Giỏ hàng

Cây gạo là gì với tác dụng của cây gạo và cách dùng chữa bệnh ra sao?

Cây gạo là gì? Tác dụng của cây gạo chữa bệnh gì: Chữa bong gân, bệnh tê thấp, đau mỏi tay chân, trị chấn thương, giảm đau xương khớp, phù nề chân tay… Cách dùng cây gạo nồi tốt, tránh tác dụng phụ của cây gạo. Giá cây gạo bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu chính gốc. Hình ảnh cây gạo và cách phân biệt cây gạo thật giả.

Tác dụng của cây gạo và cách dùng cây gạo chữa bệnh như thế nào

Tác dụng của cây gạo và cách dùng cây gạo chữa bệnh như thế nào

Cây gạo là gì?

Cây gạo, còn có tên gọi khác là mộc miên hay hồng miên, anh hùng thụ (cây anh hùng), danh pháp khoa học hai phần là Bombax ceiba, tương tự như các loài cây khác trong chi Gạo ( Bombax ) . Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).

Cây gạo là cây gì?

Cây Gạo là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.

Đặc điểm cây cây gạo

  • Gạo là loài cây to, cao đến 15m.
  • Thân có gai và có bạnh vè ở gốc.
  • Lá kép chân vịt, mọc so le.
  • Hoa màu đỏ mọc thành chùm, nở trước khi cây ra lá.
  • Quả nang to, hạt có nhiều lông như sợi bông trắng dài.
  • Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5.
  • Bộ phận dùng: Hoa, rễ, vỏ, nhựa.
  • Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non.

Đối với đông y cây gạo được coi là một cây thuốc quý bởi không chỉ sản sinh trên mình một loài Tầm gửi quý hiếm rất khó tìm mà nhiều bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc như: Rễ, Thân, Hoa…

Tác dụng của cây gạo

Theo y học cổ truyền, vỏ cây mộc miên vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da… Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ… Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu băng se vết thương)

  • Cây gạo có tác dụng gì: Chữa phù nề do chấn thương
  • Tác dụng cây gạo trị bong gân
  • Công dụng của cây gạo trị giảm đau xương khớp
  • Tác dụng của cây gạo: Chữa bệnh quai bị

Cách dùng cây gạo

Theo y học cổ truyền, vỏ thân cây mộc miên có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết tiêu thũng… Nhân dân thường thu hái vỏ gạo mang về cạo vỏ thô và gai, rửa sạch thái nhỏ phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tươi để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, tiêu chảy, viêm đau khớp, chấn thương bong gân, gãy xương,…

Cách dùng cây gạo chữa bệnh như thế nào?

Cách dùng cây gạo chữa bệnh như thế nào?

Cách dùng cây gạo chữa bệnh phù nề do chấn thương

  • Vỏ thân cây mộc miên 100g, củ nghệ vàng già 100g.
  • Vỏ thân cây mộc miên băm nhỏ, giã nát, nghệ vàng thái mỏng, dùng giấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vùng bị sưng nề khi còn nóng.

Chữa tê thấp đau mỏi:

  • Vỏ thân mộc miên, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg; vỏ cây lá đắng 2kg.
  • Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với nước lấy 200ml cao lỏng.
  • Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm.
  • Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Cách sử dụng cây gạo trị bong gân

  • Vỏ thân cây mộc miên 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
  • Vỏ thân cây mộc miên tươi, rau má tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào chỗ sưng đau.
  • Vỏ thân cây mộc miên tươi, lá náng, quả đu đủ non, ba thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng đau.

Cách dùng cây gạo chữa giảm đau xương khớp

Với cách sử dụng cây mộc miên chữa bệnh này, bạn cần sử dụng lớp vỏ của cây. Cách làm cụ thể như sau:

  • Vỏ thân cây mộc miên tươi 50g, cạo bỏ lớp vỏ bẩn bên ngoài
  • Sau đó thái mỏng,giã nát, thêm giấm thanh, trộn đều rồi băng đắp vào chỗ đau.

Cách sắc nấu vỏ cây gạo trị bệnh quai bị

Để chữa bệnh quai bị, bạn có thể sử dụng vỏ cây gạo. Cách làm như sau:

  • Vỏ thân cây mộc miên 15g
  • Sắc uống kết hợp với giã đắp bên ngoài ngày 1 lần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm đau rất tốt.

 

Vị thuốc quý từ vỏ cây mộc miên – Báo Sức khỏe và Đời sống

Hình ảnh cây gạo

Cây gạo thuộc thân gỗ lớn, cao từ 10 đến 20 m, thân cây có nhiều cành mọc ngang, thân và cành đều có gai. Đường kính gốc cây có thể đạt đến vài mét. Lá thuộc lá kép chân vịt gồm 5 lá chét, lá thường rụng vào mùa khô (tháng 2). Hoa có màu đỏ, và nở với mật độ dày. Khi rụng hết lá sau vài tuần cây sẽ tự nhú nụ to bằng cái chén và nhanh chóng nở rộ, khi cây hoa gạo nở có khi đỏ cả một góc trời. Hoa gạo gồm có 5 cánh được nở vào mùa xuân.

Hình ảnh cây gạo

Hình ảnh cây gạo

Đặc điểm hình ảnh cây mộc miên (gạo)

Đặc điểm hình ảnh cây mộc miên (gạo)

Hình ảnh hoa gạo

Hình ảnh hoa gạo

Giá bán, nơi bán cây gạo

Cây mộc miên (gạo) thường được sử dụng để hỗ trợ các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, không phải cả cây gạo sẽ được dùng đê chữa bệnh. Bộ phận được sử dụng chủ yếu là vỏ cây.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng tầm gửi gạo để chữa bệnh. Mỗi kg tầm gửi gạo có giá dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, do giá trị cao nên loại dược liệu này thường bị các đối tượng trà trộn rao bán với giá cao, chất lượng không đảm bảo. Do vậy, khi tìm mua bạn cần hết sức lưu ý để mua được sản phẩm chính hãng.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button