Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe là gì? Tác dụng của hà thủ ô chữa bệnh gì? Công dụng của hà thủ ô trong Đông y và Tây y. Những nghiên cứu Dược lý chứng minh tác dụng của hà thủ ô. Dùng hà thủ ô giúp đen tóc, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sinh lý. Công dụng của cây hà thủ ô đỏ tốt nhất? Cách dùng hà thủ ô hiệu quả.
Công dụng của hà thủ ô được biết đến như một loại bổ phẩm trường sinh, thuộc nhóm các loại thảo dược cung cấp năng lượng và sức mạnh sinh lý. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đã khẳng định tác dụng của hà thủ ô trong cả Đông y và Tây y.
Công dụng của hà thủ ô theo Đông y
Bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết nhiều người đã dùng hà thủ ô không chỉ để chữa rụng tóc, tóc bạc sớm mà cả đau lưng, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh…
Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Nó là vị thuốc bổ gan thận, bổ máu, chữa đau lưng mỏi gối, uống lâu làm đen râu tóc.
Làm đen râu tóc
Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tàng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại, nếu thận khỏe thì râu tóc khỏe và đen bóng. Tác dụng của hà thủ ô giúp bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.
Tính chất hà thủ ô ngọt, dễ uống và dễ hấp thu sẽ hỗ trợ trị rụng tóc, hói đầu, kích thích mọc tóc. Các dưỡng chất trong hà thủ ô có tác dụng bổ máu, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu; tăng sinh tân dịch; bổ gan và bổ thận giúp nuôi dưỡng, phục hồi những tổn thương ở nang tóc. Bởi vậy, hà thủ ô giúp tóc luôn đen mượt đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa của tóc, ngăn chặn tình trạng rụng tóc quay lại.
Có lợi cho việc sinh con
Khi có thai, cơ thể người bạn có những dấu hiệu của thiếu máu, mệt mỏi. Công dụng của hà thủ ô với phụ nữ có thai bổ huyết, chữa thiếu máu, mất máu, cơ thể suy nhược. Các bệnh phụ khoa sau sinh do huyết thiếu, huyết hư gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, thống kinh, sảy thai, đẻ non.
Hà thủ ô còn có tác dụng rất tốt với những bà mẹ sau khi sinh hiếm sữa. Với các bà mẹ tìm cách giảm rụng tóc sau sinh, thủ ô là một liệu pháp rất tốt giúp mái tóc đen mượt, hạn chế quá trình lão hóa của tóc, trị rụng tóc tuyệt vời.
Trong loại củ này còn nhiều chất đạm, tinh bột, chất béo, ngoài ra có cả chất lexitin. Đó là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, giúp điều trị thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng, có lợi cho tim. Do đó, sử dụng hà thủ ô vừa tốt cho tóc, vừa tốt cho tim mạch cũng như phòng chống trầm cảm ở bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Kéo dài tuổi thọ
Y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu con người do sự suy giảm của thận tinh quyết định. Vì vậy, sử dụng hà thủ ô lâu dài bổ thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu. Giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động về hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, tăng khả năng chống rét, nhuận tràng và giải độc.
Tăng cường sinh lý
Theo các bài thuốc Đông y, công dụng của hà thủ ô tốt cho tang thận, bổ thận tang sinh. Từ đó giúp tăng cường chức năng sinh dục ở nam giới. Công dụng của hà thủ ô chữa thận suy, thần kinh suy nhược, thiếu máu, di mộng tinh, khí hư.
Hà thủ ô là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe cả nam và nữ. Đối với nam giới, đặc biệt là với những quý ông đang gặp khó khăn vì các chứng bệnh dị tinh, tinh trùng loãng, xuất tinh sớm, yếu sinh lý… Hà thủ ô trị yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả, “cải lão hoàn sinh” phong độ đàn ông. Đối với nữ giới, hà thủ ô có hiệu quả tốt với các trường hợp khó có con, sinh khó.
Công dụng của hà thủ ô theo Tây y
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, hà thủ ô đỏ có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim. Giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Cồn hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược
Hà thủ ô hỗ trợ điều trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược. Các biểu hiện như lưng gối mỏi nhức, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều. Sử dụng bài thuốc hà thủ ô phong phú dược thảo mang lại tác dụng tốt. Hà thủ ô 20g, thỏ ty tử 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, bổ cốt chí 12g. Mỗi vị thuốc tán thành bột mịn, luyện hoàn với mật ong. Mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối nhạt.
Trường hợp ra mồ hôi trộm dùng thủ ô với hoàng kỳ, long cốt, mẫu lệ, hoàng tinh, chích thảo. Trường hợp mất ngủ do huyết hư, dùng thủ ô với bắc sa sâm, bạch thược, mỗi thứ 12g. Trường hợp thận yếu, đau lưng mỏi gối, sinh dục yếu, dùng hà thủ ô cùng với bạch phục linh. Mỗi thứ 12g sắc ngày uống 2 lần.
Trị bệnh thiếu máu
Hà thủ ô có tính lành, dễ tìm, không gây ra tác dụng phụ khi chữa bệnh thiếu máu. Công dụng của hà thủ ô giúp bổ huyết, đảm bảo số lượng, chất lượng máu trong cơ thể. Trung bình hồng cầu ở nữ từ 3,8 – 4,9 triệu, ở nam từ 4,2 – 5,4 triệu. Nhưng nhiều người bệnh vẫn được chuẩn đoán thiếu máu nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc. Nguyên nhân do chất lượng máu kém, kích thước hồng cầu không đều, cơ thể không tự sản xuất Hemoglobin.
Hà thủ ô tác dụng chậm nhưng có tính bền bỉ, đi sâu nuôi dưỡng phần cốt tủy cơ thể. Từ đó, sản xuất ra những tế bào máu gốc đa năng sản sinh hồng cầu. Hà thủ ô được ứng dụng lâm sàng điều trị các chứng suy nhược cơ thể: Suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, phòng đột quỵ, phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não.
Trị huyết áp cao
Hà thủ ô chữa trị huyết áp cao vì các chất có trong hà thủ ô làm chậm nhịp tim. Khi lượng máu được điều hòa, bổ máu sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao của người cao tuổi. Để trị các chứng bệnh này, có thể dùng kết hợp hà thủ ô với nhiều dược thảo khác. Chế hà thủ ô, sa uyển tật lê, hy thiêm thảo, hạn liên thảo, sinh bạch thược, nữ trinh tử. Mỗi thứ 12g, sắc nước uống sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.
Tốt cho tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch
Hà thủ ô có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, điều trị tăng lipid máu. Đồng thời bảo vệ gan, tăng khả năng miễn dịch. Các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng cũng sẽ được cải thiện.
Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, tăng khả năng miễn dịch. Các bệnh mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, bệnh lậu, bệnh nấm favut đều có thể dùng hà thủ ô.
Xem thêm: Hà thủ ô bổ máu, làm đen tóc – Vnexpress
Xem thêm:
Công dụng của hà thủ ô trắng và đỏ
Hà thủ ô là loại cây Đông dược quý của y học thế giới, đặc biệt ở Việt Nam. Có hai loại hà thủ ô là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Hà thủ ô trắng được phát hiện muộn hơn, các thành phần dược liệu cũng không giống thủ ô đỏ.
- Hà thủ ô trắng có vị ngọt đắng, tính mát. Trị bệnh tim mạch, đau khớp, một số bệnh về đường ruột, tăng thị lực. Hà thủ ô trắng sử dụng phổ biến để làm thuốc và ngâm rượu.
- Hà thủ ô đỏ có tính đắng chát. Được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, trị các bệnh về tóc, bổ máu.
Hai loại thảo dược này đều có tính năng tương tự, đều có giúp bổ tinh huyết. Có công dụng để chữa chứng tinh huyết hư suy,hoa mắt chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, tai ù… Hà thủ ô trắng và đỏ đều là thảo dược bổ, công dụng có tương tự nhau. Nhưng loại đỏ được coi là chính vị được dùng nhiều hơn, còn loại trắng thì công dụng kém hơn.
Trong sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” tập 1 của Đỗ Huy Bích đều cho rằng hà thủ ô đỏ và trắng đều có công dụng và độ mạnh yếu như nhau. Theo một số tài liệu Đông y lại cho rằng hà thủ ô trắng có tính năng tương đối bình hòa. Vì vậy, hà thủ ô trắng tác dụng tư bổ tương đối yếu hơn hà thủ ô đỏ. Những trường hợp hư tổn thương nhẹ phù hợp dùng hà thủ ô trắng.
Cách dùng hà thủ ô hiệu quả
Có nhiều cách chế biến để phát huy công dụng của hà thủ ô như: nấu tươi, sắc nước hà thủ ô khô, hà thủ ô ngâm rượu. Tham khảo cách dùng hà thủ ô sau:
Rửa sạch 1 kg hà thủ ô, ngâm với nước vo gạo một ngày đêm. Rửa lại, đổ nước đậu đen vào cho ngập (100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ nát) nấu cho đến khi gần cạn (luôn đảo cho chín đều), củ trở nên mềm, lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi cho khô.
Bào chế kết hợp với vừng đen, hà thủ ô và vừng đen theo tỉ lệ 10:1. Vừng đen rang chín cho thơm, hạ thổ xuống nền xi măng lao thật sạch, lấy niêu úp lên, để nguội, tán mịn. Lấy hà thủ ô đã phơi khô nghiền mịn. Trộn đều hai loại bột, có thể cho thêm mật ong trộn thành hỗn hợp. Mỗi ngày uống 2-3 muỗng cà phê hãm nước sôi trước khi ăn, dùng nước, bỏ bã.
Xem thêm: Hình ảnh hà thủ ô trị bệnh – Đặc điểm nhận biết hà thủ ô thật giả
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang