Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Chóc gai và tác dụng của cây chóc gai với cách dùng trị bệnh hiệu quả

Chóc gai là gì? Tác dụng của cây chóc gai chữa bệnh gì: viêm xơ gan, lở ngứa ngoài da, chân tê buốt…. Cách dùng chóc gai tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây chóc gai. Cách sử dụng chóc gai nấu uống,sắc thuốc, bảo quản. Giá chóc gai bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh chóc gai và cách phân biệt chóc gai thật giả.

Chóc gai là gì và thành phần dược chất của chóc gai như thế nào

Chóc gai là gì và thành phần dược chất của chóc gai như thế nào

Chóc gai là gì?

Chóc gai hay còn gọi là ráy gai, móp gai, mớp gai, cây móp, mác gai hay khoai sọ gai. Chóc gai có tên khoa học là Lasia spinosa, thuộc họ Ráy Araceae.

Đặc điểm chóc gai

Chóc gai thuộc loại cây thân thảo, có thân rễ nằm ngang, nhiều gai, cao khoảng 1 – 2m. Lá cây mọc thẳng từ thân rễ, cuống lá thường có gai. Phiến lá hình mũi tên, chia thùy hoặc đơn. Thùy trước mũi nhọn, thùy sau xẻ lông chim đôi với khoảng 3 – 4 đoạn bên khá dài hoặc hẹp. Gân phẳng, bên sơ cấp to, thứ cấp mỏng, nhiều gân phụ. Hoa ráy gai lưỡng tính, cuống hoa dài, cụm hoa không phân nhánh, hoa đực ở trên, hoa cái ở gốc.  Mo hoa ráy gai dài khoảng 18 – 35cm, riêng phần đuôi dài tới 28cm. Trục hoa ngắn hơn mo hoa, có hình trụ.

Quả mọng, hình trứng vuông hoặc tháp nhọn, có gai ngắn ở đỉnh, hạt dẹp. Phần rễ và thân ráy gai thường được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Rễ ráy gai rửa sạch, thái mỏng hay sấy khô, bảo quản tốt để dùng dần.

Thành phần dược chất của chóc gai

Trong lá non của ráy gai có các khoáng chất vitamin, polyphenol, axit ascorbic có tác dụng chống oxy hóa. Thân và rễ ráy gai có nhiều chất xơ. Những dược chất có trong cây ráy gai giúp cho loài cây này trở thành vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị các loại bệnh.

Đặc điểm chóc gai và thành phần dược chất của chóc gai ra sao

Tác dụng của chóc gai

Theo y học cổ truyền, ráy gái có vị cay, đắng chát, tính mát, ít độc có tác dụng tiêu viêm giải độc, lợi niệu, sinh cơ, chỉ thống. Theo y học hiện đại, cây ráy gai có chứa chất chống oxy hóa là vitamin C và chất polyphenol. Ráy gai có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, dưới đây là một số tác dụng của loài cây này.

  • Chữa lở ngứa ngoài da
  • Trị bệnh đậu mùa
  • Trị ung nhọt, sưng quai bị
  • Chữa viêm gan, xơ gan
  • Trị ho do viêm phế quản
  • Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt
  • Trị nước tiểu vàng, đậm màu
  • Trị đau lưng
  • Trị bạch đới, viêm thận
  • Trị viêm tinh hoàn

Ráy gai chữa bệnh hiệu quả

Cách dùng chóc gai

Ráy gai có nhiều cách dùng như giã đắp, sắc uống, nấu nước tắm,…Mỗi căn bệnh có một cách sử dụng riêng.

Cách dùng chóc gai chữa tê thấp, bàn chân tê buốt

Nguyên liệu: Ráy gai, tỳ giải, cẩu tích, kê huyết đằng, ngưu tất, mỗi vị 12g

Cách tiến hành:  Tất cả các vị trên đem sắc uống.

Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống 3 lần/ngày (trước bữa ăn). Nên uống đều trong khoảng 3 – 4 tuần đến khi bệnh thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, đặc biệt là trường hợp bàn chân tê buốt, có thể thêm một củ gừng tươi (khoảng 20g) giã dập vào bã của lần sắc cuối, đổ ngập nước đun sôi 30 phút. Dùng nước này ngâm chân trong 30 phút, sau đó lau khô.

Cách dùng chóc gai trị viêm tinh hoàn

Nguyên liệu:  Ráy gai (12g), 10g hạt vải (lệ chi hạch), 10g lá vẩy ốc (lá trâu cổ)

Cách tiến hành:

  • Hạt vải gọt bỏ lớp vỏ đỏ, bỏ rốn hạt, thái mỏng, sao vàng.
  • Lá vẩy ốc sao vàng
  • Tất cả các vị thuốc đem sắc

Mỗi ngày sắc một thang, ngày uống 2 lần (trước bữa ăn). Sử dụng thường xuyên cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Cách dùng chóc gai chữa viêm gan, xơ gan

Nguyên liệu: 30g thân rễ ráy gai (tươi khoảng 100g), 30g dứa dại khô (tươi 110g), 10g chó đẻ răng cưa khô (tươi 30g)

Cách tiến hành: Cho tất cả các vị thuốc vào nấu với 2.000ml nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi còn 300ml. Uống 3 lần/ngày.

Theo dân gian, dùng ráy gai tươi chữa bệnh viêm gan, xơ gan tốt hơn so với dùng ráy gai khô.

Cách dùng chóc gai trị viêm thận

Dùng toàn cây ráy gai (9-15g) sắc uống hoặc hầm xương heo.

Cách sử dụng chóc gai trị bệnh đậu mùa

Dùng thân và lá ráy gai, rửa sạch, để ráo, giã nát, nghiền nhỏ, dùng đắp vào chỗ bị đậu mùa.

Cách sử dụng chóc gai chữa mụn nhọt

Nguyên liệu: Củ ráy tươi (80 – 100g), củ nghệ (60g), dầu vừng, sáp ong, dầu thông.

Cách tiến hành: Củ ráy gọt vỏ, giã nát cùng củ nghệ, cho dầu vừng vào nấu nhừ, sau đó thêm sáp ong và dầu thông vào, khuấy tan, để nguội.

Dùng phết lên giấy, dán vào nơi bị mụn nhọt.

Cách sử dụng chóc gai trị ho do phế nhiệt, tiểu vàng

Nguyên liệu:  Ráy gai, bạc hà, râu ngô, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 10 – 12g.

Cách tiến hành: Tất cả các vị thuốc đem sắc uống.

Mỗi ngày dùng một thang, uống liền trong vòng 1 – 2 tuần đến khi không còn các triệu chứng.

Xem thêm: Ráy gai chữa bệnh gan

Chóc gai ngâm rượu

Cây ráy gai ngâm rượu chữa được các loại bệnh như đau lưng, đau gối, đau xương khớp.

Cách ngâm chóc gai

Ngâm ráy gai chữa đau khớp do phong thấp

Toàn cây ráy gai (9 – 15g), ngâm trong 500ml rượu. Rượu ráy gai có thể vừa uống trong vừa thoa ngoài.

Ngâm ráy gai chữa bàn chân tê buốt, tê thấp

Cần có các vị thuốc: Ráy gai, huyết đằng, kim cang, cẩu tích, ngưu tất, mỗi vị 12g. Tất cả các vị thuốc đem ngâm rượu uống.

Ngâm ráy gai trị đau xương khớp, đau lưng, mỏi gối

Cần có các vị thuốc: Ráy gai, ngưu tất, cẩu tích, ngũ gia bì, bạch thược, trần bì, cốt toái bổ, đỗ trọng, mỗi vị 20g. Tất cả các vị thuốc đem ngâm rượu uống có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về khớp.

Uống rượu chóc gai có tốt không

Rượu ráy gai rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, khi sử dụng ráy gai ngâm rượu cần chú ý điều độ, uống vừa lượng,  không nên uống quá nhiều để có hiệu quả tốt nhất.

Hình ảnh chóc gai

Xem thêm một số hình ảnh về loại cây này.

Thân cây chóc gai

Lá và hoa chóc gai

Rễ cây chóc gai chữa được nhiều loại bệnh

Nguồn gốc chóc gai

Cây ráy gai có nguồn gốc từ Châu Á, thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt như nương rạch, ao hồ, bãi lầy…Trên thế giới, cây ráy gai có ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hàn Quốc…Ở nước ta, loài cây này phân bố rộng khắp, ở các tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Lâm Đồng, An Giang….

Những người dùng chóc gai

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị đau bụng, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối sử dụng ráy gai trị bệnh sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bộ đội ở miền Đông Nam Bộ đã sử dụng này để chữa viêm gan, vàng da và suy nhược cơ thể sau khi bị sốt rét. Vào năm 1973, cây ráy gai đã xưởng dược X5 (thuộc phòng quân y-B2 ) sản xuất dưới dạng viên. Viên ráy gai dùng để điều trị trên lâm sàng, phối hợp cùng bột nghệ để làm thuốc ổ gan.

Ở Indonesia, phụ nữ sau sinh dùng nước rễ, thân ráy gai hãm có thể chữa các cơn đau thắt.

Ráy gai là loại cây lành tính nên khi sử dụng thường không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần sử dụng loại cây này đúng cách, đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiệu quả khi sử dụng còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Xem thêm: Bài thuốc chữa lở, ngứa da từ cây ráy gai

Giá chóc gai trên thị trường

Trong Đông y, ráy gai là một vị thuốc nam có giá trị rất lớn trong việc chữa bệnh. Cây có bán tại các trung tâm dược liệu, phòng khám đông y. Để tìm mua được ráy gai tốt, đảm bảo chất  lượng, bạn nên đến những phòng khám đông y đã có uy tín trên thị trường, đã được cấp giấy phép hoạt động, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Giá của ráy gai trên thị trường vào khoảng 100.000 – 150.000VNĐ/kg.

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version