Xét nghiệm tầm soát ung thư gan có những phương pháp nào? Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện các khối u. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan sử dụng các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch (do tế bào ung thư tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan ở đâu uy tín?
Xét nghiệm tầm soát ung thư gan giúp phát hiện bệnh sớm. Từ năm 2008, Hiệp hội gan mật Nhật Bản (Japan Society of Hepatology – JSH) đã đưa ra các cách xét nghiệm tầm soát ung thư gan bằng cách sử dụng 3 chỉ dấu DCP, AFP và AFP-L3 (12). Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đã đưa bộ ba xét nghiệm này vào ứng dụng để tầm soát ung thư gan cho các bệnh nhân, đặc biệt các mắc bệnh viêm gan B và viêm gan C.
Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư gan
kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện các khối u. Do vậy, nhu cầu tìm ra các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch (do tế bào ung thư tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm, trước khi xuất hiện khối u để chẩn đoán sớm là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi tiến triển của khối u. Các chỉ dấu hiện nay được sử dụng tại Việt Nam gồm:
Xét nghiệm a-fetoprotein (AFP)
Trong số các chất chỉ dấu ung thư gan hiện nay thì AFP đã được ứng dụng trong xét nghiệm tầm soát ung thư (HCC). AFP là glycoprotein có một chuỗi đơn, trọng lượng phân tử 70kDa và carbohydrat chiếm 4%. AFP được tổng hợp chính ở gan phôi thai và túi noãn hoàng. Nồng độ trong huyết thanh của AFP nhanh chóng giảm xuống sau khi sinh và sự biểu hiện của nó bị ức chế ở người trưởng thành.
Xét nghiệm AFP có độ nhạy 41 – 65%. Độ đặc hiệu là 80 – 90% khi phát hiện HCC với giá trị cắt là 20ng/mL. Theo khuyến cáo của Hội nghiên cứu gan châu Á – Thái Bình Dương và Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị HCC cần thực hiện kiểm tra AFP kết hợp siêu âm định kỳ 6 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế ở một số bệnh nhân không bị ung thư gan nhưng có nồng độ AFP tăng, ví dụ những bệnh nhân:
- Bệnh gan mạn.
- Bệnh lý viêm gan.
- Xơ gan.
- U quái tinh hoàn.
- Phụ nữ có thai.
Bên cạnh đó cũng có một số bệnh nhân ung thư gan nhưng AFP không tăng. Do vậy, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu về các chỉ dấu chẩn đoán ung thư gan hiệu quả hơn và kết quả. Các tác giả Nhật Bản đã phát hiện hai chỉ dấu giúp phát hiện thư gan sớm quan trọng khác là AFP L3 và DCP (Des-gamma-carboxy prothrombin), DCP còn được gọi là PIVKA II (protein induced by vitamin K absence or antagonists II).
Xét nghiệm AFP-L3
AFP-L3 là một đồng đẳng (Isoform) của AFP. Ba dạng AFP được phân biệt bởi mức độ fucosyl hóa (fucosylation) của chuỗi đường gắn với N-acetylglucosamine. Các dạng này có khả năng gắn vào Lens culinaris agglutinin (LCA) với các ái lực khác nhau. AFP-L1 là loại không gắn LCA, là dạng chủ yếu được thấy ở những người bị bệnh gan lành tính như viêm gan B mạn hoặc xơ gan AFP-L2 là có khả năng gắn LCA với ái lực vừa và là dạng chủ yếu được sản xuất bởi các khối u túi noãn hoàng.
AFP-L3 được sản xuất bởi các tế bào gan ác tính, gắn vào LCA với ái lực cao và là dạng chủ yếu được thấy ở các bệnh nhân bị HCC. AFP-L3 được ghi nhận là tỉ lệ phần trăm của AFP-L3 so với tổng mức AFP. Giá trị cắt của AFP-L3 được xác định là 10% thì xét nghiệm có độ nhạy 56% và độ đặc hiệu 90% trong phát hiện HCC.
Xét nghiệm DCP hay PIVKA II
Là một dạng bất thường được tạo ra bởi sự thiếu vitamin K của prothrombin, một yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. DCP có thể được sản xuất bởi các khối u gan và mức độ thường tăng lên khi bị HCC. Nồng độ DCP bình thườnglà 0 – 7,5 ng/ml. Với giá trị cắt là 25 ng/mL thì xét nghiệm DCP có độ nhạy là 87%. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng DCP phản ảnh tình trạng của bệnh, kích thước khối u. Ngoài ra sau phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc sau điều trị ung thư gan bằng phương pháp khác, nồng độ DCP giảm nhanh. Sự tăng DCP trở lại sau điều trị thể hiện bệnh tái phát hoặc thất bại của điều trị.
Phần lớn các nghiên cứu bệnh chứng so sánh AFP với DCP trong chẩn đoán HCC cho thấy độ nhạy của DCP cao hơn AFP. Các nghiên cứu khẳng định sự kết hợp của DCP và AFP làm tăng rõ rệt độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán sớm HCC.
Xét nghiệm tầm soát ung thư gan ở đâu?
Xét nghiệm tầm soát tại các bệnh viện chuyên khoa
Đa số các bệnh viện chuyên khoa về ung bướu hiện nay đều đã được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại bậc nhất với đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Vì vậy khi cần tìm một địa chỉ tin cậy để bạn yên tâm thực hiện. Các tầm soát ung thư nhanh chóng hiệu quả và chính xác thì lựa chọn những bệnh viện lớn.
Việc xác định sớm được bệnh ung thư gan sẽ làm tăng khả năng chữa trị thành công. Vì thế khi có bất cứ dấu hiệu nào khả nghi các bạn hãy nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín xét nghiệm phát hiện ung thư.
Xem thêm: Những biện pháp giúp tầm soát sớm ung thư gan – Vnexpress
Một số địa chỉ xét nghiệm tầm soát ung thư gan
Bệnh viện u bướu Hà Nội
Địa chỉ: 42A Bệnh viện Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 8211 297.
Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 17:00.
Bệnh viện Bạch Mai
Tại bệnh viện Bạch Mai hiện có 3 khoa chuyên tư vấn và tầm soát ung thư đó là:
- Phòng tư vấn và tái khám tại tầng 1 thuộc Trung Tâm Y Học Hạt Nhân Và Ung Bướu..
- Phòng khám chuyên khoa Ung Bướu tại Khoa Khám Bệnh.
- Phòng khám Chuyên khoa Ung Bướu: buồng 1, phòng 414, tầng 4 thuộc Khoa Khám Bệnh.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3869 3731.
Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 13:30 – 18:00, 06:30 – 12:00.
Bệnh viện K Hà Nội
Bệnh viện K Hà Nội là đơn vị chuyên khoa đầu ngành phòng chống ung thư. Hiện nay, việc tầm soát ung thư tại bệnh viện được thực hiện tại Khoa Ngoại Vú. Bạn có thể yên tâm khi tầm soát ung thư tại đây. Khoa đã nghiên cứu ứng dụng máy PET CT trong chẩn đoán và theo dõi. Điều trị ung thư và máy SPECT giúp phát hiện sớm di căn trong ung thư.
Địa chỉ: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 8252 143.
Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00.
.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang