Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Bồ kết và tác dụng của cây bồ kết với cách dùng bồ kết chữa trị bệnh

Bồ kết là gì? Tác dụng của cây bồ kết chữa bệnh gì: trị co giật, đau nhức, rụng tóc. Cách dùng bồ kết tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây bồ kết. Cách sử dụng cây bồ kết chữa bệnh hiệu quả, bảo quản. Giá bồ kết bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây bồ kết.

Bồ kết là gì cùng hình ảnh và cách dùng của cây bồ kết ra sao

Bồ kết là gì cùng hình ảnh và cách dùng của cây bồ kết ra sao

Bồ kết là gì?

Cây bồ kết thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae), có tên khoa học là Fructus Gleditschiae. Trong dân gian, chúng còn được gọi với một số tên khác như chùm kết, bồ kếp, tạo giác,…

Cây bồ kết thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta, riêng Hải Phòng mỗi năm sản xuất được khoảng 40 tấn tạo giác.

Đặc điểm cây bồ kết

Tạo giác là loại cây sống lâu năm, có một số đặc điểm như sau:

  • Thân cây xù xì, có gai.
  • Lá kép lông chim, có từ 6 – 8 đôi lá chét hình trứng, dài tầm 25mm, rộng 15mm.
  • Hoa tạo giác màu trắng, mọc thành từng chùm.
  • Quả giáp, dài từ 7 – 12cm, hơi cong hình lưỡi liềm. Mỗi quả có trung bình từ 30 – 40 hạt, bề mặt phủ một lớp phấn màu xanh nhạt.
  • Hạt tạo giác giống hình hạt đậu, rộng 7mm, dài khoảng 10mm, màu vàng nâu nhạt.

Hiện nay, có hai loại phổ biến là bồ kết ba gai và bồ kết tây.

  • Bồ kết tây: Cây có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới, được trồng để lấy bóng mát. Tạo giác cao trung bình từ 10 – 15m, phân thành nhiều nhánh, thưa, màu xám trắng. Lá cây mọc đối diện nhau, với 10 – 18 đôi lá hình bầu dục thuôn đều ở 2 đầu, màu xanh nhạt. Cây bồ kết tây có nhiều chùm hoa đẹp, mọc ở nách lá. Quả dẹt, màu vàng rơm, bên trên nổi rõ các hạt. Cây trồng bằng hạt và phát triển rất tốt.
  • Bồ kết ba gai: Cây có nguồn gốc từ miền đông Bắc Mỹ, sinh trưởng chủ yếu ở các vùng đất ven thung lũng sông.

Thành phần dược chất của cây bồ kết

Cây tạo giác giàu saponin, rất có lợi cho sức khỏe người dùng. Thành phần này có tác dụng diệt amip đường ruột và trùng roi âm đạo hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Hỗn hợp flavonoid trong cây có khả năng giảm đau nhức rất tốt.

Đặc điểm cây bồ kết cùng với thành phần dược chất của cây bồ kết

Tác dụng của cây bồ kết

Mỗi bộ phận của cây tạo giác đều có khả năng ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý thường gặp.

  • Kích thích niêm mạc bao tử tăng tiết đường hô hấp, có tác dụng tiêu đờm.
  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh như trực khuẩn lỵ, tả, đại tràng
  • Trị viêm tuyến vú cho phụ nữ sau sinh.
  • Điều trị trúng gió cấm khẩu, hàm răng nghiến chặt.
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, trị tắc ruột cấp.
  • Trị chốc đầu, rụng tóc, biếng ăn ở trẻ nhỏ.
  • Hạt mang vị cay, tính ôn, có tác dụng chữa mụn nhọt, thông đại tiện, bí kết.
  • Gai tạo giác giúp tiêu ung độc, làm thông sữa, kháng khuẩn và ức chế tụ cầu vàng.

Tác dụng của cây bồ kết chữa viêm xoang

Bệnh viêm xoang là do các chất nhầy tích tụ, tạo bít tắc, giúp cho vi khuẩn phát triển. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cần phải đẩy làm thông thoáng hốc xoang và hết chất nhầy, dịch mủ ra ngoài.

Từ xưa, dân gian đã lưu truyền phương pháp chữa bệnh xoang nhờ cây tạo giác. Theo Đông y, gai bồ kết có tác dụng thải độc, sát trùng và giảm thiểu tình trạng sưng tấy. Còn Tây y cho rằng đặc tính của loại dược liệu này là khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Người bệnh sử dụng gai tạo giác sẽ giúp tiêu mủ, giảm phù nề niêm mạc, chống viêm nhiễm rất tốt.

Tác dụng của bồ kết trong làm đẹp

Thành phần của quả bồ kết chứa đến 10% hoạt chất saponin, có tác dụng tạo bọt, tẩy sạch, kháng viêm hiệu quả. Sử dụng tạo giác có thể giúp các chị em giảm tóc gãy rụng, giúp tóc chắc khỏe và đen mượt hơn. Tình trạng nấm da đầu, gàu ngứa cũng không còn xảy ra nữa.

Ngoài tác dụng với tóc, người dùng có thể nấu nước bồ kết tắm để làm sạch và diệt khuẩn trên da. Đây là nguyên liệu tự nhiên giúp phái nữ làm đẹp hiệu quả.

Tác dụng của cây bồ kết giúp điều trị một số bệnh thường gặp

Cách dùng bồ kết

Với từng mục đích chữa bệnh, người dùng sẽ sử dụng tạo giác theo cách thức và liều lượng khác nhau để đạt kết quả tốt nhất.

Cách dùng bồ kết chữa quai bị

Bỏ hạt, tán nhỏ quả tạo giác rồi hòa vào giấm thanh. Cứ 30 phút lấy bông chấm thuốc rồi đắp vào chỗ đau, làm vài lần sẽ đem lại hiệu quả.

Cách dùng bồ kết trị tắc ruột cấp

Chuẩn bị tạo giác và cắt căn, mỗi nguyên liệu 500mg, cho vào nồi nước 4000ml sắc khoảng 30 – 40 phút thì tắt bếp. Vớt bã ra, dùng gạc tẩm nước thuốc đắp lên bụng. Mỗi giờ chườm khoảng 3 – 4 lần, tùy vào tình trạng bệnh để giảm áp lực bao tử. Thực hiện đều đặn sẽ đem lại tác dụng đáng mong đợi.

Cách dùng bồ kết để gội đầu

Dưới đây là nguyên liệu và các bước để chuẩn bị một nồi nước gội đầu từ tạo giác. Các chị em có thể thực hiện theo hướng dẫn, vừa tiết kiệm lại vừa có được mái tóc suôn mượt.

Nguyên liệu:

  • 50g tạo giác
  • 3 cây sả
  • Vỏ 1 quả bưởi
  • 1 củ gừng khoảng 50gr
  • 1 trái chanh
  • Dầu dừa
  • 1200ml nước sạch

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Quả tạo giác đem rang hoặc nướng tới khi có mùi thơm.
  • Sả, gừng đập dập, vỏ bưởi cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu nước gội đầu

  • Tạo giác sau khi rang thì bẻ nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay kỹ, đổ vào túi vải rồi buộc kín lại.
  • Cho tạo giác, gừng, sả, vỏ bưởi vào nồi chứa 1200ml nước, đun cho đến khi nước sôi. Đợi thêm khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
  • Xả một chậu nước lạnh, cho nồi nước gội đầu vào ủ khoảng 15 phút. Nếu thấy nước nguội hẳn thì vò các nguyên liệu cho ra hết tinh chất rồi bỏ bã đi.
  • Chắt nước qua một cái rây để lọc hết bã các dược liệu.

Sử dụng nước gội đầu từ quả tạo giác thay cho dầu gội sẽ giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe và mọc nhanh hơn rất nhiều.

Xem thêm: Tạo giác nhiều công dụng độc đáo

Hình ảnh bồ kết

Dưới đây là một số hình ảnh về cây tạo giác để các bạn tham khảo và nhận biết trong thực tế.

Hình ảnh cây bồ kết ba gai và bồ kết tây

Gai bồ kết

Hình ảnh quả bồ kết

Cách sử dụng bồ kết để gội đầu, giúp tóc suôn mượt

Lưu ý khi sử dụng bồ kết

Cây tạo giác có tác dụng chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên chúng lại chứa độc nên người dùng cần lưu ý khi sử dụng. Đối với các bài thuốc từ cây tạo giác, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ.

Dưới đây là một số lưu ý khi dùng tạo giác:

  • Độc tính trong tạo giác chỉ cao khi dùng làm thuốc, nếu người dùng sử dụng lên da sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng cây tạo giác để tránh sảy thai, sinh non hay lại tới thai nhi, sinh con dị tật.
  • Người có tỳ vị yếu cũng không dùng loại cây này, bởi chúng có thể gây trướng bụng, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ,…
  • Người mắc bệnh về dạ dày, tá tràng hay đường tiêu hóa được khuyến cáo không nên sử dụng cây tạo giác. Hạt bồ kết có chất tẩy rửa sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.
  • Người đang đói, người già, trẻ nhỏ hay bệnh nhân không nên sử dụng tạo giác vì dễ bị ngộ độc.
  • Khi bị ngộ độc tạo giác, người bệnh sẽ có các triệu chứng như tức ngực, nôn ói, tiêu chảy,… Lúc đó, nên nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Xem thêm video về cây tạo giác

Giá cây bồ kết trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bày bán các sản phẩm từ cây bồ kết. Thông thường, bồ kết khô nguyên quả có giá từ 60.000 – 70.000 đồng/1kg. Gai tạo giác khô thì được bán với mức giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng/100g.

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version