Viêm gan B (viêm gan siêu vi B) là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm gan siêu vi B. Virus viêm gan B lây truyền qua những đường nào? Biểu hiện, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết, của bệnh. Viêm gan B có chữa được không? Phương pháp điều trị, phòng tránh virus viêm gan siêu vi B. Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh viêm gan.
Khái niệm bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bệnh được xem như “sát thủ thầm lặng” bởi những diễn biến âm thầm khó lường trước. Đa số bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối. Do vậy, việc nắm bắt những thông tin cơ bản về viêm gan B giúp người bệnh phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B. Bệnh phát sinh do virus viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV) gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho lá gan.
Theo các bác sỹ chuyên khoa gan, viêm gan B là bệnh lý lây nhiễm. Virus viêm gan B trực tiếp tấn công vào gan, sau đó cư trú trong máu người bênh. Nếu có cơ hội, chúng sẽ bùng phát và quay ngược lại tấn công vào gan. Loại virus này có sức tán phá rất lớn. Chúng khiến chức năng gan suy giảm, khả năng đào thải chất độc của cơ thể kém đi.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người mắc virus viêm gan B (gọi tắt là HBV). Theo số liệu thống kê mới nhất, Việt Nam có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus HBV. Nói cách khác, trong số những người trưởng thành ở Việt Nam, cứ 10 người lại có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Điều này co thấy, thực trạng mắc bệnh ở nước ta đang ở mức báo động.
Viêm gan siêu vi B có những loại nào?
Viêm gan siêu vi B hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị được nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, muốn tiến hành điều trị, bác sỹ cần căn cứ và loại bệnh cũng như giai đoạn phát triển của viêm gan. Viêm gan B có 2 loại bệnh tương ứng 2 giai đoạn mà người bận cần chú ý:
- Viêm gan cấp tính
- Viêm gan mạn tính
Viêm gan B cấp tính
Khi mắc bệnh viêm gan siêu vi B cấp tính, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 6 thangs.
Người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B cấp tính sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 – 6 tháng. Trong giai đoạn này, bệnh không có triệu chứng cụ thể. Tùy thuộc vào thể trạng cũng như cơ địa của từng người, bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau:
- Cảm nhẹ
- Vàng da,
- Mệt mỏi, chán ăn,
- Đau nhức, đau bụng (dưới sườn bên phải)
- Buồn nôn
- Biến đổi cảm giác
Viêm gan siêu vi B cấp tính hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm mà không để lại di trứng gì. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% người bị viêm gan B cấp tính chuyển thành mạn tính và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Khả năng bệnh chuyển từ cấp tính sang mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh:
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ em: 80-90% trẻ nhiễm HBV trong năm đầu đời trở thành mạn tính. 30-50% dưới 6 tuổi sẽ bị nhiễm trùng mạn tính.
- Ở người lớn: Khoảng 10% số người trưởng thành nhiễm HBV trở thành mạn tính. 20-30% bệnh phát triển xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan B mạn tính
Không giống như cấp tính, viêm gan B siêu vi mãn tính là khi virus HBV tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng. Giai đoạn đầu của viêm gan siêu vi B mạn tính thường tiềm ẩn kéo dài rất lâu. Bệnh có thể từ 15-30 năm mà không có triệu chứng đặc biệt.
Qua khảo sát cho thấy:
- Có khoảng 40% gặp các triệu chứng như mệt mỏi, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa… Các triệu chứng này có xướng giảm dần.
- Khoảng 50% người nhiễm virus viêm gan B mãn tính không có biểu hiện gì.
Các triệu chứng giai đoạn này mờ nhạt. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Thậm chí, họ còn nhầm tưởng rằng cơ thể đã hồi phụ. Tuy nhiên, lúc này, virus vẫn tồn tại trong cơ thể và âm thầm phát triển phá hủy lá gan.
Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn hoạt động. Trong giai đoạn này, số lượng virus quá nhiều khiến cơ thể không chống lại được. Do vậy, bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan khiến chức năng gan khó phục hồi. Bởi vậy, người bệnh cần sớm điều trị để ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ gan.
Viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan siêu vi B có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có hơn một triệu người chết vì các biến chứng của người nhiễm virus HBV ở thể mạn tính. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.
Biến chứng của viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B mãn tính dẫn đến xơ gan
Xơ gan là một trong những biến chứng thường gặp ở viêm gan B mạn tính. Virus HBV liên tục tấn công vào các tế bào gan, khiến mô gan dần thay thế bằng sẹo gan, mô xơ. Các mô xơ và sẹo gan sẽ làm giảm chức năng gan. Bởi vậy, người bệnh rất dễ bị nhiễm khuẩn và có cảm giác mệt mỏi.
Các triệu chứng của xơ gan cũng khó phát hiện sớm. Hầu hết những người bệnh khi phát hiện bị xơ gan thì đã ở giai đoạn cuối.
Nhiễm virus HBV mãn tính gây ung thư gan
Các bác sỹ nói rằng, những người bị viêm gan siêu vi B mãn tính có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 20 lần so với người khỏe mạnh. Khi bị ung thư gan, bệnh nhân rất dễ tử vong. Một số triệu chứng của ung thư gan thường gặp:
- Đau bụng
- Phù, cường lách
- Sốt
Một số biến chứng khác của bệnh viêm gan siêu vi B
Xơ gan và ung thư gan là 2 biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của viêm gan B. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng khác mà người bệnh cần chú y:
- Suy gan cấp
- Viêm gan D
- Bệnh não do gan
- Viêm cầu thận
- Tăng áp suất mạch môn
Tất cả những biến chứng của bệnh viêm gan này đều rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn là bệnh không có dấu hiệu nhận biết sớm và cụ thể nên càng khó khăn trong việc điều trị.
Viêm gan B sống được bao lâu?
Khi nhiễm virus HBV, người bệnh có thể sống được bao lâu? Tiên lượng thời gian sống của viêm gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Yếu tố khách quan: Loại viên gan, giai đoạn phát hiện bệnh…
- Yếu tố chủ quan: Lối sống sinh hoạt, phương pháp điều trị và sự hợp tác cũng như thời gian phát hiện ra bệnh…
Thời gian sống phụ thuộc vào loại viêm gan B
Nếu virus HBV tồn tại trong cơ thể những không tấn công vào gan. Điều này chứng tỏ người bệnh nhiễm virus ở thể lành tính. Virus ngủ đông, không hoạt động. Ở giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ có thể sống khỏe mạnh và bình thường. Nếu điều trị tốt, bệnh có thể ổn định lâu dài. Nếu điều trị tốt bằng thuốc có thể đào thải khuôn mẫu virus di truyền là từ 13 – 14 năm với điều kiện không xảy ra kháng thuốc. Nhiều trường hợp, người bệnh có thể sống đến 70 tuổi dù bị viêm gan mãn tính.
Trường hợp còn lại, nếu người bệnh ở thể virus hoạt động. Tức là virus sẽ nhân lên và chống phá gan mạnh mẽ. Điều này gây ra những tổn thương ở gan và lây nhiễm mạnh mẽ sang cho người khác. Bệnh sẽ biến chứng nhanh chóng thành xơ gan hoặc ung thư gan nếu không được chữa trị kịp thời. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà thời gian chuyển từ viêm gan sang xơ gan, ung thư gan khác nhau. Tuy nhiên, thời gian trung bình từ 8 đến 20 năm. Trong thời gian đó, bệnh nhân không được điều trị hoặc có lối sống không làn mạnh thì sẽ rút ngắn lại từ 5 – 10 năm.
Thời gian sống phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện ra viêm gan
Nếu phát hiện ra bệnh sớm và điều trị đúng cách, tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được kéo dài. Bởi trong giai đoạn này, các tổn thương chưa nhiều, nếu được điều trị thì khả năng chữa trị thành công cao. Ngược lại, nếu phát hiện ra bệnh muộn thì thời gian sống của bệnh nhân viêm gan B chỉ còn từ 2 đến 5 năm.
Thời gian sống phụ thuộc vào phương pháp điều trị viêm gan B
Tuổi thọ còn phụ thuộc lớn vào liệu pháp điều trị và sự hợp tác của người bệnh. Trong quá trình chữa trị, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định trong việc dùng thuốc, uống đúng thuốc, đúng giờ và đúng liều lượng.
Nếu bệnh nhân không tuân thủ pháp đồ điều trị có thể làm cho virus HBV phát triển đột biến. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến virus viêm gan B nhờn thuốc, không đem lại hiệu quả chữa trị.
Việc bệnh nhân bị viêm gan B sống được bao lâu còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh cũng như sự hợp tác của bệnh nhân trong giai đoạn điều trị bệnh. Việc ứng dụng các phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ cũng Nếu bệnh nhân không tuân thủ theo và tự ý điều trị và áp dụng những phương pháp hay lạm dụng thuốc sẽ làm cho virus viêm gan B trong cơ thể người bệnh phát triển mạnh mẽ hơn, đột biến gây nên tình trạng lờn thuốc thì lúc này chất lượng cuộc sống ở người bệnh sẽ không được bảo đảm cũng như tuổi thọ cũng giảm đáng kể vì những biến chứng nguy hiểm phát sinh.
Nguyên nhân của viêm gan B
Nguyên nhân chính gây viêm gan B là do virus HBV. Những người có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao bị bệnh viêm gan B. Virus HBV lây tuyền từ người bệnh sang người lành tính qua bốn con đường sau:
- Lây truyền từ mẹ sang con
- Lây truyền qua đường tình dục
- Lây truyền qua bơm kim tiêm, dụng cụ xăm hình
- Lây truyền vô tình qua các vết đâm, chọc
Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm gan siêu vi B ở trẻ nhỏ. Bởi trong quá trình mang thai, virus HBV dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai. Các bác sỹ chuyên khoa nói rằng, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn virus HBV tấn công thai nhi mạnh nhất.
Hoặc, quá trình sinh nở cũng là thời điểm thuận lợi để virus viêm gan B tấn công sang trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng. Thực tế đã chứng minh, nếu người mẹ bị bệnh thì con hoàn toàn có thể lây nhiễm virus HBV. Dù bệnh của người mẹ ở mức độ nặng hay nhẹ thì trẻ vẫn có nguy cơ cao bị viêm gan siêu vi B.
Tình dục là con đường lây nhiễm HBV phổ biến
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến gây viêm gan siêu vi B. Bệnh lây nhiễm chủ yếu ở các đối tượng:
- Những cặp vợ chồng có chồng hoặc vợ nhiễm bệnh
- Những người bệnh có nhiều bạn tình
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, virus HBV tồn tại trong tinh dịch của người bệnh. Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước niệu đạo khi quan hệ. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh:
- Quan hệ tình dục bằng miệng
- Quan hệ tình dục truyền thống
- Quan hệ tình dục qua hậu môn
- Thậm chí là các dụng cụ đồ chơi tình dục
Bơm kim tiêm, dụng cụ xăm hình làm lây nhiễm virus viêm gan B
Người bệnh lành tính nếu dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ xăm hình với người bị viêm gan B sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus. Bởi trên các dụng cụ này chứa lượng lớn virus viêm gan nếu không được thanh trùng kỹ lưỡng. Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xăm hình là lời khuyên của bác sỹ.
Viêm gan siêu vi B lây truyền vô tình qua các vết đâm, chọc
Người bình thường hoàn toàn có thể vô tình bị lây nhiễm bệnh bởi các vật dụng sắc nhọn. Các vật dụng này vô tình đâm chọc khiến da bị trầy xước. Đây chính là cơ hội cho virus HBV dễ dàng tấn công vào cơ thể. Những người làm trong ngành y tế chính là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Bởi khi thực hiện các thủ thuật dễ gây ra các vết xước.
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Nhiều người cho rằng, viêm gan B có thể lây truyền qua đường ăn uống và hô hấp. Suy nghĩ sai lầm này vô tình khiến họ kỳ thị và tránh xa người nhiễm bệnh. Các bác sỹ chuyên khoa khẳng định rằng, bệnh viêm gan siêu vi B có con đường lây nhiễm tương tự như HIV. Bệnh chỉ lây nhiễm qua đường máu, tình dục, mẹ sang con và dùng chung bơm kim tiêm. Virus viêm gan tuyệt đối không lây qua nước, ăn uống hoặc những tiếp xúc thông thường. Bởi vậy, bạn không cần thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng với người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên cẩn thận. Bởi chỉ 1 vết xước nhỏ trên cơ thể làm lây truyền mầm bệnh nếu vô tình tiếp xúc với người lành tính.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết viêm gan siêu vi B
Khi thấy có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, bạn nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị kịp thời.
Cơ thể mệt mỏi là triệu chứng ban đầu của viêm gan siêu vi B
Người bị nhiễm virus HBV thường có cảm giác mệt mỏi. Thậm chí, nhiều người còn hay có biểu hiện khác như:
- Hay nghĩ mông lung
- Nói lặp đi lặp lại
- Không muốn ăn uống
- Lười vận động, hoạt động khó khăn, không thể tự mình thực hiện các vấn đề sinh hoạt
- Tình trạng cơ thể suy nhược rõ ràng
- Hay buồn bực, bất an, thấy khó chịu trong người
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Tóm lại, khi thấy cơ thể mệt mỏi thường xuyên không rõ nguyên nhân, bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra chắc năng gan.
Sốt – dấu hiệu cảnh báo viêm gan B
Những người bị viêm gan siêu vi B trong giai đoạn đầu thường có triệu chứng sốt nhẹ. Hoặc ở những người nặng hơn thì xuất hiện sốt kéo dài, thất thường vào buổi chiều. Nguyên nhân của các đợt sốt chính là các chất độc bên trong dồn vào máu hoặc tế bào gan bị hoại tử tính.
Viêm gan siêu vi B gây rối loạn tiêu hóa
Viêm gan siêu vi B thường gây nên chứng rối loạn tiêu hóa trầm trọng. Nguyên nhân do gan đã bị tổn thương, chức năng gan bị suy yếu. Trong khi đó, gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Người bệnh luôn có cảm giác như:
- Không muốn ăn
- Sợ dầu chất béo,
- Bụng trên khó chịu
- Có thể buồn nôn nhiều lần hoặc không ngừng nấc cụt, thậm chí nôn
- Bụng trướng rõ
Khi gan suy yếu, cơ quan này không thể khử hoạt tính của chất độc đến từ đường ruột. Điều này khiến chất độc bên trong tụ lại trong gan, làm thần kinh cơ hoành và thần kinh phế vị bị kích thích hưng phấn cao làm. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng kể trên.
Vàng da, vàng mắt báo hiệu viêm gan B
Hầy hết các bệnh về gan đều khiến da trở nên vàng hơn. Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của viêm gan B mà tình trạng da vàng khác nhau. Không chỉ khiến da vàng hơn, viêm gan B còn khiến mống mắt vàng đậm, nước tiểu như nước trà đặc.
Bởi vậy, khi để ý thấy da và mắt bị vàng, bạn nên nghĩ ngay đến bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, lại có nhiều trường hợp bị viêm gan siêu vi B nhưng không hề bị vàng da. Do vậy, bạn cũng cần quan tâm đến các triệu chứng khác để có chẩn đoán chính xác.
Có thể nói, vàng da là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của viêm gan B. Đa phần, khi xuất hiện triệu chứng vàng da, người bệnh mới bắt đầu có ý thức về bệnh. Các biểu hiện khác như sốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi thường không rõ ràng, khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường.
Cảnh giác với dấu hiệu xuất huyết dưới da của viêm gan B
Khi bệnh viêm gan ở giai đoạn nặng, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da. Người bệnh sẽ thấy các nốt ban xuất huyết dưới da. Ngoài ra, chân răng và mũi cũng có thể xuất huyết. Các bác sỹ giải thích rằng, tình trạng này do cơ chế đông máu của bệnh nhân bị phá hoại. Một số người còn bị xuất huyết đường tiêu hóa: Phân đen, phân có dạng nhựa đường.
Đau bụng, đau xương khớp là triệu chứng của viêm gan
Vị trí của gan nằm ở khoang bụng bên phải, phía dưới xương sườn. Những người bị viêm gan B có thể cảm nhận được sự đau tức ở khu vực hạ sườn bên phải. Tùy thuộc vào cơ địa từng người, khi vận động, mức độ đau của mỗi người khống nhau. Bên canh đó, bệnh nhân còn dễ bị đau nhức tứ chi, mỏi xương khớp.
Phương pháp điều trị bệnh viêm gan B
Viêm gan B có chữa được không? Hiện nay, chưa có một loại thuốc đặc trị nào cho bệnh viêm gan B. Hầu hết các loại thuốc dùng trong điều trị có tác dụng giảm bớt các triệu chứng. Khi thăm khám và chữa trị tại bệnh viện chuyên khoa, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giúp tăng khả năng hoạt động của gan, cải thiện hệ miễn dịch.
Mục đích của các liệu trình điều trị là: Hạ men gan xuống trong mức cho phép, không phát hiện nồng độ virus viêm gan B trong máu hoặc đưa chỉ số HBeAg (+) thành (-). HBeAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Sau khi điều trị, HBeAg chuyển thành âm tính nhưng người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi định kỳ. Việc làm này đểm bảo virus không hoạt động trở lại.
Hiện nay, y học áp dụng 4 phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B chính là:
- Sử dụng thuốc
- Liệu pháp truyền ngược tự thân
- Điều trị bằng đông y
- Điều trị bằng đông tây y kết hợp
- Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc
Cách chữa trị viêm gan siêu vi B
Sử dụng thuốc điều trị viêm gan B
Do các triệu chứng của viêm gan siêu vi B không rõ nét nên khi phát hiện, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần phải dùng các thuốc chữa bệnh.
– Thuốc kháng virus HBV
Để điều trị bệnh, người ta thường áp dụng hướng điều trị chống virus bằng các loại thuốc như: α interferon, β interferon, γ interferon, vidarabi, ribavirin, acid polyinosinic-polycytidylic… Việc sử dụng các loại thuốc điều trị cần theo sự chỉ định của bác sỹ. Người bệnh không được lạm dụng hoặc tự ý dùng bừa bãi. Điều này có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
– Thuốc điều tiết miễn dịch
Một số loại thuốc thường được dùng để tăng cường miễn dịch đặc thù là:
- Acid immune ribonucleic tính chống virus viêm gan B đặc thù
- Coenzyme
- Polysaccharid ganoderma, polysaccharid nấm hương
- Polysaccharid polupor theem vaccin gan B
- Dịch sơn đậu căn…
Các loại thuốc này đều là chất thay thế của thuốc chống virus. Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để đạt đến mục đích thanh trừ virus.
– Thuốc ức chế miễn dịch
Đối với viêm gan mạn tính hoạt động có biểu hiện tự thân miễn dịch rõ, người bệnh có thể chọn các loại thuốc:
- Adrenalin
- Azathioprin
- Penicillamin
- Hydrochlorid…
Lưu ý, các loại thuốc này khong dùng cho điều trị viêm gan B mạn tính kéo dài.
Điều trị viêm gan B bằng liệu pháp truyền ngược tự thân
Phương pháp này được đánh giá là cách chữa viêm gan tân tiến. Chúng kích thích cơ thể sản sinh tế bào có tính sát thương, lợi dụng chức năng tự miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt virus viêm gan. Từ đó, người bệnh tránh được tình trạng bệnh tái phát lại sau khi ngừng dùng thuốc kháng virus của phương pháp chữa bệnh truyền thống.
Liệu pháp truyền ngược tự thân có tác dụng:
- Tăng hệ miễn dịch của cơ thể
- Kích hoạt các bạch cầu đa nhân trung tính của cơ thể,
- Chống khối u
- Bảo vệ gan hiệu quả.
Điểm ưu việt của phương pháp này là không phải sử dụng thuốc. Bởi vây, liệu pháp cực kỳ thân thiện với cơ thể người bệnh gan B, không gây tác dụng phụ như phương pháp thông thường.
Điều trị viêm gan B bằng Đông y
Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều người còn áp dụng các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B. Các bài thuốc này chủ yếu là các loài thảo dược, có nguồn gốc thiên nhiên. Chúng có tác dụng bổ gan, mát gan, tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan mà không gây ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị Đông y chỉ có khả năng giúp tăng cường chức năng gan. Phương pháp này khó đào thải được virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, người bệnh không tự tự ý bỏ điều trị Tây y khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn điều trị viêm gan B bằng Đông Tây y kết hợp.
Điều trị bệnh viêm gan siêu vi B bằng Đông – Tây y kết hợp
Có thể nói, chữa viêm gan B bằng Đông tây y kết hợp là phương pháp tốt nhất, đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh những tác dụng không thể chối bỏ của thuốc Tây y, nhưng ở mức độ nào đó, nó làm tăng gánh nặng và gây hại cho gan. Trong khi đó, công dụng chính của các bài thuốc Đông y là cải thiện chức năng gan. Bởi vậy, việc kết hợp giữa 2 phương pháp vừa giúp giải độc cho gan đồng thời loại bỏ virus nhanh chóng.
Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc
Điều trị viêm gan siêu vi B bằng tế bào gốc là phương pháp mới nhất hiện nay. Không chỉ thế, nó còn đem lại hiệu quả rất lớn cho bệnh nhân.
Cơ chế chữa bệnh của phương pháp này như sau:
- Lấy một phần tế bào đơn nhân trong cơ thể người bệnh, thông qua phương pháp nuôi dưỡng ngoài khiến cho số lượng tế bào này nhân lên gấp hàng trăm lần
- Sau đó lại đưa trở lại vào bên trong cơ thể người bệnh nhằm tiêu diệt virus HBV trong máu và tế bào gan.
Vì đây là phương pháp có thể khắc phục được những hạn chế mà phương pháp điều trị viêm gan B bằng thuốc không có được, đặc biệt là khả năng hạn chế được tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B và hạn chế được tái phát cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan B hỗ trợ điều trị bệnh
Nguyên tắc ăn uống cho người viêm gan siêu vi B
Bệnh nhân viêm gan siêu vi B nên ăn thành các bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp cơ thẻ hấp thu tốt hơn đồng thời giảm áp lực cho gan. Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ để đảm bảo năng lượng được dung nạp đầy đủ (30-35Kcal/kg/ngày).
Thực đơn cho người bệnh nên cân bằng 4 nhóm dưỡng chất:
- Chất bột đường: 300 – 400g/ngày
Chất bột đường cung cấp cho cơ thể từ 60 – 65% năng lượng. Chất có tác dụng trong việc phục hồi các mô tế bào bị hư hại, trong đó có tế bào gan. Chất bột đường thường có nhiều trong gạo, bánh mì, các loại củ, đường, ngô…
- Chất đạm: 1 – 1,5g/kg trên tổng thể trọng.
Cụ thể, người viêm gan B nên lấy 50% đạm từ ngũ cốc và các loại rau củ quả. 50% đạm còn lại lấy thức ăn từ động vật như thịt, cá, trứng và sữa.
- Chất béo:
Người bệnh viêm gan được khuyên nên hạn chế chất béo. Tuy nhiên, trong thực đơn, không nên cắt bỏ hoàn toàn chất dinh dưỡng này. Mỗi ngày, người bệnh nên được cung cấp từ 15-20% chất béo trên tổng lượng cơ thể. Nguồn chất béo nên lấy từ các loại đậu, mè, trứng và các loại cá hấp, kho.
- Vitamin và khoáng chất:
Các bác sỹ khuyên rằng, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Trung bình mỗi ngày người bệnh nên ăn ít nhất là 300gr rau xanh và 200gr hoa quả tươi. Trong thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.
Bệnh nhân viêm gan B nên và không nên ăn gì?
Viên gan siêu vi B nên ăn gì?
Người bệnh viêm gan thường xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu… Vì vậy, làm sao để ăn ít những vẫn đảm bảo đủ chất cho người bệnh, giúp gan phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho người viêm gan B:
- Các loại thịt, trứng gia cầm, hải sản. Trong đó, trứng gà chứa nhiều methionin, eytein, eystin (acid amin bảo vệ gan).
- Ngũ cốc, mật ong, trái cây ngọt (dưa hấu, lê…) giúp người bệnh người bệnh dễ hấp thụ và tiêu hóa.
- Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ. Bên cạnh đó, các loại trái cây như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ và các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Viêm gan siêu vi B nên kiêng gì?
- Tránh xa thực phẩm tươi sống và độc hại
Những loại thực phẩm chưa được nấu chín như cá sống, tôm sống, hải sản sống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chứa chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho cơ thể người bệnh. Các chất này khi vào cơ thể khiến đại thực bào Kupffer bị kích hoạt quá mức. Khi bị kích thích, đại thực bào sản sinh ra các chất gây viêm gây tổn hại đến gan. Thêm vào đó, các virus HBV hoạt động mạnh mẽ khiến gan ngày càng suy yếu. Điều này dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
- Không nên ăn quá cay, quá mặn hoặc quá béo
Đồ ăn cay, nóng, quá mặn hoặc quá béo sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày. Không những thế, các loại đồ ăn này còn làm ức chế sự bài tiết, thải độc của gan. Do vậy, người bệnh viêm gan nên kiêng các món như ớt, tiêu, gừng, tỏi…
- Hạn chế rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư gan. Người bệnh viêm gan B được khuyến cáo nên từ bỏ rượu bia nếu đang trong quá trình điều trị. Nếu tiếp tục sử dụng, viêm gan sẽ nhanh chóng dẫn đến biến chứng ung thư gan, thậm chí tử vong. Bởi chất cồn trong rượu bia thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc.
Xem thêm:
Người viêm gan siêu vi B nên ăn gì và tránh ăn gì? – Vietnamnet
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh xã hội nguy hiểm và dễ lây lan. Để phòng ngừa viêm gan siêu vi B, mỗi người cần áp dụng 2 phương pháp phòng ngừa chính là:
- Tiêm phòng vắc – xin viêm gan B
- Phòng tránh lây nhiễm bằng các phương pháp cụ thể.
Phòng tránh viêm gan siêu vi B bằng tiêm phòng
Để phòng tránh bệnh viêm gan siêu vi B, phương pháp tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này. Qua khảo sát, ở trẻ em, hiệu quả tiêm phòng có thể đạt đến trên 95%. Do vậy, nên cho các bé tiêm càng sớm càng tốt và tiêm đủ ba mũi.
Mỗi người cần tiêm phòng vắc – xin đầy đủ và sớm nhất để ngăn ngừa bện. Cụ thể:
- Với trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh có mẹ không bị viêm gan B tốt nhất nên tiêm vắc – xin trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus HBV, ngoài một mũi vắ -xin ngừa viêm gan B thông thường, bé cần được tiêmthêm 2 mũi kháng thể (huyết thanh) ngay trong vòng 2 giờ đầu sau sinh. Việc này có tác dụng trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua.
- Với thanh thiếu niên và người lớn
Trước khi tiêm vắc – xin viêm gan B, bạn cần xét nghiệm máu trước. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể chưa nhiễm hoặc chưa có kháng thể chống virus HBV thì lập tức tiêm phòng ngay để bảo vệ bản thân. Trường hợp quên mũi thứ ba thì trong thời gian 3 năm có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Khi phát hiện đã bị bệnh, nên theo dõi và điều trị, không cần tiêm chủng.
Ngăn ngừa lây nhiễm virus HBV thông qua các phương pháp khác
Ngoài tiêm vắc xin tiêm chủng, mọi người có thể phòng tránh qua các cách sau đây:
- Luôn quan hệ tình dục an toàn. Việc này tránh được trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Đồ dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác không nên dùng chung. Bởi các dụng cụ này có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người bị bệnh nếu dùng chung.
- Nếu bị trầy xước hoặc bầm tím, bạn cần băng ngay để tránh tiếp xúc với máu người bị bệnh.
- Đề phòng tiếp xúc hoặc chạm vào máu, các chất dịch của bất kỳ người nào. Nếu chạm, cần mang dụng cụ bảo vệ để phòng tránh sự tấn công của virus gây bệnh.
- Không thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, xăm hình… tại các cơ sở không đảm bảo an toàn. Dụng cụ thực hiện phẫu thuật buộc phải được thanh trùng kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
- Trước khi kết hôn, 2 vợ chồng nên đi xét nghiệm viêm gan B. Nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang