Thiên trúc hoàng Cây cao 9-10m; thân rất thẳng, lóng dài 40-60cm, rộng 5-6cm, lúc non có phấn trắng thịt mỏng, mo có lõng nằm, màu nâu sậm ở mặt ngoài, tai (lưỡi) thấp. Lá có phiến thon, gốc nhọn, dài 10-25cm, rộng 1,5-2,5cm, mặt dưới trăng trắng; gân phụ 5-6 mỗi bên, bẹ lá có tai thấp, bầu dục, cong. Cụm hoa với mỗi mắt mang 10-12 nhánh .
Cây được trồng lấy thân như trúc ở miền Bắc Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:
Có thể khai thác Thiên trúc hoàng quanh năm, nhưng thường hay có vào mùa thu đông. Ta thường thu thập Thiên trúc hoàng ở những đốt cây nứa bị đốt cháy.
Mô tả dược liệu: Cặn tạo thành là những khối có hình dáng và kích thước không nhất định, màu xanh xám, hơi vàng, trắng xám hoặc trắng, trong mờ và hơi bóng láng. Thể chất cứng, khó bẻ gẫy, dễ hút ẩm. Không mùi, khi nếm thấy dính vào lưỡi.
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Quy kinh tâm
Thành phần hoá học: Có kali hydroxyd (1,1%) silic (90,5%) Al2O3 (0,09%) Fe2O3 (0,09%) còn có ít carbonat calcium.
Tác dụng: Thanh nhiệt khư đàm, lương tâm (làm mát tim) định kinh, an thần, khu phong nhiệt.
Chủ trị: Dùng chữa người lớn trúng phong cấm khẩu, bệnh nhiệt hôn mê, bệnh ho nhiều đờm, trẻ em sốt cao bị kinh giật, đái dầm.
Liều dùng: 3-9g dạng thuốc sắc.
Bảo quản: Dựng trong lọ kín, để nơi thoáng mát.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang