Cây tử uyển có tác dụng ấm phổi, hạ khí, tiêu đờm, cắt cơn ho. Chữa ho suyễn do cảm lạnh, ho lao ra máu, đái rắt, đái đỏ…
Tên khoa học: Aster tataricus.
Cây Tử uyển, còn gọi là Thanh uyển, Dã ngưu bang…Cây phân bố chủ yếu ở Trung quốc. Ở Việt Nam có thấy mọc ở miền Bắc Việt nam nhưng chưa hoặc ít được khai thác, ta còn phải nhập của Trung quốc.
Vị thuốc từ rễ cây tử uyển có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, hạ khí. Dùng trị ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm Phế quản cấp và mạn tính…
Thành phần hóa học:
Trong tử uyển có chứa: Astersaponin, quercetin, epifriedelinol, friedelin, shionone, anethole, lachnophyllol, lachnophyllol acetate, aleic acid, aromatic acid.
Một số nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy:
- Thuốc có Saponin của tử uyển cho thỏ uống làm tăng chất tiết khí quản vì thế có tác dụng hóa đàm.
- Nước sắc Tử uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhưng chiết xuất chất ceton Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho.
- Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lỵ Shigella sonnei, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả.
- Trong thuốc có chiết xuất được thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thư.
- Saponin của Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch.
Theo đông y:
Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính.
Mật chích Tử uyển có tác dụng nhuận táo ích phế tốt, dùng trị ho lâu ngày do phế hư.
Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Rễ hoặc thân rễ được đào vào mùa thu hoặc mùa xuân, rửa sạch, phơi nắng và thái thành lát mỏng.
Một số bài thuốc từ cây tử uyển:
1.Trị ho do cảm mạo, viêm đường hô hấp trên:
Chỉ thấu tán ( Y học tâm ngộ): Tử uyển, Bách bộ, Bạch tiền đều 10g, Cát cánh, Kinh giới đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g sắc uống.
2.Trị lao phổi do phế âm hư, ho đàm có máu:
Tử uyển thang ( y phương tập giải): Tử uyển, Tri mẫu, A giao (hòa uống), Đảng sâm, Phục linh đều 10g, Xuyên bối mẫu (tán bột hòa uống), Cát cánh đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g sắc uống.
3.Lao khái cao tư phương (Hải thượng y tông tâm lĩnh):
Thục địa 400g, Ý dĩ 240g, Ngưu tất 120g, Địa cốt bì 80g, Khoản đông hoa 80g, Sinh địa 200g, Đan sâm 120g, Mạch môn 160g, Tử uyển 80g, Thán khương 24g, Mật ong 240g (nấu riêng). Các vị thuốc sắc 2 nước lọc bỏ bã cô thành cao cho thêm bột mịn Phục linh 80g, bột Xuyên Bối mẫu 80g trộn với cao luyện với mật ong thành cao. Mỗi lần uống 1 muỗng đến 2 muỗng canh (10 – 20ml).
4.Chữa ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
5.Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.
6.Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.
7.Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.
8.Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.
9.Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.
Lưu ý:
Không nên dùng nhiều và dùng độc vị. Trường hợp ho khan không đàm, Phế nhiệt không dùng.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Địa chỉ tham khảo:
Hoặc bạn có thể mua tại các hiệu thuốc đông y gần nhà.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang