Nhân trần là cây gì? Đặc điểm của cây nhân trần? Có mấy loại nhân trần? Phân biệt hình ảnh cây nhân trần tươi khô tránh nhầm lẫn với các cây dại khác. Cây nhân trần có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng nhân trần chữa bệnh? Sử dụng nhân trần như thế nào cho kết quả tốt? Uống nhân trần có tốt không? – Báo Dân Trí.
Nhân trần là một vị thuốc Đông y, thường được các gia đình nấu lên uống giải khát. Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính bình vào các kinh, tỳ, can, đởm, thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi.
Nhân trần là cây gì?
Nhân trần là một loài thực vật hiện được APG II và GRIN phân loại là thuộc họ Mã đề, một số tài liệu vẫn còn coi nó thuộc họ Huyền sâm. Cây nhân trần có tên khoa học là Adenosma glutinosum, một số tên gọi khác như hoắc hương núi, chè nội, chè cát, tuyến hương lam, mạo xạ hương…
Nguồn gốc cây nhân trần
Chuyện xưa kể rằng, có một nữ bệnh nhân tìm gặp Hoa Đà để chữa bệnh. Nhìn thân hình gầy như que củi, sắc mặt và mắt vàng vọt, tiên sinh biết ngay cô gái này bị chứng hoàng đản (Viêm gan vàng da). Ông bảo: “Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về đi!”.
Một năm trôi qua, khi gặp lại cô gái ấy với thân hình béo tốt, sắc mặt hồng hào, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên. Khi Hoa Đà tò mò về vị danh y nào đã chữa khỏi bệnh cho cô, nữ bệnh nhân nói cô không hề chữa bệnh ở đâu mà chỉ ăn rau Hoàng cao hái trên núi. Nghe vậy, Hoa Đà vội nhờ cô gái dẫn đi xem loại rau “thần y” này rồi nghiên cứu về khả năng chữa bệnh của chúng.
Vị danh y còn nghiên cứu về thời điểm sử dụng Hoàng cao, do có nhiều bệnh nhân sử dụng loại rau này những không khỏi bệnh.
Sau nhiều ngày suy ngẫm, Hoa Đà nhận ra rằng: Vào mùa xuân, dương khí rất mạnh, chất thuốc tập trung ở thân và cành nên hiệu quả chữa bệnh cao. Từ đầu hạ trở đi, cây cối ra lá và mọc cành mới, dược lực phân tán nên việc trị liệu ít có hiệu quả.
Năm sau, trước tiết Thanh minh, ông tự mình lên núi lấy Hoàng cao về cho người bệnh kể trên ăn. Chỉ sau một tháng, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, dùng thêm 2 tháng nữa thì bệnh khỏi.
Sau này, để tránh nhầm lẫn, Hoa Đà đã đặt cho cây thuốc này một cái tên mới là “Nhân trần”.
Đặc điểm của cây nhân trần
Nhân trần là loại cây thân thảo, cao 0,3 – 1 m. Thân cây mọc thẳng, cây đơn hay phân cành, nhánh. Lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc cách, phiến lá hình trứng nhọn, mép răng cưa thưa, cuống lá ngắn 3 – 15 mm. Phiến lá dài 3 – 8cm, rộng 1 – 3,5cm, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống dài 5 – 10mm. Cụm hoa nhân trần mọc ở kẽ lá hoặc xếp thành chùm, hình bông, dài 30 – 40 cm. Tràng hoa màu tía hay lam, chia 2 nở thành 4 van, bên trong có nhiều hạt nhỏ. Lá có mùi thơm, vị cay, hơi đắng. Mùa hoa thường vào tháng 4 – tháng 9 và cho quả cùng đợt.
Loại cây này thường được thu hái vào mùa hè khi cây đang ra hoa. Sau đó cây sẽ được phơi hay sấy khô, bó thành từng bó dài 25 – 30cm, đường kính 5 – 6cm, trọng lượng 40 – 60g, gồm chừng 20 cây mang hoa buộc lại thành 1 bó. Những cây khô và hoa bị rụng chính là nhân trần.
Cây chè nội sinh sống ở vùng sườn đồi núi, gần kề các khu rừng thưa. Những nơi có độ ẩm cao và ở độ cao khoảng 300 – 2000m thường có nhiều chè nội. Loại thảo dược này mọc nhiều ở Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Indo, Malaysia. Hiện nay cây nhân trần cũng được nhân giống và trồng rộng rãi ở miền Bắc nước ta và được nhiều người sử dụng nấu nước vối uống hàng ngày.
Phân loại nhân trần (Nhân trần có mấy loại)
Theo nhiều cuốn sách y học, cây nhân trần được chia làm hai loại:
- Nhân trần Bắc: Phân bố nhiều ở các cao nguyên và đảo Hải Nam của Trung Quốc
- Nhân trần Nam: Còn gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang và một số tỉnh ở miền trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam…
Hai loại hoắc hương này đều mọc tự nhiên. Một số tỉnh đã gieo trồng để dễ dàng phục vụ trong y học. Tuy có hai tên gọi khác nhau nhưng tác dụng của chúng đều như nhau.
Tác dụng của cây nhân trần
Thành phần chính của nhân trần là cineol. Ngoài ra còn có các chất flavonoid, saponin, acid thơm. Nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là với các bệnh về gan mật. Còn theo dược lý y học hiện đại, nhân trần có tác dụng:
- Làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan.
- Phòng chống tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu.
- Cải thiện lưu lượng tuần hoàn nuôi tim và não.
- Giải nhiệt, giảm đau và chống viêm, ức chế một số vi khuẩn (tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, thận…).
Mạo xạ hương giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể
Thanh nhiệt giải độc là một trong những công dụng lớn nhất của nhân trần. Ngoài ra, những ai hay bị mụn nhọt, trứng cá, mề đay sử dụng cây chè cát hàng ngày sẽ đưa được các chất độc ra ngoài. Đồng thời giúp thanh lọc cơ thể, nội tiết thay đổi da sẽ hết mụn và không còn ngứa ngáy khó chịu.
Cây chè nội chống viêm, kháng khuẩn các vết thương
Đối với những vết thương hở chỉ cần lấy cây chè nội tươi giã nát đắp vào miệng của vết thương sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống tiêu sưng, giúp lên da non nhanh hơn.
Tác dụng gây ức chế các tế bào ung thư
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, trong cây chè cát có một số chất có khả năng kháng u, gây ức chế các tế bào ung thư phát triển. Khi kết hợp loại cây này với một số cây có tác dụng kháng ung thư như: Cà gai leo, cây xạ đen, mật nhân… sẽ mang đến những hiệu quả tốt cho các bệnh nhân xấu số.
Tuy nhiên, loại cây chè cát này bị ẩm mốc không những không hỗ trợ điều trị được bệnh mà dẫn các loại virus vào cơ thể.
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan
Các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: Viên gan cấp tính, sơ gan, viêm gan b… sử dụng cây nhân trần có để điều trị cải thiện bệnh nhanh chóng. Cây hoắc hương núi làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan và phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ.
Tác dụng của cây nhân trần giúp lợi tiểu
Những người bị bí tiểu, tiểu rát, tiểu ra máu hoặc đi tiểu dắt…nên sử dụng nhân trần kết hợp với 30g râu ngô nấu nước uống hàng ngày sẽ tăng cường chức năng thận.
Cây hoắc hương núi giúp giảm áp huyết
Cây nhân trần làm hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn nuôi tim và não Ngoài ra thúc đẩy quá trình dung giải fibrin và chống đông máu, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Cây hoắc hương núi hỗ trợ điều trị mất ngủ kinh niên
Mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc suốt đêm, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể mất sức sống, yếu và mệt mỏi. Cây hoắc hương núi giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Tác dụng của cây nhân trần giúp hỗ trợ điều trị máu khó đông
Máu khó đông là một căn bệnh rất nguy hiểm, những ai không may mắn mắc căn bệnh này rất đáng thương. Chỉ cần xây xước nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Không giảm loét dạ dày;
- Không giảm tiết dịch vị, có làm giảm axit tự do và axit toàn phần. Tuy nhiên hai tác dụng này lại giảm khi dùng liều cao.
Ai không được uống nhân trần?
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi mật, nhuận gan… Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra như mật viêm, tắc mật…và nhuận gan khi gan có vấn đề.
Các chuyên gia Đông y cũng khuyến cáo, người già và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần thận trọng khi dùng nước nhân trần. Bởi vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, khả năng hấp thụ kém. Nếu dùng thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn. Nặng có thể gây ra một số bệnh về đường ruột, mất nước, hôn mê.
Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định không nên dùng nhân trần. Uống nhiều có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu, mất sữa hoặc có ít sữa.
Đối tượng sử dụng của cây nhân trần
Cây nhân trần sử dụng cho những đối tượng sau:
- Người cao huyết áp
- Những người bị bệnh mất ngủ
- Những người bị bệnh ngoài ra như: mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa…
- Những người bị máu khó đông
- Phụ nữ sau khi đẻ kén ăn.
Cách dùng nhân trần chữa bệnh
Nhân trần là loại thảo dược được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng loại thảo dược này như thế nào để giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực, nội dung dưới đây sẽ cho bạn biết.
Thu hái và sơ chế cây nhân trần
Bước 1: Thu hái cây nhân trần tại vườn, ruộng.
Bước 2: Chặt loại bỏ rễ, phân loại các bộ phận: Thân cành, lá, hoa.
Bước 3: Rửa cây để làm sạch đất cát, bụi bẩn.
Bước 4: Chặt phần thân cành khoảng 3 – 5cm. Sau đó, đem tất cả các bộ phận đã phân loại ra phơi nắng cho đến khi khô.
Cách pha nước nhân trần
– Nguyên liệu:
- Nhân trần sạch: 30g;
- 1 bình hãm trà;
- Nước sôi già.
– Cách pha:
Bước 1: Rửa thật sạch nhân trần bằng nước sạch cho hết bụi bẩn.
Bước 2: Tráng bình bằng nước sôi cả bên trong bình và ngoài bình. Đây là bước rất quan trọng để làm nóng bình giúp pha nước nhân trần sẽ ngon hơn mà thường mọi người không biết và hay bỏ qua.
Bước 3: Cho số thảo dược trên vào trong bình, rót từ từ nước sôi vào bình cho sâm sấp nhân trần. Rồi cầm bình lắc qua lắc lại khoảng 1 phút rồi đổ nước đó đi.
Bước 4: Tiếp đến rót từ từ nước sôi vào đầy bình (khoảng 1 lít nước), đậy nắp kín. Sau 15 phút có thể dùng được, bạn có thể cho thêm một chút đường phèn nếu muốn vị nước sắc và đậm đà hơn.
Cách đun nước nhân trần
– Nguyên liệu:
- 30g nhân trần;
- 20g quất bì;
- 20g đường phèn.
– Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch nhân trần và quất bì cho hết bụi bẩn.
Bước 2: Rửa sạch xoong, đổ 1,5 lít nước vào đun sôi. Sau đó, cho nhân trần vào trong nồi nước sôi. Sau 3 phút cho tiếp quất bì, đường phèn vào đun sôi khoảng 10 phút rồi bắc ra.
Lưu ý:
- Nếu nhiều nước ít hoắc hương núi nước sẽ bị nhạt, không ngon và không còn nhiều tác dụng. Còn ít nước nhiều nhân trần thì nước sẽ đặc sẽ có cảm giác đắng, khó uống và không tốt cho sức khỏe.
- Không được đun hoắc hương núi với nước quá lâu sẽ làm nước khó uống, uống không ngon.
Cách dùng cây mạo xạ hương đúng cho từng mục đích
Pha trà giải nhiệt: Có thể dùng nguyên mạo xạ hương hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác như rau má, râu ngô … Sau đó hãm nước sôi, uống nóng hoặc uống lạnh đều được.
Dùng cho phụ nữ sau sinh: Chuẩn bị nguyên liệu như mạo xạ hương 8g sắc với mần tưới 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đầu khô 4g. Tất cả nguyên liệu cho vào sắc với nước uống. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Chữa kém ăn: Cây mạo xạ hương 12g, kim tiền thảo 10g, cam thảo nam 10g (không dùng rễ cây). Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước. Đun sôi cạn còn 100m thì dừng và đổ ra chén uống. Nên uống làm 2 lần trong ngày, sau bữa ăn.
Điều hòa kinh nguyệt: Cây mạo xạ hương 12g, ích mẫu 12g, lá đuôi lươn 10g, bạch đồng nữ 10g, rễ gắm 8g, nghệ đen 6g. Sắc các nguyên liệu trên thành thuốc hoặc nấu thành cao lỏng. Nên uống hết trong ngày, không để qua đêm.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhân trần
Uống trà mạo xạ hương có nhiều công dụng giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần sử dụng mạo xạ hương đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng mạo xạ hương điều trị viêm gan cấp và mạn tính
Lấy 30g mạo xạ hương thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 phút. Sau đó pha thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Dùng mạo xạ hương chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt
Cách 1: Lấy 300g chè nội, sinh đại hoàng 60g, trà 30g. Tán vụn 3 vị thuốc này, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi giữ trong bình kín độ 10 – 15 phút. Có thể dùng uống thay trà trong ngày.
Cách 2: Bạch hoa xà thiệt thảo 500g, nhân trần 150g, sinh cam thảo 50g. Tán vụn các nguyên liệu này, mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi, sau 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.
Dùng nhân trần chữa viêm gan có di chứng
Mạch nha 500g, nhân trần 500g, quất bì 250g, cho tất cả vào sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi. Giữ khoảng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Cách dùng hoắc hương núi chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật
Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g. Cho các nguyên liệu này vào tán vụn, mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi, dùng sau 20 phút.
Những lưu ý khi sử dụng nhân trần làm nước uống
Uống nhiều nhân trần gây mất nước
Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật. Khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn Từ đó dẫn đến những tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Bạn cũng không nên uống nước nhân trần hằng ngày nhất là vào mùa nóng. Do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước. Việc này dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung.
Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo
Nhân trần vốn có tính hàn, vị cay đắng, có tác dụng đào thải. Cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.
Hai vị thuốc này có tác dụng rất tốt với cơ thể, nhưng khi kết hợp với nhau lại không phát huy tác dụng. Bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo vừa không có lợi lại tiềm ẩn nguy hại. Sự tương tác thuốc từ 2 vị thảo dược này có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Thận trọng khi dùng mạo xạ hương cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già
Không dùng nhân trần thường xuyên với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già. Phụ nữ mang thai nếu uống nhiều nhân trần sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và khiến phụ nữ mất sữa. Người già và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa không tốt, hấp thụ kém, do đó không nên dùng quá 1lít/ngày.
Cẩn thận khi dùng hoắc hương núi cho người huyết áp thấp
Cây nhân trần tính hàn, có khả năng giúp hạ áp huyết hiệu quả. Nhân trần là giải pháp cho những người cao huyết áp, huyết áp ổn định ở mức bình thường. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp cần lưu ý không nên uống nhân trần quá nhiều.
Nếu uống thì nên cho thêm một vài lát gừng hoặc thanh quế vào pha cùng, tuyệt đối không uống nhân trần lúc đói. Trong những lúc áp huyết đang có hiện tượng tụt thì nhất định không được sử dụng nhân trần, nếu không áp huyết sẽ càng tụt khủng khiếp khó để kéo lên được. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay, có nhiều loại nhân trần bị phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi để cây nhanh héo và khô, hay bị chủ cửa hàng phun thuốc chống ẩm mốc.
Tuy nhiên, đó là những thông tin chưa có kết luận chính thức. Hiện số người sử dụng nhân trần kém chất lượng có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào cũng chưa được kiểm chứng. Nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
Tác hại của việc dùng mạo xạ hương không đúng cách – Báo Zing
Bảo quản nhân trần như thế nào?
Loại thảo dược này sau khi phơi khô rất dễ bị ẩm mốc, vi khuẩn xâm nhập. Do đó, để tránh tình trạng này, người dùng nên phơi khô dưới ánh nắng 36 độ. Sau đó, bỏ vào túi hút chân không hoặc hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.
Mỗi lần dùng, lấy ra một ít bằng cách đổ ra đĩa hoặc dùng găng tay để lấy. Sau đó đậy kín nắp lại ngay. Việc này nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập và không khí lọt vào trong.
Kỹ thuật trồng cây nhân trần
Nhân trần là cây dễ trồng, mức đầu tư ít. Thời gian sinh trưởng của cây chỉ trong vòng 5 – 6 tháng. Nếu chăm sóc tốt 1 sào đạt 2,5 – 3 tạ khô.
– Mùa vụ trồng:
- Thời gian gieo hạt: Tháng 1 – 2;
- Trồng cây con: Tháng 2 – 3;
- Thu hoạch: Tháng 8 – 9 (Sau khi trồng 7 – 8 tháng).
– Đất trồng:
Cây có thể phát triển trên mọi loại đất, trừ đất trũng, nơi úng ngập. Tốt nhất là đất pha cát và đặc biệt đất phải đủ ẩm, cày bừa kỹ, loại trừ hết cỏ dại. Có thể trồng riêng rẽ hoặc xen canh trong vườn cây ăn quả.
– Gieo hạt và chăm sóc cây con trong vườn ươm:
Trộn hạt với cát ẩm, gieo vãi đều trên mặt ruộng đã được bón lót phân chuồng hoai mục. Hạt nhân trần sẽ mọc sau 25 – 30 ngày. Khi cây con có 3 – 4 lá thật cần tỉa bỏ những cây yếu, chỉ để lại mật độ 25 x 25cm/cây.
Để thuận lợi cho việc chăm sóc, đất trồng nhân trần cần lên luống rộng 1 – 1,5 m, cao 20 – 25cm và rãnh rộng 30cm. Sau 2 tháng bón cho mỗi sào 5kg phân bón tổng hợp NPK.
– Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống: Khi phơi phải trải mỏng, để kiểm tra độ khô thì ta tiến hành bẻ thân, thấy cây khô giòn là được.
Mua nhân trần ở đâu đảm bảo chất lượng, giá tốt
Trước khi mua nhân trần ở bất cứ đâu, bạn nên biết điều này. Bạn nên mua loại nhân trần khô, có mùi thơm đặc trưng, các nhánh thái lát phải mới, không bị mốc hay ẩm. Hơn nữa, muốn mua được nhân trần tốt, ngon, bạn cần đến mua tại những đại lý, cửa hàng uy tín.
Một số mẹo để mua được cây nhân trần hảo hạng
- Khi mua chè nội bạn nên mua loại có màu vàng nâu, không bị vỡ vụn nát.
- Loại chè nội hảo hạng khi ngửi sẽ có mùi thơm đặc trưng của loài cây này. Mùi thơm nồng nhẹ, không hôi, không quá ngái.
- Để kiểm tra có phải nhân trần loại hảo hạng không bạn hãy yêu cầu người bán hàng cho pha thử. Khi pha, nước chè nội có màu xanh tươi, hương thơm dịu nhẹ. Khi nhấm có vị đặc trưng: ngọt ngọt, thơm thơm, mát mát.
- Kiểm tra thật kỹ trước khi mua, không mua hàng bị mốc, hàng đã để quá hạn.
Địa chỉ nơi mua bán cây nhân trần
Có rất nhiều địa chỉ mua bán cây nhân trần, tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng là nơi tốt để bạn gửi gắm lòng tin. Người dùng có thể mua loại thảo dược này tại các chợ hàng khô, quầy thuốc Đông y… Nhưng, để đảm bảo chất lượng mặt hàng, bạn nên đến những địa chỉ, đại lý uy tín.
Địa chỉ mua bán mạo xạ hương tại Hà Nội
1. Công ty Hải Đăng.
- Địa chỉ: Công ty TNHH DTSM TMDV Hải Đăng – Đường cổ linh Long Biên Hà Nội.
- Số điện thoại: 0966 446 329 hoặc 0165 964 2916.
2. Công ty Cổ phần Trà thảo dược Trường Xuân.
- Địa chỉ: Showroom 165/36 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0978491908 hoặc 0984795198.
Địa chỉ mua bán hoắc hương núi tại Hồ Chí Minh
1. Công ty Tấn Phát.
- Địa chỉ: Công ty TNHH Tấn Phát Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 0902984792.
2. Hệ thống cửa hàng thảo dược Đức Thịnh.
- Địa chỉ: 1306 Khoa Vạn Cần, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM.
- Điện thoại: 0985324028 hoặc 0937301801.
3. Đại lý bán nhân trần sạch
- Địa chỉ: Số 15A, Cô Bắc, Phường 1, Phú Nhuận, TP.HCM.
- Số điện thoại: 0978491908 – 0984795198.
Giá bán nhân trần bao nhiêu tiền 1kg?
Giá bán nhân trần trên thị trường hiện nay không quá cao, không quá thấp. Tuy nhiên, mức giá này có thể sẽ đắt hơn những cửa hàng khô tại các chợ. Giá bán loại thảo dược này có thể tăng hoặc giảm tùy vào người bán hàng, không nên đánh giá chất lượng mặt hàng qua mức giá (tùy biến).
Giá bán mạo xạ hương trên mạng xã hội
Nhân trần bắc: 85.000 đồng/kg đến 120.000 đồng/kg.
Nhân trần nam: 70.000 đồng/kg.
Hoa nhân trần: 75.000 đồng/kg.
Giá bán mạo xạ hương tại các chợ
Nhân trần bắc: 65.000 đồng/kg đến 95.000 đồng/kg.
Nhân trần nam: 55.000 đồng/kg.
Hoa nhân trần: 60.000 đồng/kg – 70.000 đồng/kg.
Giá bán nhân trần tại các cửa hàng, đại lý uy tín
Tại đây, thảo mộc này được bán với mức giá ổn định và niêm yết, mức giá lần lượt như sau:
- Hoàng cao bắc: 90.000 đồng/kg.
- Hoàng cao nam: 80.000 đồng/kg.
- Hoa nhân trần: 75.000 đồng/kg.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang