Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Chè dây chữa bệnh gì? Cách dùng chè dây chữa bệnh viêm loét dạ dày

Chè dây chữa bệnh gì? Công dụng, tác dụng chè dây giúp chữa bệnh viêm loét dạ dày, kháng khuẩn, giải độc cơ thể, mất ngủ… Tác dụng phụ, tác hại của chè dây thật, giả. Cách đun, sắc chè dây chuẩn nhất. Người bị dạ dày uống chè dây nên kiêng gì? Lưu ý gì khi sử dụng chè dây để phát huy công dụng chữ bệnh hữu hiệu.

Chè dây chữa bệnh gì? Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8 – 9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Chè dây được đánh giá là loại thảo dược giúp điều trị bệnh dạ dày mà không tốn kém.

Ngoài ra chè dây trong các nghiên cứu và các thực nghiệm lâm sàng còn giúp điều trị nhiều bệnh lý khác như: an thần, trị mất ngủ, giải độc gan…

Chè dây là loại cây sinh trưởng ở các vùng núi cao như SaPa, Cao Bằng. Theo cách chế biến thông thường, chè dây sẽ được phơi khô thành. Tuy nhiên qua giai đoạn chế biến, gia công, chè dây có tác dụng điều trị bệnh tốt hơn. Chè dây được chế biến theo cách hãm giống như trà để uống.

Chè dây chữa bệnh gì? Chè dây đặc biệt có công dụng tốt trong việc chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Chè dây chữa bệnh gì? Chè dây đặc biệt có công dụng tốt trong việc chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Chè dây chữa bệnh gì?

Một trong những vấn đề được người đọc rất quan tâm và tìm hiểu đó là chè dây chữa bệnh gì?. Tác dụng của chè dây đã được tin dùng từ xa xưa như một loại thảo dược chữa bệnh hữu hiệu. Ngoài ra nhiều công trình nghiên cứu Y học hiện đại cũng chỉ ra chè dây tốt cho bệnh nhân mắc bệnh lý về dạ dày.

Thành phần dược chất của chè dây?

Tên gọi khác: Hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông. Người Nùng gọi chè dây là thau rả và người Tày gọi chúng là khau rả, chúng được thu hái và sử dụng thường xuyên như một loại thảo dược tốt cho sức khỏe.
Tên khoa học của chè dây là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. Chè dây là một loại dược liệu có thành phần dược chất như sau:

  • Flavonoid và Tanin, chứa 2 loại đường là Glucase và Rhamnese. Trong đó, Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hoá mạnh.
  • Lá chứa Tanin (10.82 -13.30%), Flavonoid toàn phần chiếm 18.15 +/- 0.36%. Trong đó Myricetin chiếm 5.32+/- 0.04%.

Tác dụng chữa bệnh viêm, loét dạ dày của chè dây

Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay liên quan đến đường ruột tại Việt Nam. Bệnh không được điều trị sẽ gây ra ung thư dạ dày. Chè Dây có tác dụng trung hoà dịch vị: Lượng axit tiết ra quá nhiều, khiến bệnh nhân bị đau dạ dày thường xuyên ợ chua ở nóng, đau bụng âm ỉ, râm ran do tính chất kiềm, Chè dây có tác dụng mạnh trong việc trung hoà lượng dịch vị này. Do đó giúp ích trong quá trình liền sẹo và hạn chế lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Chè dây với hoạt tính kháng sinh tự nhiên, là một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Với cơ chế làm sạch và diệt khuẩn. Khi sử dụng chè dây vi khuẩn sẽ bị tẩy sạch khỏi niêm mạc dạ dày và cơ chế diệt khuẩn khiến loại khuẩn này chết dần và bị loại bỏ.

Vết loét dạ dày sau một thời gian dài không điều trị trở nên viêm tấy, trợt và rất khó lành. Hoạt chất Flavonoid có tác dụng giảm viêm mạnh, do đó vết loét trở nên se lại và bớt viêm nhiễm. Từ đó vết loét sẽ liền trở lại. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy trên 50% bệnh nhân đã liền vết loét trong 6 tháng sử dụng và điều trị.

Chè dây chữa bệnh gì? Chè dây giúp điều trị viêm loét dạ dày, đau dạ dày tá tràng hiệu quả.

Công dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý của chè dây

Chè dây chữa bệnh gì? Theo góc độ Đông y, đặc biệt tại Trung Quốc đã nghiên cứu tác dụng của chè dây thảo dược trong điều trị bệnh với những tác dụng vắn tắt như sau:

  • Ngoài ra do các loại thuốc Tây có cơ chế đào thải qua gan mạnh. Người bệnh sử dụng lâu dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, hại gan thận. Chè dây giúp ích cho quá trình đào thải chất độc qua gan, giúp bệnh nhân an thần, dễ ngủ, giảm stress.
  • Chè dây có tính hàn được hiểu là tính mát. Bởi vậy chúng được dùng để điều trị cho những ai bị nóng trong người như người bị nhiệt hay men gan cao.
  • Chè dây giúp điều hoà huyết áp người bị huyết áp cao. khi huyết áp cao uống chè dây đậm đặc giúp hạ huyết áp, uống một lượng vừa phải giúp cân bằng huyết áp hiệu quả.
  • Chè dây chống viêm giảm viêm với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Chè dây có thể trị hết viêm hoặc giảm viêm nhanh chóng.
  • Tính kháng khuẩn giúp diệt khuẩn trong đường tiêu hoá nên tránh được các bệnh về tiêu chảy…
  • Công dụng mát gan, giải độc giúp đào thải bỏ các độ tố trong gan. Người bị mụn nhọt do gan nóng sẽ tiêu giảm trông thấy.

Tham khảo thêm: Chè dây chữa loét dạ dày như thế nào? – Báo Thanh Niên

Cách sử dụng chè dây như thế nào?

Người tiêu dùng bên cạnh việc quan tâm chè dây chữa bệnh gì còn mong muốn tìm hiều cách sử dụng chè dây như thế nào. Chè dây được thu hái khi chưa có quả. Thân và lá chè được cắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô. Khi phơi khô cỏ có mùi thơm nhẹ. Sao khô có mùi thơm càng rõ hơn. Nước chè dây có vị ngọt nên khi uống rất dễ chịu. Tuy nhiên để chè phát huy được công dụng chữa bệnh, bạn nên sử dụng đúng liều lượng và mua chè dây chất lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Đối tượng sử dụng chè dây

Chè dây được các dược sĩ khuyên nên sử dụng với những đối tượng sau:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Người bị trào ngực dạ dày, viêm dạ dày.
  • Người hay bị căng thẳng thần kinh, mất ngủ.
  • Người hay bị đầy hơi, ợ chua.
  • Người bị viêm họng cấp, viêm thận cấp.
  • Người bị mụn nhọt, viêm răng lợi.
  • Người khỏe mạnh nhưng muốn tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Hướng dẫn cách sắc, hãm chè dây trị bệnh tốt nhất

Chè dây thuộc loại thuốc “hàn lương” (mát lạnh) nên khi sử dụng bạn nên chia theo đợt: Hàng ngày lấy 30 – 50g uống thay nước. Mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 20 ngày.

Lưu ý: Khi lựa chọn chè dây, cần chú ý tới màu sắc và phấn trắng trên cánh chè. Nếu chè dây không có những lấm tấm trắng như mốc, thì loại chè đó không chế biến đúng cách, khi dùng không có tác dụng nhiều. Màu trắng mốc như vậy là do nhựa chè dây tiết ra bám lại. Các nhà khoa học khẳng định rằng: Chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ cây có nhiều nhựa và rất tốt.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Chè dây hay chè dây rừng.
  • Ấm pha chè.
  • Nước sôi.

Bước 2: Rửa chè

Cho chè dây vào ấm sau đó cho một lượng nước sôi vừa phải vào. Lắc đều ấm trả và đổ đi.

Bước 3: Pha trà
– Chè dây dùng nước uống hàng ngày thường pha 50 – 100g chè dây với 1.5 đến 2 lít nước. Căn cứ vào tỷ lệ và kích thước tương ứng của ấm, người pha chè sẽ căn được tỷ lệ chè và nước phù hợp
– Thời gian hãm chè thường 5 – 7 phút. Bạn có thể thưởng thức chè dây ngay lúc còn ấm.

Chè dây có thể hãm, sắc để sử dụng thay nước lọc hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng chè dây

Để việc sử dụng chè dây đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo một số lưu ý sau:

  • Tuân thủ liều lượng khi dùng chè dây là: 60 – 70g/người/ngày. Có thể chia ra làm nhiều lần để uống trong ngày nhưng không nên pha quá liều lượng trên.
  • Thời điểm dùng chè tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút.
  • Sử dụng chè dây thay cho nước lọc mà không lo tác dụng phụ.
  • Cách dùng chè dây: Có thể uống nóng hoặc uống khi chè nguội (Có thể dùng lạnh, nhưng không quá lạm dụng, khuyến cáo nên dùng chè lúc nước còn nóng là tốt nhất).
  • Nên sử dụng chè trong ngày, không nên để qua đêm rất có thể bị ôi thiu.

Xem thêm : Mua chè dây chữa bệnh đau dạ dày ở đâu? Chè dây bao nhiều 1 kg?

Người bị dạ dày uống chè dây nên kiêng gì?

Với người bệnh bị đau dạ dày quá trình điều trị cần kiêng khem nghiêm ngặt theo quy định của bác sỹ. Bởi vậy, người sử dụng chè dây chữa đau dạ dày nên kiêng những đồ sau:

  • Khi dùng chè dây để điều trị bệnh viêm dạ dày, bạn nên hạn chế các thức ăn có vị chua, chứa nhiều axit như: Xoài xanh, dưa muối, cà muối.
  • Chú ý ăn đúng giờ. Không được để bụng quá đói hoặc quá no. Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt sự co bóp của dạ dày.
  • Người sử dụng chè nên nên tránh các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia…
  • Không ăn ớt, hạt tiêu và hạn chế ăn ít các món cay.
  • Nên bổ sung vitamin C ở các loại rau củ quả.
  • Giữ vùng bụng luôn ấm. Vùng bụng bị lạnh sẽ khiến chức năng của dạ dày kém đi.

Tác dụng phụ của chè dây là gì?

Theo nghiên cứu thì chè dây có thể uống dài ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh huyết áp thấp thì cần có chế độ uống kết hợp để tránh tác dụng phụ của chè dây.

Việc sử dụng chè dây phải có liều lượng và theo chỉ định bác sỹ. Nhiều người nghĩ rằng chè dây là loại thảo dược lành tính, không gây nguy hiểm nên dùng với liều lượng không hợp lý. Chè dây có tác dụng khác nhau với từng cơ địa.

Ngoài ra tác dụng phụ của chè dây còn gây nguy hiểm cho người dùng khi sử dụng hàng giả, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Rất nhiều người bệnh đã nhập viện do sử dụng phải chè dây giả.

Chè dây chữa bệnh gì đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết trên đây. Hãy phân biệt chè dây thật giả để lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version