Cây cẩu tích có tác dụng: Bổ can, thận, mạnh gân, xương, trừ phong thấp. Dùng để chữa các chứng bệnh như: đau lưng, đau thần kinh tọa, người già đi tiểu nhiều lần…
Tên khoa học: Cibotium barometz.
Cây cẩu tích còn có tên khác là kim mao cẩu tích, lông cu ly, cây lông khỉ, cù liền, cù lần…
Cây có tác dụng: Bổ can, thận, mạnh gân, xương, trừ phong thấp. Dùng để chữa các chứng bệnh như: đau lưng, đau thần kinh tọa, người già đi tiểu nhiều lần, phụ nữ bị khí hư, bạch đới, chữa chứng phong thấp, chân tay đau nhức.
Thành phần hóa học:
Thân rễ cây cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng vỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Theo đông y:
Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Dùng chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.
Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.
Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Cách bào chế: Tìm cách làm thật sạch hết lông (đốt hoặc rang cát thật nóng, cho Cẩu tích vào cho sém hết lông). Rửa sạch, ngâm nước một đêm, đem đồ kỹ cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô, tẩm rượu để một đêm rồi sao vàng.
Một số bài thuốc từ cây cẩu tích:
- Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu: Cẩu tích 20g, Rễ gối hạc 12g, Củ mài 20g, Rễ cỏ xước 12g, Bổ cốt toái 16g, Dây đau xương 12g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Nam đỗ trọng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Cẩu tích (cạo lông, tẩm nước muối sao )70g, Nam hoàng cầm( tẩm rượu, sao vàng) 16g, Bạch đồng nữ(sao cháy) 40g, Hà thủ ô( chế ) 16g, Nam bạch chỉ 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 5-15 thang.
- Cầm máu ngoài da: Lông cẩu tích khô tẩm cồn 900, đắp vào vết thương rồi băng lại.
- Bổ thận khoẻ lưng: Trường hợp gan và thận suy nhược, lưng đau buốt, đái vặt không nín được, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hoà cao ban long vào để uống.
- Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động: Cẩu tích 20g, tùng tiết 4g, đỗ trọng 8g, mộc qua 12g, tục đoạn 8g, tần giao 12g, tang chi 8g, ngưu tất 8g, quế chi 4g. Sắc 2 – 3 lần và cô đặc lấy 200 – 250ml, chia uống 2 lần trong ngày
- Chữa thận hư, đau lưng, đau mỏi, đi tiểu luôn luôn, bạch đới, di tinh: Cẩu tích 15 g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, dây tơ hồng 8g, kim anh tử 8g. Sắc uống trong ngày.
- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, chân tay yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 4g, đương quy 10g, xuyên khung 4g.
- Trừ thấp giảm đau:Trường hợp nhiễm gió ẩm hoặc rét ẩm, tứ chi và thân thể đau cứng tê buốt.
- Bài thuốc hoàn: Cẩu tích 12g, ô đầu chế 12g, tỳ giải 12g, tô mộc 8g. Tán bột làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị đau các khớp xương do rét ẩm.
- Bài thuốc sắc: Cẩu tích 12g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, tang chi 12g, tùng tiết 12g, tần cửu 12g, quế chi 12g, đương quy 12g, hổ cốt 12g, thục địa 12g. Sắc với nước hoặc ngâm rượu, uống. Trị khí huyết đều hư, cảm gió ẩm, đau khớp và tứ chi, thân thể đều đau.
Lưu ý:
không phải hư hàn thì không nên dùng.
Người thận hư do nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng vị thuốc này.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 120-150k/kg.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang