Cây đơn đỏ cho rễ làm thuốc lợi tiểu, dùng chữa đái đục, cảm sốt, đau nhức, lỵ…
Tên khoa học: Ixora coccinea.
Cây đơn đỏ cho rễ làm thuốc lợi tiểu, dùng chữa đái đục, cảm sốt, đau nhức, lỵ. Người ta đào rễ gần như thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Theo đông y:
Rễ cây đơn đỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ.
Nhân dân ta thường dùng rễ làm thuốc hãm uống để lọc trong nước tiểu trong chứng đái đục.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh. Rễ được dùng trị sốt, lậu, ăn kém ngon, ỉa chảy và kiết lỵ; còn được dùng trị chỗ đau và loét mạn tính.
Ở Trung Quốc, thường dùng rễ, lá trị:
1. Cảm sốt, nhức đầu
2. Phong thấp đau nhức
3. Kinh nguyệt không đều, đau bụng do tích huyết
4. Kiết lỵ
5. Huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa
6. Đái đục ra máu
Liều dùng 6-12g rễ, 20-30g lá.
Lá cũng được dùng trị lỵ, khí hư.
Hoa được dùng trị lỵ, khí hư, thống kinh, ho ra máu và viêm phế quản xuất huyết.
Người ta còn dùng nước sắc hoa hay vỏ cây để rửa mắt đau, vết thương và loét.
Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa
Một số bài thuốc từ cây đơn đỏ:
1. Chữa mẩn ngứa: Đơn đỏ 25g, dùng riêng hay phối hợp với Đơn tướng quân.
Ké đầu ngựa, Mã đề, mỗi vị 15g, sắc uống.
2. Kiết lỵ: Rễ tươi Đơn đỏ 120g ngâm trong 47g rượu trong 15 ngày, chiết ra uống hàng ngày.
Lưu ý:
Tránh nhầm lẫn với cây đơn mặt trời (cũng hay gọi là cây đơn đỏ, đơn lá đỏ).
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Địa chỉ tham khảo: Cây hiện được trồng làm cảnh khá phổ biến nên rất dễ kiếm.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang