Tác hại của thừa cân béo phì: bệnh tim mạch, ung thư, xương khớp… rất nguy hiểm cho cả trẻ em, người lớn. Cách tự loại bỏ mỡ thừa an toàn tại nhà.
Tác hại của thừa cân béo phì gây bệnh ung thư, tim mạch, trầm cảm… rất đáng sợ. Thế nhưng, phần lớn người Việt chủ quan và chưa có kiến thức đúng về căn bệnh này. Trong khi, tỷ lệ bị béo phì ở Việt Nam lên tới 5.5%, tỷ lệ trẻ em bị bệnh béo phì tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội lên tới 43%. Mức độ nguy hiểm do thừa cân béo phì như thế nào? Cách giảm mỡ thừa, giảm cân nhanh tại nhà do chuyên gia tư vấn như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Hiểu đúng về bệnh béo phì
Rất nhiều người lo sợ tác hại của thừa cân béo phì khi thấy cân nặng tăng nhanh. Trong khi, đây chỉ là một triệu chứng điển hình của béo phì.
Khi nào được gọi là béo phì?
Theo khái niệm WHO đưa ra, béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ quá mức an toàn trên cơ thể và có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Để xác định bạn có bị thừa cân béo phì hay không, bạn có thể tính chỉ số BMI theo công thức: Số cân nặng (tính theo kg) chia bình phương của chiều cao ( tính theo m)
- Nếu BMI ở mức 18.5 – 25: Cơ thể bạn bình thường;
- Nếu BMI dưới 18.5: Cơ thể bạn hơi gầy;
- Nếu BMI ở mức 25 – 30: Cơ thể bạn đang bị thừa cân;
- Nếu BMI ở mức 30 – 45: Bạn đang béo phì, cần giảm cân;
- Nếu BMI trên 40: Béo phì ở cấp độ nặng, cần giảm cân cấp tốc;
Lưu ý: Chỉ số này chỉ mang tính tham khảo, không hoàn toàn chính xác với người tập thể hình, người già, phụ nữ có thai. Việc xác định béo phì chính xác nhất khi đi khám sức khoẻ.
Ai dễ bị thừa cân béo phì?
Nguyên nhân gây béo phì là do sự rối loạn chuyển đổi giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao. Việc tích tụ quá nhiều calo trong ngày cơ thể dẫn tới hiện tượng mỡ thừa. Một số nhóm người dễ bị thừa cân béo phì:
- Người có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo;
- Lười ăn rau, trái cây;
- Ưa nước ngọt, rượu, bia;
- Người lười vận động;
- Phụ nữ sau sinh;
- Người mắc bệnh rối loạn tiêu hoá;
- Người bị rối loạn hormone;
Tác hại của thừa cân béo phì đáng sợ như thế nào?
Tác hại của thừa cân béo phì có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, đau tim, suy tim, tiểu đường… Bên cạnh đó, béo phì cũng khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp dễ dẫn tới trầm cảm.
Tác hại của thừa cân béo phì: Bệnh tim mạch
Đau tim, động mạch vành, nhồi máu cơ tim… là những tác hại của thừa cân béo phì rất phổ biến. Lượng cholesterol quá cao sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến thành mạch xơ vữa. Lâu ngày, các khối máu đông sẽ hình thành trong khi động mạch bị xơ vữa có thể dẫn tới vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu. Nếu béo phì không được can thiệp kịp thời, biến chứng tim mạch có thể khiến họ tử vong.
Tác hại của thừa cân béo phì với xương khớp
Trọng lượng của mỡ thừa quá cao tạo gánh nặng cho xương ở khớp gối, cột sống. Do đó, bệnh nhân béo phì cũng dễ mắc bệnh thoái hoá khớp, loãng xương…
Béo phì gây ra bệnh tiêu hoá
Lượng cholesterol thừa bám trên các thành ruột khiến người béo phì hay bị táo bón lâu ngày. Do đó, người bệnh béo phì dễ bị trĩ, viêm đại tràng, lâu ngày còn có thể gây ung thư đại tràng. Ngoài ra, béo phì cũng gây bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật lâu ngày có thể biến chứng thành xơ gan.
Biến chứng tiểu đường của béo phì
Sự dư thừa cholestrol dễ gây nên rối loạn chuyển hoá lipid trong máu. Sự mất cân bằng này làm suy giảm insulin – hormone đóng vai trò cân bằng đường trong máu. Do đó, người béo phì thường khó đào thải đường huyết dư thừa trong máu, lâu ngày dẫn tới bệnh tiểu đường type 2.
Hậu quả của béo phì gây suy giảm trí nhớ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra trẻ bị thừa cân béo phì có chỉ số IQ thấp hơn so với trẻ bình thường. Ngoài ra, người cao tuổi bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn.
Biến chứng bệnh hô hấp do thừa cân béo phì
Người thừa cân béo phì thường có lượng mỡ tích tụ ở cơ hoành, khí quản, phế quản cao hơn. Do đó, các bộ phận này bị cản trở hoạt động dẫn tới rối loạn nhịp thở. Đây là lý do người béo phì hay ngáy, dễ bị ngưng thở khi ngủ.
Béo phì có tác động xấu tới nội tiết tố
Ảnh hưởng của béo phì tới nội tiết tố nữ
Hàm lượng cholesterol trong máu quá cao kích thích tăng sinh hormone estrogen ở nữ. Do vậy, phụ nữ bị thừa cân béo phì dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có con, thậm chí là vô sinh.
Ảnh hưởng của béo phì tới nội tiết tố ở nam
Một trong những tác hại của thừa cân béo phì đáng sợ nhất với phái mạnh là vô sinh, yếu sinh lý. Bởi béo phì là nguyên nhân khiến tertesterone ở nam bị rối loạn, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh sản.
Mặc cảm do thừa cân béo phì
Người thừa cân béo phì bị mất đi một ngoại hình cân đối, hấp dẫn. Do đó, họ hay thấy tự ti, ngại giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông. Lâu ngày, tâm lý tự ti này có thể dẫn tới trầm cảm.
Nguy cơ ung thư do béo phì
Người thừa cân béo phì lâu ngày dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố, lipid trong máu. Vì vậy, họ có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư như: ung thư tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, trực tràng…
Giảm mỡ bụng cho dân văn phòng với mẹo “nằm” 5 phút hiệu quả nhanh
Xem thêm:
Giảm mỡ thừa nhanh chóng như thế nào?
Để ngăn ngừa tác hại của thừa cân béo phì thì việc giảm cân nhanh chóng, đúng cách là rất cần thiết. Đa số bệnh nhân phát hiện mình bị béo phì thường tìm phương pháp giảm cân nhanh nhất. Do đó, họ dễ bị áp lực, lo lắng, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau khiến việc giảm cân trở nên khó khăn. Người bệnh béo phì cần kiên trì với việc giảm cân của mình.
Dưới đây là một số phương pháp giúp người bệnh béo phì tiết kiệm thời gian giảm cân nhưng vẫn đảm bảo cho sức khoẻ.
Phương pháp giảm cân bằng y pháp
Là việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ mỡ thừa. Người béo phì được chỉ định dùng phương pháp này khi chỉ số BMI trên 40, bị mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch… Họ cần giảm mỡ thừa nhanh chóng để không ảnh hưởng tới các căn bệnh trên. Phẫu thuật, dùng thuốc cần phải do bác sĩ chỉ định.
Tập thể thao phòng tác hại của thừa cân béo phì
Đảm bảo khoảng 300 phút tập thể thao mỗi tuần. Ban đầu, bạn chỉ nên bắt đầu tập khoảng 10 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian tập hàng ngày. Hoạt động này có thể đốt cháy khoảng 7000kcalo, tương đương với 1kg mỗi tuần.
Chế độ ăn uống giảm béo nhanh như thế nào?
1kg cân cặng tương đương với 7.700kcalo. Số kcalo cơ thể bạn đốt cháy là sự chênh lệch giữa kcalo thải ra và kcalo nạp vào. Ví dụ: Bạn tập thể thao khoảng 30 phút có thể đốt cháy được 100kcalo, nhưng ăn một bát cơm nạp vào cơ thể khoảng 125kcalo. Như vậy, cơ thể bạn vẫn bị dư thừa calo dẫn tới tích tụ mỡ. Do đó, để giảm cân hiệu quả, cần tăng cường thức ăn ít calo và hạn chế thức ăn giàu calo:
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây;
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột như: cơm, khoai tây…
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu protein hỗ trợ đốt cháy cholesterol trong khi luyện tập: thịt bò, cá;
- Kiêng thực phẩm giàu cholesterol: mỡ, da, nội tạng động vật;
- Hạn chế ăn thịt lợn: Chỉ nên ăn không quá 100g mỗi tuần. Thịt lợn giàu chất béo bão hoà kích thích cơ thể sản sinh cholesterol;
- Kiêng thực phẩm khó tiêu: Đồ chiên, rán; đồ ăn đóng hộp; nước ngọt; bia, rượu;
Uống nấm lim xanh để giảm cân an toàn
Nấm lim xanh giàu dược chất giúp cân bằng rối loạn lipid trong máu. Nhờ vậy, nấm lim giúp người béo phì giảm cân an toàn, hiệu quả cao chỉ sau 2 – 6 tháng sử dụng. Uống nước nấm lim giúp ngăn ngừa các tác hại của thừa cân béo phì như bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh gan, tiểu đường… hiệu quả.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang