Đinh lăng là gì? Tác dụng của đinh lăng chữa bệnh gì: thiếu máu, gout, suy nhược, dị ứng, thông tia sữa…. Cách dùng đinh lăng tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây đinh lăng. Cách sử dụng đinh lăng chế biến ngâm nấu uống. Giá đinh lăng bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh đinh lăng và đặc điểm nhận biết đinh lăng.
Đinh lăng là gì?
Đinh lăng được mệnh danh là thần dược cho người nghèo. Bởi trong dân gian, cây đinh lăng rất dễ tìm, dễ trồng và rất dễ ứng dụng những công dụng của cây đinh lăng vào trong cuộc sống.
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Cây này còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Đây là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Đặc điểm đinh lăng
– Thân: Mịn nhẵn, không có gai, cao khoảng từ 0.8m đến 1.5 m.
– Lá: Lá kép có sẻ 3 lần hình lông chim, không có lá đính kèm rõ. Cuống lá nhỏ, gầy dài từ 3mm đến 10mm, phiến lá có hình răng cưa, không đều nhau, lá có mùi thơm.
– Hoa: Có chùy ngắn từ 7mm đến 18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa. Trang hoa 5, nhụy 5, chỉ nhụy nhỏ gầy, bầu hạ ngăn 2 có rìa màu trắng nhạt.
– Quả: Nhỏ dài dẹt, chiều dài khoảng 3mm đến 4mm độ dày 1mm có vòi.
Các loại đinh lăng
Đinh lăng có 7 loại:
- Đinh lăng lá nhỏ
- Đinh lăng lá to
- Đinh lăng mép lá bạc
- Đinh lăng lá vằn
- Đinh lăng lá tròn
- Đinh lăng lá răng
- Đinh lăng lá đĩa.
Đinh lăng mọc ở đâu?
Cây đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta đặc biệt là các tỉnh miền núi. Cây mọc nhiều cả ở Lào và tỉnh biên giới ở Trung Quốc. Trước đây cây gỏi cá chủ yếu được dùng làm cảnh và làm rau thơm trong các bữa ăn. Gần đây có nhiều nghiên cứu khoa học cũng như thực nghiệm đã phát hiện ra nhiều tác dụng tốt của vị thuốc này.
Cây gỏi cá thường được sử dụng dễ để dùng bằng cách đào lên, rửa sạch rồi sấy khô hoặc phơi khô.
Tác dụng của đinh lăng
Cây nam dương sâm có rất nhiều các thành phần hóa học như các alcaloit, vitamin B1, saponin, flavonoit, glucozit, tanit. Các axit amin trong đó có methionin, lyzin và xystei là những loại axit amin cực kỳ quan trọng.
Đinh lăng có tác dụng:
- Cây đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng.
- Cây gỏi cá chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Cây đinh lăng giúp bồi bổ cho sản phụ.
- Cây gỏi cá còn giúp thông tia sữa, căng vú.
- Cây đinh lăng phòng bệnh co giật ở trẻ em.
- Cây gỏi cá chữa ho, thiếu máu, gout.
Cách dùng đinh lăng
Cây nam dương sâm có nhiều cách dùng. Người dùng có thể sắc, uống, ngâm rượu hoặc làm thành bột, thuốc viên để sử dụng phù hợp với mục đích.
Cách dùng nam dương sâm chữa nhức đầu, đau ngực, tiểu vàng
Rễ nam dương sâm tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Cách dùng nam dương sâm chữa thiếu máu
Rễ nam dương sâm, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g.
Cách dùng nam dương sâm chữa viêm gan mạn tính
Rễ nam dương sâm 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cách dùng nam dương sâm chữa liệt dương
Rễ nam dương sâm, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống trong ngày.
Một số cách dùng khác
– Thuốc sắc:
Rễ cây gỏi cá thái nhỏ, sao vàng 8 – 16g, sắc với 400ml nước còn 100ml. Dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, uống thay chè để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa.
– Thuốc hãm:
Rễ nam dương sâm đã sao tẩm 5 – 10g, thái nhỏ, hãm với nước sôi. Dùng như hãm trà, uống làm nhiều lần trong ngày.
– Thuốc bột và thuốc viên:
Rễ cây gỏi cá sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5 – 1g. Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 0,25 – 5g. Ngày uống 2 – 4 viên, chia làm 2 lần.
Cách ngâm rượu đinh lăng – Video Youtube
Đinh lăng ngâm rượu
Trong rễ cây gỏi cá thường có chứa nhiều Saponin, sinh tố B1. Ngoài ra còn có thêm khoảng 13 loại axit amin cần thiết khác. Do đó, cây gỏi cá giúp cho đầu óc minh mẫn sẽ rất tốt cho người lao động bằng trí óc.
Rễ cây nam dương sâm còn có tác dụng tăng lực hiệu quả, giúp bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, chữa nhức đầu, sốt lâu ngày, háo khát, đau tức ngực, đại tiện ra nước tiểu vàng, thiếu máu…
Đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì?
Cây gỏi cá mang một số tính chất dược liệu như: mát, ngọt, có mùi thơm, vị hơi đắng. Khi ngâm rượu sẽ có một số tác dụng như sau:
– Giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt rất tốt cho những bạn nào mà đang tập gym hoặc mong muốn nâng cao thể trạng hàng ngày.
– Giúp tăng cân và đào thải độc tố rất tốt.
– Chống hiện tượng chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khả năng lao động suy giảm.
Cách ngâm rượu nam dương sâm
Rễ nam dương sâm khô 100g không sao tẩm, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30 – 35 độ trong 7 – 10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 – 10ml trước bữa ăn nửa giờ.
Xem thêm:
Hình ảnh đinh lăng
Hình ảnh cây gỏi cá giúp người dùng phân biệt với nhiều loại cây khác. Đồng thời, cây nam dương sâm có nhiều loại, người dùng cần có hình ảnh để phân biệt đúng.
Giá đinh lăng
- Củ dưới 2 kg giá bán 200.000 đồng/kg.
- Củ từ 2 kg – 3 kg giá bán 250.000 đồng/kg.
- Rễ nam dương sâm khô chế biến từ phần nạc của củ đinh lăng tươi: 800.000 đồng/kg.
- Cả thân và phần nạc của củ đinh lăng: 600.000 đồng/kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang