Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Thực đơn cho người xạ trị ung thư nhanh phục hồi sức khỏe – Giáo sư Nguyễn Chung

Thực đơn cho người xạ trị ung thư lấy lại sức nhanh nhất như thế nào? Giáo sư Nguyễn Sào Chung tư vấn chế độ ăn khoa học nhất cho người xạ trị, hoá trị.

Thực đơn cho người xạ trị ung thư đúng, khoa học góp phần lớn giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho người xạ trị, hoá trị mà gia đình cần ghi nhớ, theo Giáo sư Nguyễn Sào Chung.

Thực đơn cho người xạ trị cần đa dạng để bệnh nhân hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Thực đơn cho người xạ trị cần đa dạng để bệnh nhân hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Cách xây dựng thực đơn cho người xạ trị ung thư tốt nhất

Khi xây dựng thực đơn cho người xạ trị ung thư, nhiều gia đình lựa chọn thật nhiều “cao lương mỹ vị” để thân nhân mau khoẻ mạnh. Mặt khác, nhiều gia đình lại kiêng cữ một cách thái quá khiến bệnh nhân bị suy kiệt sức khoẻ. Theo Giáo sư Chung, chế độ ăn tốt nhất cho bệnh nhân cần đa dạng dinh dưỡng nhưng cũng đảm bảo dễ tiêu hoá cho bệnh nhân.

Chăm sóc việc ăn uống cho người xạ trị cần lưu ý gì?

Trong thời gian xạ trị, bệnh nhân thường bị mệt mỏi, khó tiêu và nôn mửa. Sau khi kết thúc xạ trị, triệu chứng này vẫn có thể xảy ra. Để cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng, người nhà cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân:

  • Chia thành 5 – 6 bữa mỗi ngày;
  • Chế biến thức ăn thành dạng lỏng: Cháo, súp, cơm mềm…
  • Thức ăn sau khi chế biến nên để nguội hoặc hơi ấm rồi mới cho bệnh nhân ăn. Ăn thức ăn quá nóng dễ làm bệnh nhân khó tiêu.
  • Để thức ăn hết mùi trước khi đem vào phòng cho bệnh nhân. Thức ăn nặng mùi dễ làm người bệnh buồn nôn, khó ăn.
  • Chọn thức ăn dễ tiêu: Rau xanh, ngũ cốc, thịt trắng…
  • Thực đơn cho người xạ trị cần được thay đổi liên tục theo ngày. Thay đổi và đa dạng món ăn giúp bệnh nhân không bị chán ăn, hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn.
  • Nếu đang trong thời gian xạ trị, nên ăn nhẹ trước 2 – 3 tiếng;
  • Không uống nước trong bữa ăn. Nên uống trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, uống chậm, từng ngụm một. Sau bữa ăn chỉ nên uống khoảng 20 – 50ml nước để tráng miệng.
  • Bệnh nhân chỉ nên nằm sau khi ăn 2 tiếng để tránh bị nôn;

Thực đơn cho người xạ trị ung thư cần có gì, kiêng gì?

Theo Giáo sư Chung, bệnh nhân xạ trị ung thư hầu như không phải kiêng gì. Việc đa dạng thức ăn sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp sức khoẻ người bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần hạn chế một số thực phẩm dưới đây.

Người xạ trị ung thư cần kiêng gì?

Trong thực đơn cho người xạ trị ung thư tuyệt đối không thể có một số loại thực phẩm chứa chất kích thích, khó tiêu. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Một số thực phẩm bệnh nhân cần tuyệt đối kiêng:

  • Rượu;
  • Bia;
  • Thuốc lá;
  • Nước uống công nghiệp: nước có ga, nước giải khát đóng chai…
  • Cà phê hoà tan;

Ngoài ra, gia đình cũng cần hạn chế một số thực phẩm khó tiêu như bánh ngọt, đồ chiên rán… Đồ ăn khó tiêu có thể khiến bệnh nhân bị táo bón, chán ăn. Tuy nhiên, nếu như một số loại thức ăn khó tiêu hợp với khẩu vị của người bệnh, bạn vẫn nên thêm vào thực đơn với lượng vừa phải để giúp họ hứng thú ăn uống hơn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn cho bệnh nhân xạ trị cũng nên ít muối, ít dầu mỡ, đồ ngọt:

  • Chỉ sử dụng 3 – 5g muối mỗi ngày vào thực đơn của bệnh nhân;
  • Sử dụng không quá 20g dầu mỡ khi nấu ăn cho người xạ trị. Nên dùng dầu từ thực vật như dầu oliu, hướng dương, đậu nành…
  • Ăn không quá 20g đường mỗi ngày, bao gồm trong cả đồ ngọt.
Thực đơn cho người xạ trị ung thư cần ưu tiên gì?

Ngoài việc đa dạng dinh dưỡng trong bữa ăn, bạn nên chú ý bổ sung dinh dưỡng qua những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin lại dễ tiêu hoá:

  • Rau xanh;
  • Trái cây: Có thể dùng nước ép trái cây thay cho nước uống.
  • Ngũ cốc: Vừng, lạc, ngô, yến mạch, gạo… Bạn có thể dùng để nấu cháo trong các bữa ăn.
  • Ưu tiên thịt trắng (cá, tôm) giàu omega 3, 6 tốt cho sức khoẻ.
  • Một số thức ăn vặt bổ sung cho bệnh nhân: nho khô, bánh quy, phô mai…

Tham khảo: Chế độ ăn cho người xạ trị, hoá trị – Giáo sư Nguyễn Sào Chung – Báo mới

Chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư cần lưu ý gì?

Ngoài việc xây dựng thực đơn cho người xạ trị ung thư một cách hợp lý, gia đình nên quan tâm sâu sắc đến tinh thần, cuộc sống sau điều trị của bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ tốt hơn.

Động viên tinh thần cho người xạ trị ung thư

Trước khi xạ trị, bệnh nhân dễ lo lắng, bồi hồi và thậm chí là bất an. Sau khi xạ trị, họ có thể giữ tâm lý lo sợ điều trị không hiệu quả hoặc tái phát. Vì thế, gia đình cần giúp bệnh nhân lạc quan, đặt niềm tin vào điều trị. Việc này giúp người bệnh an tâm và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ hơn. Người thân nên thường xuyên nói chuyện một cách vui vẻ với bệnh nhân. Đặc biệt, bạn cũng không nên than vãn, khó chịu, thể hiện thái độ bi quan khiến người bệnh thêm lo lắng, bất an.

Người xạ trị ung thư có nên tập thể dục?

Trong quá trình xạ trị, việc bệnh nhân vận động ngoài trời cần hỏi ý kiến bác sĩ. Sau khi kết thúc xạ trị, bệnh nhân có thể chọn một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, dưỡng sinh… Các môn tập này có tác dụng tốt cho sức khoẻ, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Môi trường sống tốt cho bệnh nhân xạ trị

Môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân phục hồi sức khoẻ tốt nhất. Phòng ngủ của bệnh nhân cần gọn gàng, được dọn dẹp thường xuyên. Cắm hoa tươi, trồng cây trong phòng giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn. Tuy nhiên, nên mang cây, hoa ra khỏi phòng ngủ vào buổi tối để tránh thiếu oxy.

Viết nhật ký sức khoẻ cho bệnh nhân xạ trị

Đây không phải là việc làm bắt buộc, tuy nhiên, viết nhật ký sức khoẻ giúp bạn theo dõi, nắm rõ tình trạng sức khoẻ bệnh nhân một cách chính xác nhất. Việc này cũng giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng sức khoẻ bệnh nhân sau khi tái khám. Dưới đây là mẫu nhật ký sức khoẻ bạn có thể tham khảo.

Bạn có thể viết lại thực đơn cho người xạ trị, tình trạng hàng ngày của bệnh nhân trong nhật ký sức khoẻ để dễ dàng theo dõi.

Uống nấm lim xanh giải độc sau xạ trị

Xạ trị có thể tiêu diệt rất nhiều tế bào lành tính của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh suy kiệt. Bổ sung các dược chất quý như triterpenes, lingzhi – 8 protein, selenium… có trong nấm lim kích thích hệ miễn dịch tái tạo tế bào nhanh chóng hơn. Nhờ đó, bệnh nhân sau xạ trị dễ dàng phục hồi thể trạng hơn.

Ngoài ra, xạ trị, hoá trị và cả phẫu thuật không thể đảm bảo tiêu diệt hết tế bào ung thư mầm mống còn sót trong cơ thể. Nấm lim xanh chế biến theo bài thuốc Đông y gia truyền Thanh-Thiết-Bảo-Sinh kích thích cơ thể sản sinh ra kháng nguyên trên bề mặt tế bào ung thư. Nhờ đó, hệ miễn dịch có thể dễ dàng nhận ra tế bào ung thư và tự tiêu diệt chúng.

Hiện nay, rất nhiều bác sĩ đã khuyến khích bệnh nhân uống nấm lim xanh để phục hồi sức khoẻ sau xạ trị, hoá trị hiệu quả.

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version