Cây bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau…làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi…
Tên khoa học: Angelica Dahurica.
Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,… Cây được trồng làm thuốc, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự
Theo nghiên cứu dược lý, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau…Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ…Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt…
Thành phần hóa học:
Cây có mùi thơm. Trong cây có tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Các dẫn chất coumarin đã biết là isoimperatorin, imperatorin, bergapten, phellopterin, oxypeucedanin, xanthotoxin.
Theo đông y:
Củ bạch chỉ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát; có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và nhức mắt, phát tán, thông kinh lạc, tiêu phong nhiệt ngứa gãi, sưng tấy, làn ráo mủ và đắp vết thương rắn cắn.
Thường được chỉ định dùng trị cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió, tay chân nhức mỏi, phong thấp đau xương, nhức mắt, viêm da do dị ứng sơn (sơn ăn) ban trái, đậu mùa.
Liều dùng 8-16g cho đến 40g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Có thể dùng củ tươi mài với nước gạo hoặc nước cơm, bôi trị sơn ăn làm lở ngứa, chảy máu.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thường gọi là bạch chỉ. Thu hoạch vào mùa thu đông, khi thấy một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to, chắc là có thể thu hoạch được.
Một số bài thuốc từ cây bạch chỉ:
Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày.
Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh.
Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 7 ngày trước kỳ kinh.
Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 – 3 viên.
Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, Thổ bối mẫu mỗi vị 7g, tán thành bột uống với rượu ngày hai lần.
Lưu ý:
Người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.
Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ.
Người thiếu máu, suy nhược cơ thể không nên dùng.
Bạch chỉ nam là rễ củ của cây Bạch chỉ nam (Milletia pulchra Kurz.), họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài).
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 130-160k/kg.
Địa chỉ tham khảo: bạn có thể mua tại các hiệu thuốc đông y gần nhà.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang