Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, chỉ đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đối tượng, dấu hiệu, tầm soát, điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thông tin cần thiết về bệnh lý này.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung bộ phận nối tử cung và âm đạo của phụ nữ. Virus HPV được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 40-70 nhưng độ tuổi trẻ hơn vẫn có nguy cơ mắc.
Theo con số thống kê trung bình mỗi năm nước ta có 5.146 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung và 2.423 ca tử vong vì bệnh.Mặc dù chưa xác định được chính xác nhóm đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư cổ cung. Tuy nhiên, những nhóm chị em dưới đây có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
Thừa cân, béo phì – có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Thừa cân, béo phì là biểu hiện của sự mất cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể. Lượng mỡ lớn dư thừa đó sẽ làm gia tăng sự tích tụ của estrogen. Estrogen có trong máu cao sẽ dẫn tới tăng sinh nội mạc tử cung gây ra ung thư.
Xuất huyết tử cung lâu ngày – nguy cơ cao mắc ung thư nội mạc tử cung
Những chị em bị xuất huyết tử cung sau khi mãn kinh phải nghĩ ngay đến khả năng ung thư nội mạc tử cung. Cần chú ý việc thăm khám định kỳ để phát hiện ung thư.
Kinh nguyệt không đều – có thể mắc ung thư cổ tử cung
Ngoài việc kinh nguyệt không đều, phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu tiên quá sớm hay quá muộn cũng dễ bị ung thư cổ tử cung hơn vì hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung.
Tiểu đường, cao huyết áp – dễ dẫn đến bệnh ung thư tử cổ cung
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp sẽ có tuyến yên bất thường. Nếu kéo dài trong một thời gian sẽ rất dễ bị buồng trứng đa nang, tăng sinh phi điển hình nội mạc tử cung… Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tử cung.
Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung sớm và tiền ung thư thường không có triệu chứng cụ thể. Khi ung thư đã xâm lấn thì ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Điều này xảy ra, các triệu chứng phổ biến như
– Chảy máu âm đạo bất thường.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Đau lưng dữ dội.
– Đi tiểu bị đau hoặc tiểu khó khăn và nước tiểu đục.
– Xuất hiện chất cặn hôi từ âm đạo.
Phòng tránh ung thư cổ tử cung
– Tiêm chủng vắc-xin HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nữ giới tuổi từ 9 đến 26, chưa hoặc đã quan hệ tình dục đều có thể tiêm văcxin.
– Chế độ dinh dưỡng khoa học. Chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư. Ngoài ra nên ăn nhiều dâu tây, gừng, nghệ, trà xanh,… phòng ngừa ung thư. Chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý cũng góp phần ngăn ngừa ung thư.
– Xét nghiệm PAP smear. Xét nghiệm PAP smear sẽ giúp phát hiện ung thư cổ tử cung hiệu quả. Chị em nên thực hiện xét nghiệm PAP mỗi năm để phát hiện bệnh sớm.
– Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử theo đúng chỉ dẫn bác sĩ.
Tầm soát ung thư cổ tử cung
– Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung bắt đầu từ lúc 21 tuổi. Lưu ý không tầm soát nếu dưới 21 tuổi.
– Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi thực hiện Pap smear mỗi 3 năm một lần.
– Phụ nữ từ 30 đến 64 tuổi nên thực hiện xét nghiệm PAP smear và HPV mỗi 5 năm một lần, hoặc có thể PAP smear mỗi 3 năm một lần .
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Hiện nay, việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung chủ yếu được tiến hành bằng hai phương pháp khác nhau.
– Pap smear – phết tế bào cổ tử cung. Phương pháp này xét nghiệm nhanh, đơn giản và dễ tìm tế bào bất thường ở bề mặt cổ tử cung. Tuy nhiên, Pap smear không phát hiện được nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư.
– Xét nghiệm HPV. Phương pháp này tỉ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung rất cao, kể cả ở giai đoạn tiền ung thư.
Điều trị ung thư cổ tử cung
Điều trị ung thư cổ tử cung không xâm lấn
Đối với loại ung thư này có các phương pháp điều trị như
– Phương pháp phẫu thuật laser. Phương pháp này sẽ sử dụng chùm tia laser để tiêu diệt ung thư.
– Dùng dao mổ. Phương pháp này dùng để loại bỏ mô bất thường.
– Phương pháp phẫu thuật điện. Dùng vòng dây dẫn điện thay thế dao mổ.
– Tiêu hủy khối u bằng cách làm đông lạnh tế bào ung thư.
Điều trị ung thư cổ tử cung xâm lấn
Tế bào ung thư sẽ xâm lấn sâu vào cổ tử cung. Tùy vào giai đoạn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị.
– Phẫu thuật cắt bỏ. Tế bào ung thư sẽ loại bỏ hoàn toàn bằng việc cắt bỏ. Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung để loại bỏ khối u.
– Hóa trị. Hóa trị thường áp dụng với bệnh đang ở giai đoạn muộn. Hóa trị thường kết hợp với xạ trị ung thư cổ tử cung.
Nấm lim xanh ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả ngoài việc có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, tầm soát ung thư… Thì việc sử dụng nấm lim xanh được coi là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Nấm lim xanh là vị thuốc quý từ thiên nhiên, giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe, nâng cao thể trạng, hệ miễn dịch. Dược chất trong nấm giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; chứa chất chống viêm, đề phòng sự viêm nhiễm virus HPV… Ngoài ra, nấm lim xanh còn có tác dụng phòng ngừa nhiều căn bệnh ung thư khác.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang