Ngoài phương pháp trị đau dạ dày bằng Tây y, xu hướng sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh cũng đang được nhiều người áp dụng nhằm hạn chế tác dụng phụ của việc dùng thuốc Tây lâu ngày.
Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu phương pháp điều trị đau dạ dày từ thảo dược thiên nhiên. Theo nghiên cứu, các hoạt chất được chiết xuất từ 8 loại thảo dược dưới đây có khả năng trị đau dạ dày hiệu quả nhờ ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori.
Chè dây – Dược thảo trị đau dạ dày hiệu quả
Các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu và chiết xuất hoạt chất flavonoid trong chè dây tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện YHCT trung ương. Hoạt chất này có có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh, có khả năng kháng virut H.pylori hiệu quả.
Gừng trị đau dạ dày rất tốt
Đại học Illinois Chicago đã nghiên cứu thành công liệu pháp ngăn cản sự phát triển của H.pylori từ nước gừng. Gừng không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, hô hấp, tim mạch mà còn trị đau dạ dày rất hiệu quả.
Tinh dầu cỏ xạ hương giúp điều trị bệnh
Đối với người Hi Lạp, Ai Cập và Ý, tinh dầu cỏ xạ hương là gia vị ngàn đời của họ. Qua nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học ở Technion (The Israel Institute of Technology) cho biết, tinh dầu cỏ xạ hương được xếp thứ 3 trong số 21 loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn mạnh, trong đó có vi khuẩn H.pylori.
Cam thảo hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Trong Đông y, cam thảo được dùng làm vị thuốc trị viêm loét dạ dày. Loại dược thảo này được dùng để bảo vệ màng nhày trong niêm mạc dạ dày, chống loét tại một số nước châu Âu. Theo nghiên cứu của Institute of Medical Microbiology and Virology, Kiel, Germany, dịch chiết cam thảo ức chế H.pylori đã kháng với clarithromycine. Bên cạnh đó, tác dụng của dịch cam thảo ức chế được H.pylori kháng với cả 2 loại kháng sinh là clarithromycine và amoxycilline đã được nghiên cứu của Toho University, Chiba, Japan chứng minh.
Tinh chất Curcumin từ nghệ vàng trị bệnh đau dạ dày
Các nhà khoa học Mỹ, Đức và Ý đã chứng minh hoạt chất Curcumin từ nghệ vàng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa mạnh, đặc biệt hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày, tiêu diệt loại xoắn khuẩn này.
Kha tử mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh
Kha tử là thảo dược có tác dụng làm lành các vết loét, điều trị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng da và trị u bướu. Theo nghiên cứu của University of Tehran, Iran, dịch chiết kha tử không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mạnh mà còn có khả năng ức chế hoạt động của H.pylori.
Ngô thù du ngăn chặn khuẩn HP
Loại thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn H.pylori trong nghiên cứu hợp tác giữa Nhật Bản với Triều Tiên.
Berberin kháng khuẩn HP
Berberin được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, đồng thời kháng cả khuẩn H.pylori. Berberin được phân lập từ các cây hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng và vàng đắng…
Theo Báo tuổi trẻ
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang