Ba kích tím có tác dụng gì? Ba kích tím chữa được những bệnh gì? Tác dụng của ba kích tím với sức khỏe? Cách dùng ba kích tím ngâm rượu? Chế biến ba kích tím như thế nào để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất? Uống ba kích tím trong bao lâu thì có hiệu quả? Dùng ba kích tím có phải kiêng gì không?
Ba kích tím có tác dụng gì và chữa được bệnh gì? Theo những nghiên cứu mới đây, ba kích tím có nhiều tác dụng như trị huyết áp cao, bổ thận tráng dương, đau nhức xương khớp, thận hư…
Ba kích tím có tác dụng gì?
Ba kích tím có tên gọi khác là dây ruột già, chẩu phóng xì (Quảng Ninh), sáy cáy (Thái), thao tày cáy (Tày), ba kích thiên (Trung Quốc)…
Tên khoa học của ba kích tím là Morinda officinalis stow. Một cây thuộc họ cà phê (RUBIACEAE). Đây là dạng cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm.
- Ngọn ba kích: Có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn.
- Lá ba kích: Mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn.
- Phiến lá ba kích: Cứng có lông tập trung ở mép và ở gân. Khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6 – 15cm, rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
- Hoa ba kích: Tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng. Tràng hoa liền, phía dưới thành ống ngắn.
- Quả ba kích: Có hình cầu, có cuống riêng rẽ. Khi chín quả có màu đỏ.
Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 7 – 10. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi núi thấp, hoặc tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Thành phần dược chất trong ba kích tím có tác dụng gì?
Ba kích là vị thuốc quý có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Tác dụng đặc biệt này mà ba kích có được là nhờ các hoạt chất quý có trong vị thuốc này. Một trong những hoạt chất tạo nên tác dụng đặc biệt của ba kích tím đó là chất Anthraglucozit.
Trong ba kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Morindin, Vitamin C…
Thành phần hóa học trong rễ ba kích có chứa các Anthraglucosid, Iridoid Glucoside, các Sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C.
Trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phytosterol, 1 ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có Vitamin C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam), ba kích khô thì không.
Hoạt chất Anthraglucozit
Anthraquinon là những dẫn chất của Dixeton-Anthraxen. Anthraquinon là sản phẩm thủy phân Anthraglucozit. Phần đường có thể là Monozơ, Diozơ, Triozơ tùy theo loại hợp chất. Phần không đường có nhân căn bản là Anthraxen.
Tính chất của Anthraglucozit cũng khác nhau tuỳ theo nó ở dạng oxy hóa hay khử. Ở dạng khử, Anthraglucozit còn có tác dụng sinh lý mạnh hơn dạng oxy hoá, do vậy ba kích có tác dụng kích thích tình dục rất mạnh mẽ.
Hoạt tính của Anthraquinon
Trong củ ba kích có chứa hoạt tính Anthraquinon với tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả, giải độc, ích thận, cường gân cốt. Ðược dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Ngoài ra, Anthraquinon còn giúp giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn.
Tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa, giải độc, hoạt huyết, tác dụng lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu. Bởi vậy, ba kích còn được dùng làm thuốc chữa huyết áp cao và giảm cholesterol máu.
Các Acid hữu cơ trong ba kích
Trong củ ba kích tím còn chứa nhiều axit hữu cơ bổ dưỡng và rất cần thiết cho cơ thể. Các axit hữu cơ này là những thành phần giúp tăng cường sức khoẻ và gián tiếp góp phần nâng cao khả năng tăng cường sinh lý. Có thể nói, ba kích là vị thuốc bổ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đấng mày râu muốn cải thiện chức năng sinh lý.
Các sinh tố vitamin C
Theo một số nghiên cứu gần đây đến 70% dân số ở Việt Nam thiếu vitamin C. Vì vậy Vitamin C rất quan trọng cho cơ thể. Ba kích tím có thể giúp cơ thể bạn cải thiện tình trạng thiếu Vitamin C đáng kể. Ba kích tím giúp loại bỏ mụn, sự nóng trong người và bổ sung collagen cho tái tạo da.
Ba kích tím có tác dụng chữa bệnh gì?
Công dụng của ba kích tím?
+ Tăng sức dẻo dai:
Cho chuột thí nghiệm dùng ba kích với liều 5 – 10g/kg liên tục trong 7 ngày. Chuột bơi trở nên dẻo dai hơn rất nhiều (Trung Dược Học).
+ Tăng sức đề kháng:
Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorid trên chuột nhắt trắng với liều 15g/kg. Ba kích tím có tác dụng gì? Kết quả cho thấy, sức đề kháng chung của cơ thể chuột tăng đáng kể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
+ Chống viêm:
Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5 – 10g/kg, ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Jongwon Choi, 2005).
+ Với hệ thống nội tiết:
Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy ba kích tím không có tác dụng kiểu Androgen.Tuy nhiên, chúng lại có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormone Androgen.
+ Chống loãng xương:
Theo kết quả nghiên cứu của Qiao-Yan Zhang và cộng sự đã phân tích được 7 hợp chất của Anthraquinon từ rễ ba kích là:
- Physicion;
- Rubiadin-1-methyl ether;
- 2-hydroxy-1-anthraquinone methoxy;
- 1,2-dihydroxy-3-methyl anthraquinone;
- 1,3,8 – trihydroxy – Anthraquinone 2 – methoxy;
- 2-hydroxymethyl-3-hydroxyanthraquinone;
- 2-methoxy anthraquinone;
Trong đó hợp chất 4 và 5 cho thấy tác dụng kích thích đáng kể đến hoạt động ALP tế bào tạo xương ở một liều lượng. Hợp chất 1 và 5 cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ hơn với tế bào hủy xương (LI Kai, 2012).
Chữa bệnh gì nhờ ba kích tím?
Nhờ những công dụng, tác dụng mà ba kích có được từ các thành phần hóa học, cây ba kích trở thành vị thuốc quý của Đông y. Ba kích tím hỗ trợ điều trị và điều trị ngăn ngừa một số bệnh như:
- Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí.
- Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ.
- Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn.
- Trị chứng tiểu nhiều.
- Trị đau bụng, tiểu không tự chủ.
- Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn rầu.
- Trị liệt dương, mộng tinh, di tinh.
- Dưỡng sắc đẹp…
Dùng ba kích tím cần kiêng gì?
Người bị rong kinh, kinh sớm không nên dùng ba kích tím. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Cây ba kích tím có tính hàn, nên nếu uống nhiều rượu ba kích, đàn ông dễ bị “tào tháo đuổi”.
Xem thêm: Lưu ý khi dùng rượu ba kích tím – Soha
Cách dùng ba kích tím đạt hiệu quả cao
Ba kích tím có tác dụng gì là câu hỏi đáng quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, ngoài thắc mắc về công dụng tác dụng của cây ba kích, người dùng còn quan tâm đến cách sử dụng. Ba kích tím tuy tốt với nhiều thành phần dược chất phong phú, nhưng nếu dùng sai cách sẽ xảy ra tác dụng không mong muốn.
Cách sử dụng ba kích tím làm bài thuốc chữa bệnh
Bài thuốc chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt
Nguyên liệu:
- Ba kích tím: 400g;
- Đỗ trọng bắc tẩm muối sao: 400g;
- Nhục thung dung: 400g;
- Thỏ ty tử: 400g;
- Tỳ giải: 400g;
- Hươu bao tử: 1 bộ;
Cách thực hiện:
Chế các nguyên liệu trên ở dạng cao. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn. Sử dụng 3 lần/ngày.
Bài thuốc chữa suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao
Nguyên liệu:
- Ba kích tím: 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ);
- Hà thủ ô trắng: 150g;
- Đậu đen: 150g (chế cao 1/5);
- Ngưu tất: 150g (chế cao 1/5);
- Lá dâu non 250g (chế cao 1/5);
- Vừng đen chế 150g (sao thơm);
- Rau má thìa 500g (làm bột mịn);
- Mật ong 250g.
Cách thực hiện:
Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
Bài thuốc chữa thận hư
Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư.
Nguyên liệu:
- Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g);
- Củ mài núi khô 600g;
Cách thực hiện:
Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần/ 1 hoàn.
Xem thêm: Tác dụng và cách dùng ba kích tím, hình ảnh ba kích ngâm rượu
Cách chế biến ba kích tím loại bỏ độc tố
Ba kích tím có tác dụng gì? Đây là một loại thảo dược có nhiều tác dụng. Khi ngâm ba kích tím với rượu, tác dụng sẽ tăng lên, nhất là đối với quý ông “yếu đuối”.
Cách chọn nguyên liệu ngâm rượu ba kích tím
– Chọn ba kích:
Nên chọn ba kích được hái từ rừng, củ xần xùi, có nhiều hốc nhỏ. Bởi, ba kích trong rừng sống bám vào phiến đá hoặc lặn sỏi trên đồi nên sẽ có hình dạng kì quặc.
Ba kích tươi ngâm ngay sẽ tốt hơn ba kích khô. Ba kích tím ngâm tốt hơn ba kích trắng. Bạn nên nhớ hãy bỏ lõi của củ ba kích trước khi ngâm.
– Chọn rượu:
Với ba kích tím, nên chọn loại rượu từ 35 đến 45 độ, hoặc ngâm với rượu nếp cái hoa vàng.
– Bình ngâm rượu:
Người dùng nên dùng bình thủy tinh hoặc có thể dùng chum sành để ngâm rượu ba kích tím. Bởi những loại bình này sẽ giúp rượu ba kích thơm hơn, không làm mất dược tính của rượu.
Cách ngâm rượu ba kích tím chất lượng
– 1kg ba kích tươi với 5 lít rượu nếp trắng từ 40 độ trở lên, rượu đã được để vài tháng càng tốt.
– Rửa sạch củ ba kích tím bằng nước nhiều lần, nước cuối cùng rửa bằng rượu trắng. Sau đó để ra 1 chỗ cho ráo nước.
– Bóc lõi củ ba kích tím, để lại phần thịt.
– Cho củ ba kích vào bình đựng, sau đó đổ đầy rượu ngập ba kích.
Rượu ba kích sau khi ngâm ít nhất 6 tháng mới có thể dùng được. Có thể hạ thổ rượu để đạt hiệu quả cao hơn. Rượu ba kích thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn màu sắc tím đẹp không bị vẩn đục, uống xong không bị nhức đầu mới đảm bảo ngâm đúng cách và phát huy hiệu quả chữa bệnh của ba kích tím.
Xem thêm:
Uống ba kích tím bao nhiêu lâu thì có hiệu quả?
Uống ba kích tím có tác dụng gì đã được giải đáp ở các phần nội dung trên. Về hiệu quả chữa bệnh của ba kích tím sẽ được phát huy trong khoảng thời gian nhất định.
Cách dùng ba kích phổ biến nhất là dùng rượu ba kích. Cũng giống với những loại thảo dược chữa bệnh khác, ba kích phát huy hiệu quả từ 3 đến 6 tháng sử dụng liên tục không ngắt quãng, bỏ dở. Việc ba kích tím phát huy hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau:
- Liều lượng sử dụng;
- Thời điểm sử dụng;
- Dùng cho những đối tượng nào, thể trạng bệnh ra sao;
- Sự kiên trì của người dùng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang