Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cà độc dược

Dược Liệu Sạch Cà Độc Dược

(Datura metel)

Tên khác: Mạn đà hoa

Tên khoa học: Datura metel L., họ Cà (Solanaceae).

Mô tả cây thuốc:

Cây thuốc Cà độc dược là cây thảo cao đến 2m, sống hằng năm, phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc so le; phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa to, mọc đứng, thường đơn độc, ít khi xếp từng đôi ở nách lá; đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 5 răng; cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu dài đến 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thuỳ; có 5 nhị dính trên cánh hoa; bầu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, màu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài, khi chín nở làm 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, màu nâu nhạt. Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 11 .

Bộ phận dùng: Lá, hoa (Folium, Flos Daturae).

Phân bố: 

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được thuần hoá ở nhiều miền nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm cảnh và làm thuốc.
Thu hái: Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bắt đầu nở, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá bị sâu bệnh và héo vàng, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khô.
Thành phần hoá học: Alcaloid (scopolamin, hyoscyamin, atropin).
Tính vị: Vị cay, tính ôn, có độc.

Quy kinh: Phế và vị

Công năng: Bình xuyễn, chỉ khái, chỉ thống.

Công dụng: 
– Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.
– Lá Cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng gây chóng mặt, nôn mửa khi đi tàu, thuyền và máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh toạ, đau răng, động kinh, lòi dom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm.
Cách dùng, liều lượng:

– Thuốc độc bảng A. Dạng cao, bột, cồn để uống. Bột, cao lỏng 1/1 – Liều trung bình: 0,1g x 3 lần trong một ngày; cồn 1/10 – 0,5g x 4 lần trong một ngày.

– Hoa, lá thái nhỏ phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc lá chữa hen, liều 1-1,5g/ngày.

Kiêng kỵ: Đối với lá chống chỉ định cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống.

Lưu ý:
Do cây có chứa chất atropin, trong hoa – thân – lá của cà độc dược còn có độc chất hyoxin. Cả hai chất này thuộc nhóm độc bảng A nên việc sử dụng nhất thiết phải có sự chỉ định, theo dõi kỹ của bác sĩ và lương y có kinh nghiệm, tuyệt đối không tự ý đốt hít hay sắc nước uống. Triệu chứng ngộ độc phụ thuộc nhiều vào liều lượng thuốc, liều thấp có biểu hiện nhẹ như hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi và nhịp chậm, liều cao hơn gây nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, da khô nóng đỏ, ảo giác, mê sảng và hôn mê.

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version