Kim Ngân Cuộng
Tên khoa học: Caulis cum folium Lonicerae. Thuộc họ Cơm cháy Caprifoliaceae.
Mô tả cây thuốc Kim Ngân Cuộng:
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị
Tác dụng của Kim ngân cuộng:
Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ. Nước sắc Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, chuyển hoá chất béo, thêm đường huyết và chống choáng phản vệ, không có độc tính.
Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.
Công dụng:
+ Kim ngân là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lén sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi nhân dân dùng pha nước uống thay nước chè.
+ Có năng lực thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Nhưng những người tỳ vị hư hàn không có nhiệt độc không nên dùng.
+ Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa có kết qủa một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác.
Liều dùng:
Ngày dùng 4 đến 6g hoa hay 10 đến 12g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hay thuốc cao hoặc rượu thuốc. Có thể dùng riêng vị kim ngân hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.
Bài thuốc có Kim ngân cuộng:
– Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.
– Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.
– Trị cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Cam thảo đất 3g, Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Sắc uống.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang