Cách dùng sâm cau đỏ chữa bệnh. Bài thuốc Đông y chữa bệnh từ sâm cau đỏ hiệu quả nhất? Đối tượng được khuyên nên và không nên sử dụng sâm cau đỏ. Cách sắc, ngâm rượu sâm cau đỏ trị liệt dương cho nam giới hiệu quả giúp bổ thận tráng dương. Để phát huy công hiệu chữa bệnh người dùng sâm cau đỏ nên chú ý điều gì?
Cách dùng sâm cau đỏ (tiên mao) đã được người dân ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu… sử dụng như một thảo dược quý.
- Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây sâm cau đỏ có tác dụng trong việc chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường khả năng sinh lý nam.
- Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh can, thận. Tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.
Vậy, cách dùng sâm cau đỏ chữa bệnh như thế nào để có hiệu quả nhất?
Cách dùng sâm cau đỏ chữa bệnh
Sâm cau đỏ hiện nay trên thị trường được gọi theo nhiều tên khác nhau. Tuy nhiên dựa theo hình dáng của sâm cau mà chia ra làm hai loại: Sâm cau đỏ và sâm cau đen. Người tiêu dùng nên thận trọng phân biệt để tránh mua phải những sản phẩm chất lượng kém hoặc giả.
Có mấy loại sâm cau?
Sâm cau đen
Sâm cau đen có hình dáng lá giống cây cau nên được dân gian gọi là sâm cau. Ngoài ra rễ cây có màu đen để phân biệt với sâm cau đỏ.
- Sâm đen bên ngoài màu đen củ dài 15 – 20 cm. Củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.
- Sâm cau đen mùi hăng và khi dùng làm thuốc nếu không chế biến kỹ dễ dẫn tới ngứa và khó uống.
Sâm cau đỏ
Là loại có hình dáng củ khác với sâm cau đen. Một số đặc điểm của sâm cau đỏ như sau:
- Có cụm như cụm củ sắn.
- Vỏ ngoài trơn màu đỏ hoặc trắng đỏ.
- Vỏ cậy ra bên trong trắng như củ sắn.
- Bẻ đôi ra có mùi thơm.
Tham khảo thêm: Tác dụng tăng cường sinh lý của sâm cau đỏ – Báo Dân Trí
Dùng loại sâm cau nào hiệu quả?
Theo Đông y, sâm cau đen có tác dụng tốt hơn so với sâm cau đỏ nhưng lại khó chế biến và có độc tính cao hơn. Trước khi dùng sâm cau đen hay đỏ để ngâm rượu cần chế biến thật kỹ rồi mới sử dụng.
Sâm cau đỏ được dùng nhiều hơn vì tính độc ít hơn, có mùi vị thơm ngon hơn nhiều so với loại củ đen. Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người để lựa chọn loại sâm phù hợp. Nên thận trọng khi dùng sâm cau đen chưa chế biến.
Cách sử dụng sâm cau đỏ chữa bệnh theo bài thuốc
Cách dùng sâm cau đỏ ngoài tác dụng giúp hỗ trợ, nâng cao đời sống tình dục thì các bác sỹ Đông y khuyên dùng để điều trị các căn bệnh khác. Dưới đây là một số cách dùng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.
Cách dùng sâm cau đỏ chữa bệnh hen suyễn, tiêu chảy
Khi mắc chứng hen suyễn, tiêu chảy, sử dụng sâm cau đỏ sẽ giúp cải thiện. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:
Dùng rễ sâm cau phơi khô (12 – 16g), xắt miếng sao vàng sắc với 250ml lấy 50ml uống ngày 1 lần trước khi ăn. Bài thuốc này cũng có tác dụng tốt trong trường hợp bị tiêu chảy.
Đối với bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính, củ sâm cau rừng có công dụng giảm tối đa tình trạng, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.
Sâm cau rừng điều trị tê thấp, đau nhức toàn thân
Hiện nay căn bệnh đau nhức, tê thấp không còn chỉ gặp ở người già mà bệnh ngày càng được trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Sâm cau đỏ giúp điều trị và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Bạn có thể áp dụng theo bài thuốc sau:
- Sâm cau đỏ khô: 50g;
- Hà thủ ô: 50g;
- Hy thiêm thảo (cỏ dĩ): 50g.
Rửa sạch các nguyên liệu, cắt lát ngâm với 650ml rượu trắng trong 7 – 10 ngày( càng lâu càng tốt). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml trước bữa ăn
Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh
Thịt gà nấu sâm cau
Món ăn với sâm cau đỏ giúp bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.
Chuẩn bị:
- Thịt gà 250g;
- Sâm cau đỏ 15g;
- Dâm dương hoắc 15g;
- Gia vị các loại.
Cách làm: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.
Sâm cau hầm thịt lợn
Có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường
Chuẩn bị
- Sâm cau 15g;
- Thịt lợn 200g;
- Gia vị.
Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, thái vừa phải như kho, ướp gia vị để khoảng 15 – 20 phút cho ngấm. Sâm cau đỏ rửa sạch, tất cả cho vào nồi đất, hầm với lượng nước vừa phải cho mềm.
Cách dùng sâm cau đỏ ngâm rượu trị liệt dương theo bài thuốc Đông y
Đây là cách chế biến được rất nhiều người yêu thích của sâm cau đỏ. Rượu ngâm sâm cau đỏ giúp các quý ông tìm lại phong độ, đây được coi là “thần dược phòng the” của phái mạnh.
Tác dụng sâm cau đỏ trị liệt dương như thế nào?
Người bị liệt dương do chức năng của thận suy giảm. Khi thận yếu, chúng ta thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây ra. Đặc biệt trong đó là vấn đề yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục. Bởi vậy muốn cải thiện tình trạng sinh lý nên bồi bổ cho thận.
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương năm 2005 cho thấy: Sâm cau thể hiện tác dụng tăng lực tốt nhất (tốt hơn cả sâm bố chính và sa sâm) chỉ sau 7 ngày và 14 ngày sử dụng.
Một công trình nghiên cứu khác của Bùi Minh Giang cho thấy: Cao cồn sâm cau có tác dụng tăng hoạt tính sinh dục nam cao gấp 1,5 lần so với các loài khác có tác dụng tương tự, làm tăng trọng lượng tinh hoàn 150,2%.
Theo Y học cổ truyền, sâm cau đỏ có tác dụng vào hai kinh can, thận. Sâm cau đỏ được sử dụng sắc hoặc ngâm rượu giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý. Tác dụng bổ thận tráng dương của sâm cau đỏ là rất mạnh, không chỉ những người bị bệnh mới cần sử dụng mà người khỏe mạnh dùng củ sâm cau cũng cực kỳ tốt. Sâm cau đỏ giúp nam giới tăng khả năng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ.
Ngâm rượu sâm cau đỏ giúp chữa bệnh yếu sinh lý
Bệnh liệt dương là căn bệnh khó nói của rất nhiều quý ông hiện nay. Đây là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc vợ chồng. Trước mỗi bữa ăn sử dụng một ly nhỏ rượu sâm cau đỏ sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý. Cách ngâm rượu như sau:
- Chuẩn bị: Sâm cau đỏ (phơi sấy khô, xắt lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g, rượu gạo 500ml.
- Cách bào chế: Cho sâm cau đỏ vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.
- Sử dụng: Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml.
- Tác dụng: bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.
Xem thêm: Tác dụng sâm cau đỏ ngâm rượu
Lưu ý khi sử dụng sâm cau đỏ
Việc sử dụng sâm cau đỏ cần tuân theo chỉ dẫn về liều lượng. Đặc biệt nên chú ý về những đối tượng có thể sử dụng hoặc không được sử dụng sâm cau đỏ. Việc sử dụng đúng người đúng bệnh giúp sâm phát huy được công hiệu chữa bệnh. Ngược lại nếu sâm cau đỏ được dùng cho không đúng đối tượng thì lợi bất cập hại và có khi tiền mất tật mang.
Cách khử độc sâm cau rừng
Sâm cau đỏ có tính độc nhẹ, vì vậy cần phải loại bỏ độc tố trước khi ngâm rượu. Việc loại bỏ độc tốc giúp cho chúng ta sử dụng an toàn và không gây ngộ độc hay tác dụng phụ.
Cách khử độc rất đơn giản. Sử dụng phần thân rễ, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử độc. Ngâm sâm cau đỏ với nước vo gạo 3 lần. Lần 1 và lần 2 ngâm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Lần cuối cùng ngâm qua đêm (khoảng từ 8 tiếng đến 10 tiếng). Với cách ngâm này, độc tố có trong sâm sẽ bị loại bỏ.
Sau khi đã ngâm qua đêm thì đem tráng qua một lượt nước lã, một lượt rượu (dùng chính loại rượu mà sẽ dùng để ngâm).
Những ai không nên sử dụng sâm cau đỏ?
Sâm cau dùng liều cao và kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực. Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng không nên dùng sâm câu. Dưới đây là những đối tượng được khuyên không sử dụng sâm cau đỏ:
- Người gầy, da khô, lòng bàn tay bàn chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm.
- Người đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn.
- Những người quá hư yếu, thể trạng kém.
Sâm cau đỏ dùng cho những đối tượng nào?
Sâm cau đặc biệt có hiệu quả cho người mắc bệnh liệt dương. Ngoài ra, tác dụng chữa bệnh của sâm cau còn giúp điều trị một số nhóm bệnh cho những đối tượng sau:
- Người mắc bệnh hen suyễn, tiêu chảy.
- Người bị đau nhức toàn thân, tê thấp.
- Nam giới bị liệt dương, nam tinh lạnh.
- Phụ nữ tiền mãn kinh bị huyết áp cao, lãnh cảm.
- Người muốn bồi bổ sức khỏe, bổ thận tráng dương.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang