu còn đất, rửa sạch, ủ một đêm, bào, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh nóng vì dễ mốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm và Can.
Tác dụng của Thạch xương bồ: Thông khiếu, thông khí, trục đờm, giải độc, sát trùng.
Chủ trị: Trị kinh giản, đờm nghịch lên, phong hàn tê thấp, đắp ngoài trị nhọt, lở.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g.
Bài thuốc có Thạch xương bồ:
– Chữa ho đờm, ho khan, khò khè khó thở, ho đau tức ngực, đau rát họng, người mệt mỏi: Thạch xương bồ 12g, Bách bộ 20g, Trần bì 12g, Mạch môn 16g, Cát cánh 16g, Bạc hà 12g, Cam thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa đau nhức đỉnh đầu, 2 bên thái dương, nhiều lúc đau làm mờ 2 mắt: Thạch xương bồ 16g, Mạn kinh tử 20g, Cối xay 20g, Liên nhục 16g, Cây xấu hổ 16g, Lá vông 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
– Chữa các chứng mệt mỏi, ăn uống kém, khó ngủ, hồi hộp lo lắng khó thở, tim đập nhanh: Thạch xương bồ 16g, Lạc tiên (sao vàng) 16g, Toan táo nhân 20g, Bá tử nhân 20g, Sinh địa 20g, Đảng sâm 15g, Thiên môn 20g, Huyền sâm 15g, Mạch môn 20g, Bạch phục linh 15g, Đương quy 16g, Cát cánh 15g, Ngũ vị tử 16g, Đan sâm 16g, Viến chí 20g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa kinh nguyệt không đều: Thạch xương bồ 8g, Đảng sâm 16g, Thục địa 12g, Ngải cứu 12g, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Ngô thù du, Trần bì mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang