Chè dây có tác dụng gì? Chè dây chữa được những bệnh nào? Tác dụng của chè dây tươi khô? Uống chè dây có tác dụng phụ không? Cách dùng chè dây tránh tác dụng phụ? Sử dụng chè dây chữa bệnh cần kiêng gì không? Uống chè dây trong bao lâu thì có hiệu quả? Cách sắc chè dây đảm bảo an toàn.
Chè dây có tác dụng gì và chữa được bệnh gì? Theo TS Vũ Nam (Bệnh viện y học cổ truyền TW), chè dây có tác dụng chữa bệnh dạ dày, ổn định huyết áp, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe… Ngoài ra, chè dây còn giúp điều trị bệnh mất ngủ, làm liền sẹo, chữa ợ chua, ợ hơi, căng thẳng đầu óc…
Chè dây có tác dụng gì?
Theo góc độ Đông y, đặc biệt là tại Trung Quốc, cây chè dây rừng được chứng minh là loại thảo dược không chứa nhóm chất độc trong thành phần hóa học. Do đó, chè dây không gây ngộ độc cấp ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học và khả năng sinh sản của người dùng. Các triệu chứng dị ứng, mẫn cảm cũng hiếm khi được bắt gặp trong quá trình sử dụng.
Chè dây có tác dụng diệt trừ vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn tồn tại trong 80% dân số Việt Nam, lây qua đường ăn uống, nước bọt, dùng chung bát đũa… Trong đa số người khoẻ mạnh, vi khuẩn này tồn tại hoà bình với các vi khuẩn khác, nhưng với người bị đau dạ dày thì đây là loại vi khuẩn cực kì nguy hiểm.
Do tác dụng gây viêm, làm vết loét lâu liền, gây biến đổi tế bào có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Muốn điều trị căn bệnh dạ dày, trước tiên cần loại trừ vi khuẩn HP. Chè dây với hoạt tính kháng sinh tự nhiên, là một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Với cơ chế làm sạch và diệt khuẩn, chè dây sẽ tẩy sạch vi khuẩn HP khỏi niêm mạc dạ dày.
Chè dây giúp kháng viêm, làm liền vết loét
Vết loét dạ dày sau một thời gian dài không điều trị trở nên viêm tấy, trợt và rất khó lành. Với hoạt chất flavonoid có tác dụng giảm viêm mạnh, các vết loét trở nên se lại và bớt viêm nhiễm và sớm liền trở lại. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy trên 50% bệnh nhân đã liền vết loét trong 6 tháng sử dụng và điều trị bằng chè dây.
Chè dây có tác dụng an thần, chống mất ngủ và giải độc gan
Chè dây ngoài cơ chế chữa bệnh thì còn giúp ích cho quá trình đào thải chất độc qua gan, giúp bệnh nhân an thần, dễ ngủ, giảm stress. Do đó chè dây có thể sử dụng hỗ trợ với các loại thuốc khác hoặc độc lập mà không gây bất kì tác dụng phụ nào.
Thực tế cho thấy việc điều trị bệnh dạ dày gặp nhiều khó khăn, do cơ chế bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, các loại thuốc Tây có cơ chế đào thải qua gan mạnh, việc sử dụng lâu dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, hại gan, thận.
Chè dây có tác dụng trung hoà dịch vị
Lượng axit tiết ra quá nhiều, khiến bệnh nhân bị đau dạ dày thường xuyên ợ chua ợ nóng, đau bụng âm ỉ, râm ran do tính chất kiềm. Chè dây có tác dụng mạnh trong việc trung hoà lượng dịch vị này. Do đó giúp ích trong quá trình liền sẹo và hạn chế lượng axit dư thừa trong dạ dày.
Tác dụng của chè dây khô
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu tìm thấy 2 chất trong cây chè dây khô: Flavonoid và tanin. Đây là 2 chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
– Chè dây khô có tác dụng giảm huyết áp từ từ.
– Trị các bệnh mụn nhọt, viêm, ngứa, nổi rôm do nóng trong.
– Chè dây có tính kháng sinh cao, có thể dùng chữa viêm răng lợi.
– Giúp chữa chứng mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc lúc nửa đêm.
Xem thêm:
Chè dây chữa viêm loét dạ dày như thế nào?
Cách dùng chè dây tươi khô
Chè dây có tác dụng gì? Tác dụng của chè dây tươi khô có khác nhau không? Chè dây tươi, khô đều có tác dụng giống nhau. Tuy nhiên, người bệnh ưa chuộng chè dây khô nhiều hơn. Chè dây được thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào thời gian từ tháng 4 – 10 hàng năm. Đây là thời điểm cây chè dây phát triển mạnh nhất.
Toàn bộ cây chè gồm dây và lá đều được dùng làm thuốc. Người dân thường thu hái lá và phần dây non, dây nhỏ. Những dây lớn và già sẽ không thu hái vì chúng không còn nhựa trắng nữa.
Cách dùng chè dây tươi khô tránh tác dụng phụ
Chế biến chè dây như thế nào?
Sau khi thu hái chè về sẽ cắt ngắn sao cho có thật nhiều nhựa trắng của chè chảy ra. Sau khi cắt ngắn, chè sẽ được đảo đều để phần nhựa trắng dính đều vào các cánh chè (Loại chè nào có càng nhiều nhựa trắng dính vào loại chè đó càng tốt).
Chè sẽ được ủ trong khoảng 8 tiếng để nhựa chè chuyển thành phấn và các chất trong chè lên men, phần nhựa bám chặt vào cánh chè tạo phấn cho chè.
Tiếp theo, người dân sẽ đem chè ra phơi hoặc sao đến khi khô hẳn. Chè đạt tiêu chuẩn phải là loại chè có màu xanh nhạt, mùi thơm dịu, có nhiều phấn trắng bám vào búp chè (Nếu ta nhìn không kỹ cứ tưởng là chè bị mốc, nhưng không phải mà đây là phấn chè).
Cách sắc chè dây đúng chuẩn
Chuẩn bị:
Sử dụng khoảng 10 -15g chè dây/150ml nước.
Tráng chè:
Bỏ chè vào ấm, đổ một chút nước đun sôi vào ấm và lắc nhẹ để nước tưới đều vào chè, sau đó đổ nước này đi. Chế 150ml nước sôi vào ấm và đợi khoảng 10 phút để chè ngấm là có thể dùng được. Có thể dùng chè lúc nóng hoặc để nguội bỏ tủ lạnh dùng mát.
Xem thêm:
Tác hại khi dùng chè dây không đúng cách – Báo Dân trí
Các chế phẩm khác của chè dây có tác dụng gì?
Cách sử dụng chè dây túi lọc
Chè dây túi lọc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, an thần và giải độc gan. Dạng túi lọc này chỉ phù hợp uống giải nhiệt, vì khi làm trà túi lọc phải nghiền lá chè ra để đóng gói vào túi lọc, trong quá trình nghiền chè sẽ bị mất bớt nhựa. Thực tế, chè dây có tác dụng chữa bệnh chủ yếu nhờ phần nhựa chè.
Bạn chỉ cần mua một hộp chè dây túi lọc, đun một ấm nước sôi và mỗi lần dùng 1 túi lọc hãm uống. Một ngày, bạn có thể dùng 2 – 3 túi như vậy.
Sử dụng chè dây dạng cao hiệu quả
Sử dụng khoảng 5g cao chè dây hoà tan vào 150ml nước nóng. Uống sau bữa ăn, uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng khoảng 15 – 20g. Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Cao chè dây có tác dụng giảm tiết axit dịch vị, làm liền nhanh các vết loét dạ dày, hành tá tràng, chống viêm, giảm đau dạ dày. Ngoài ra, cao chè dây giúp tiêu hoá tốt, giúp da dẻ hồng hào, căng tràn sức sống.
Một số lưu ý khi sử dụng chè dây
- Tuân thủ liều lượng khi dùng chè dây là: 60 – 70g/người/ngày.
- Thời điểm dùng trà tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút.
- Chè dây có thể uống nóng hoặc uống lạnh (Không nên quá lạm dụng chè dây uống lạnh).
- Không dùng nước chè dây đã để qua đêm (dễ nhiễm vi khuẩn).
- Chè dây lành tính, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách sẽ có một số ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Chè dây khô khi pha nóng sẽ không có màu như chè xanh. Chúng có màu nâu đỏ, nâu cánh gián, có vị mát, dễ uống. Nếu chè dây bạn mua về không có màu như miêu tả, có lẽ bạn đã mua phải hàng giả.
- Bảo quản kĩ chè dây để tránh nấm mốc. Vì nấm mốc sẽ lẫn với màu trắng phấn chè, khó nhận biết.
Xem thêm:
Uống chè dây trong bao lâu thì có hiệu quả?
Chè dây có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Câu hỏi này đã được giải đáp ở phần trên của bài viết. Chè dây có nhiều tác dụng như vậy, uống trong bao lâu mới có hiệu quả?
Để các chất trong chè dây có phản ứng tốt trong cơ thể người dùng và phát huy tác dụng hiệu quả cao nhất, bạn nên kiên trì dùng trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, người dùng phải dùng đúng liều, đúng giờ, không ngắt quãng hay bỏ dở liệu trình.
Nếu trong quá trình dùng chè dây chữa bệnh mà ngắt quãng, hiệu quả chữa bệnh sẽ không tốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kiêng gì khi sử dụng chè dây chữa bệnh?
Chè dây có tác dụng gì? Ngoài câu hỏi này, người dùng còn quan tâm đến những kiêng kị khi dùng. Chè dây có thể uống kèm với thuốc Tây. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để dùng là cách nhau 30 phút.
Khi dùng chè dây để điều trị bệnh viêm dạ dày, bạn nên hạn chế:
- Dùng các thức ăn có vị chua, chứa nhiều axit như: Xoài xanh, dưa muối, cà muối, giấm.
- Hạn chế ăn các loại gia vị như: Tỏi ớt, hạt tiêu.
- Không uống rượu bia và các đồ uống kích thích như: Cà phê, thuốc lá, nước có ga….
Ngoài ra để phát huy tối đa hiệu quả, tác dụng của chè dây bạn nên dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút. Tốt nhất là dùng chè dây vào trước bữa sáng.
Hơn nữa, tùy từng thể trạng bệnh và cơ địa mỗi người mà có những cách kiêng kị nhất định. Điều này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ, chuyên gia trước khi sử dụng.
Những kiêng kị trên đây đều dành cho người đang điều trị và mắc bệnh về dạ dày. Đối với những người bình thường, có thể dùng chè dây mà không cần kiêng kị. Bởi chè dây rất lành tính, không chứa độc và không gây tác dụng phụ. Người dùng ăn uống, sinh hoạt bình thường khi uống nước chè dây.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang