Ung thư cổ tử cung di căn trực tràng hiện là căn bệnh không quá phổ biến nhưng gây ra không ít nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh dù trải qua quá trình phẫu thuật và hóa, trị xạ thì vẫn có thể tái phát. Vậy ung thư cổ tử cung di căn trực tràng là gì, khám gì để biết ung thư cổ tử cung?
Một số điều cần biết về ung thư cổ tử cung di căn trực tràng
Ung thư cổ tử cung di căn trực tràng có đặc điểm gì hiện đang là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi mặc dù đã trải qua quá trình phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung và xạ trị hay hóa trị ung thư cổ tử cung thì theo các chuyên gia bệnh vẫn có thể tái phát và di căn rất cao.
Ung thư cổ tử cung có tỉ lệ tái phát cao
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của bộ y tế thì hiện nay có khoảng 30% bệnh nhân bị tái phát sau điều trị ung thư cổ tử cung. Trong đó, có rất nhiều trường hợp tái phát di căn trực tràng.
Ung thư cổ tử cung có khả năng điều trị
Ung thư cổ tử cung di căn trực tràng có khả năng điều trị và đạt kết quả tương đối cao tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cũng theo các chuyên gia đầu ngành, có thể loại bỏ các tế bào ung thư và không cho chúng lây lan sang các bộ phận khác nếu người bệnh được phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà rất có thể sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn các tế bào ung thư trong cơ thể. Chính điều này khiến cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung di căn trực tràng sau một thời gian điều trị có thể tái phát và khả năng rất cao là di căn sang các bộ phận khác.
Qua đó có thể thấy, ung thư cổ tử cung di căn trực tràng là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm và nếu không được phát hiện cũng như điều trị sớm thì thậm chí các phương pháp chữa trị chỉ có tác dụng duy trì và kéo dài sự sống.
Dấu hiệu nhận biết biết ung thư cổ tử cung di căn trực tràng
Hiện nay, theo các chuyên gia đầu ngành thì hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung di căn trực tràng là do người bệnh không phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì chị em cần hết sức lưu ý.
Chảy máu bất thường
Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung. Nhưng tùy vào mức độ bệnh cũng như cơ thể của từng người mà mức độ chảy máu sẽ khác nhau.
Đau vùng chậu
Thông thường, trong những ngày có kinh nguyệt thì chị sẽ sẽ bị chứng chuột rút. Nhưng nếu nữ giới có hiện tượng đau vùng chậu hoặc bị chuột rút trong những ngày không có kinh nguyệt thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Bất thường trong tiểu tiện
Nếu phát hiện thói quen tiểu tiện có sự thay đổi bất thường như: rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu… thì đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là thời điểm các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác.
Đi tiểu nhiều lần
Nếu bạn phát hiện thấy số lần đi tiểu của mình ngày càng tăng lên thì cần phải đặc biệt lưu tâm. Bên cạnh đó, nước tiểu có máy hoặc nước tiểu có màu lạ thì cũng là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng bình thường ở nữ giới, nhưng nếu chu kỳ này có bất thường như: trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh đen sẫm… thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi sự bất thường trong chu kỳ kinh này chính là do sự kích thích của bệnh ung thư cổ tử cung gây nên.
Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ
Chảy máu sau khi quan hệ là hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì rất có thể đây là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh ung thư cổ tử cung.
Đau lưng
Khi mắc bệnh ung cổ tử cung, nữ giới thường xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng chậu hoặc đau lưng.
Từ đó có thể thấy, bệnh ung thư cổ tử cung di căn trực tràng biểu hiện qua rất nhiều các triệu chứng khác nhau và gây ra không ít biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện và chữa trị sớm bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khám gì để biết ung thư cổ tử cung?
Phát hiện ung thư cổ tử cung sớm là điều vô cùng quan trọng giúp chị em phụ nữ các cách khắc phục kịp thời. Và bên cạnh thông qua các dấu hiệu thì chị em cũng có thể nhận biết bằng các cách khám dưới đây.
Khám phụ khoa
Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ nhỏ hay còn gọi là vỏ vịt chèn nhẹ nhàng vào trong âm đạo, dùng để mở bức tường âm đạo. Việc này giúp kiểm tra cổ tử cung và bên trong âm đạo một cách dễ dàng.
Thông qua các khám này, bác sĩ sẽ xác định được âm đạo có chảy máu, khí hư hay bất thường gì không.
Xét nghiệm Test PAP
Đây là một xét nghiệm khá đơn giản được thực hiện bằng cách lấy tế bào bong niêm mạc cổ tử cung. Tiếp đó, dùng tế bào này nhuộm rồi soi bằng kính hiển vi để tìm các tế bào tổn thương ở các mức độ bình thường, loạn sản, tiền ung thư, ung thư…
Nếu dùng phương pháp này thấy bình thường có nghĩa là bạn chưa bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu có bất thường thì có thể cổ tử cung bị viêm hoặc ung thư. Lúc này, để xác định chính xác bệnh thì cần phải soi hoặc sinh thiết cổ tử cung.
Soi cổ tử cung
Đây là một biện pháp được áp dụng để phát hiện ung thư cổ tử cugn sớm, phương pháp này được tiến hành khi phát hiện cổ tử cung có tổn thương bất thường hoặc với nữ giới trên 40 tuổi.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng máy soi có độ phóng đại từ 10 – 30 lần và có thể kết nối với tivi để xem, nối với máy tính để lưu hình ảnh và in ra để đưa cho bệnh nhân thấy. Hoặc có thể in ra để theo dõi sau này.
Sinh thiết cổ tử cung
Sinh thiết là phương tiện sau cùng và cho kết quả chính xác hơn cả, phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mô tại nơi soi cổ tử cung có tổn thương rồi soi qua kính hiển vi để tìm các tế bào ác tính.
Xem thêm:
Tầm soát ung thư cổ tử cung thế nào là đúng – Nguồn Vnexpress
Như vậy có thể thấy, để phát hiện ung thư cổ tử cung thì hiện nay có rất nhiều cách khám khác nhau. Và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang