Hà thủ ô có tác dụng gì với sức khoẻ theo Tiến sĩ Võ Văn Chi? Tác dụng của củ, dây, quả hà thủ ô đỏ, trắng trị rụng tóc, tăng cường sinh lý? Hà thủ ô chữa bệnh gì tốt nhất? Công dụng cách dùng hà thủ ô ngâm rượu, nấu mật ong, đỗ đen chữa trị rụng tóc, tóc bạc, bổ máu, hạ huyết áp… Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc?
Hà thủ ô có tác dụng gì?
Hà thủ ô có tác dụng gì là đề tài nghiên cứu đáng chú ý của giới khoa học. Báo VnExpress đưa tin, tiến sĩ Võ Văn Chi nhận định, hà thủ ô có tên học thuật là Fallopia multiflora. Ở nước ta, hà thủ ô có hai loại đỏ và trắng. Chúng thường sinh trưởng ở độ cao trên 500m, tại các tỉnh: Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hoá…
Theo đó, các thành phần dược chất trong hà thủ ô như sau:
- Antraglucosid: Tốt cho gan, thận, tử cung;
- Lecithin: Kích thích cơ thể trao đổi chất, thải độc tốt hơn. Dược chất này rất tốt cho hệ tuần hoàn, thần kinh.
- Rhaponticin: Hỗ trợ thải lọc đường trong máu;
- 2, 3, 4,5 tetrahygroxystribene-2-o-β-D-glucoside: Thanh lọc máu;
- Tannin: Bổ máu, kháng viêm, virus hiệu quả;
- Anthraquinon: Nhuận tràng, hỗ trợ trị sốt rét, tiêu diệt tế bào ung thư;
Đông y đánh giá công dụng của hà thủ ô đỏ tốt hơn so với hà thủ ô trắng. Ngoài ra, rễ củ hà thủ ô có hàm lượng dược tính cao nên được sử dụng phổ biến hơn dây, lá, quả hà thủ ô.
Hà thủ ô có tác dụng gì đối với tóc?
Tác dụng của hà thủ ô đối với tóc được rất nhiều người truyền tai nhau từ trước tới nay. Theo Đông y, nếu ngũ tạng (tim, gan, thận, dạ dày, phổi) bị suy yếu sẽ làm khí huyết lưu thông kém. Điều này sẽ làm da xanh xao, tóc bạc sớm và rụng nhiều. Do đó, nếu giúp ngũ tạng điều hoà, tóc sẽ tự nhiên khoẻ mạnh trở lại. Vì vậy mà người xưa có câu:
” Muốn cho xanh tóc đỏ ra
Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”
Tác dụng của hà thủ ô trị rụng tóc
Tác dụng của hà thủ ô chữa bệnh rụng tóc rụng rất hiệu quả. Nguyên nhân gây rụng tóc thường do cơ thể mệt mỏi, căng thẳng lâu ngày. Uống hà thủ ô có tác dụng giúp bổ máu, nhuận tràng, gan. Nhờ đó, chỉ cần uống hà thủ ô sau 1 – 2 tháng, bạn sẽ thấy tóc mọc lại nhiều hơn hẳn.
Công dụng của hà thủ ô chữa bệnh bạc tóc sớm
Giải đáp hà thủ ô có tác dụng gì với tóc, các lương y, nhà khoa học đều khẳng định công năng làm đen tóc hữu hiệu của thảo dược này. Việc sử dụng thuốc nhuộm tóc, một số viên uống thường chỉ có tác dụng giảm tóc bạc nhất thời. Còn tác động của các dược chất trong hà thủ ô đi sâu vào trong cơ thể, giúp phục hồi tóc tận gốc. Do đó, người sử dụng hà thủ ô thường xuyên sẽ ít khi bị tóc bạc trở lại.
Một số độc giả thắc mắc uống hà thủ ô sau bao lâu thì đen tóc? Theo các dược sĩ, kiên trì uống hà thủ ô trong 4 – 6 tháng sẽ thấy tóc xanh trở lại rất nhanh.
Độc giả có thể tham khảo các bài thuốc trị rụng tóc, tóc bạc sớm bằng hà thủ ô kết hợp với mật ong hoặc đậu đen trong phần sau của bài viết.
Công dụng của hà thủ ô chữa bệnh gì?
Hà thủ ô có tác dụng gì trong điều trị bệnh lý? Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của thảo dược này với thần kinh, tuần hoàn, tim mạch.
Hà thủ ô trị bệnh về thần kinh
Lecithin trong hà thủ ô đảm bảo cho hoạt động của hệ thần kinh. Hoạt chất này còn giúp bảo vệ tế bào não, làm bền vỏ bọc của dây thần kinh. Vì vậy, hà thủ ô được khuyên sử dụng thường xuyên cho người mắc các bệnh:
- Suy nhược thần kinh;
- Chấn thương dây thần kinh;
- Đau đầu;
- Mất ngủ;
Xem thêm: Hà thủ ô chữa được bệnh gì?
Hà thủ ô hỗ trợ trị yếu sinh lý nam giới
Uống hà thủ ô kích thích sự sản sinh nội tiết tố nam. Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, uống hà thủ ô giúp cải thiện bệnh di tinh, yếu tinh, sinh lý yếu hiệu quả. Do đó, người mắc các bệnh này, người khó có con nên sử dụng hà thủ ô thường xuyên.
Hà thủ ô có tác dụng gì với bệnh Alxheirmer?
Một số nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện tác động của hà thủ ô giúp làm giảm nồng độ amyloid beta – nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ. Theo đó, hà thủ ô rất tốt để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mất trí nhớ.
Giảm mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường nhờ hà thủ ô
Tamin và 2, 3, 4,5 tetrahygroxystribene-2-o-β-D-glucoside đều hỗ trợ cân bằng lipid trong máu hiệu quả. Trong khi nguyên nhân chính gây cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ đều từ rối loạn lipid. Nhờ đó, người bị các bệnh lý này được khuyên uống hà thủ ô đỏ thường xuyên để cải thiện bệnh, ngăn chặn tái phát, biến chứng.
Hà thủ ô có công dụng gì với bệnh gan
Lecithin là một hoạt chất rất cần thiết cho gan. Nhờ dược chất này, gan được giảm nhẹ gánh nặng và thải độc tốt hơn. Do đó, người bị viêm gan, suy gan, men gan cao nên uống hà thủ ô thường xuyên.
Giá trị của hà thủ ô trong chữa trị HIV, ung thư?
Một nghiên cứu của Trung Quốc đã chỉ ra tác dụng của hà thủ ô đối với ung thư, HIV. Theo đó, một số hoạt chất trong hà thủ ô gây ức chế cực mạnh với virus HIV.
Ngoài ra, uống hà thủ ô còn có tác dụng kìm hãm sự sản sinh của tế bào ung thư. Theo đó, hà thủ ô sẽ ngăn chặn sự phân bào của tế bào MCF – 7. Nhờ đó, các tế bào ác tính sẽ tự chế theo đúng quy trình.
Những công dụng của hà thủ ô đối với da
Uống hà thủ ô thường xuyên giúp tăng cường hồng cầu, bạch cầu, đẩy lùi hắc sắc tố. Phái đẹp sử dụng thảo dược này sẽ có tác dụng giúp kìm hãm sự lão hoá da, giúp da hồng hào hơn hẳn. Ngoài ra, nhờ tính năng thải độc gan, hà thủ ô còn giúp giảm mụn, mẩn ngứa da hiệu quả.
Uống hà thủ ô có tác dụng gì với sức khoẻ?
Ngoài những công dụng của hà thủ ô điều trị bệnh lý, thảo dược này cũng rất tốt với sức khoẻ. Uống hà thủ ô giúp bổ máu, nhuận tràng. Nhờ đó, người dùng thường xuyên sẽ thấy hết mệt mỏi, ăn ngon và ngủ sâu giấc. Người gầy, ốm yếu uống hà thủ ô sau 1 tháng sẽ thấy khoẻ mạnh và tăng cân đáng kể.
Bên cạnh đó, uống hà thủ ô cũng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn quá trình lão hoá. Vì vậy, người khoẻ mạnh, đặc biệt là người cao tuổi được khuyên sử dụng hà thủ ô thường xuyên để ổn định khí huyết, ngăn ngừa bệnh tật.
Một số tác dụng khác của hà thủ ô được Đông y công nhận:
- Nhuận tràng;
- Lợi tiểu;
- Tăng cường sinh lý;
- Tăng cường hoạt động tim mạch;
- Mát gan, thải độc;
- Tốt cho xương khớp;
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi;
Tác dụng của hà thủ ô với bà bầu
Hà thủ ô rất tốt cho phụ nữ có thai bị thiếu máu, mệt mỏi. Tuy nhiên, việc mẹ bầu dùng hà thủ ô cần được hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tác hại, tác dụng phụ của hà thủ ô?
Ngoài câu hỏi hà thủ ô có tác dụng gì, thảo dược này có tác hại hay không cũng được nhiều độc giả quan tâm. Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu không được sơ chế đúng cách hoặc lạm dụng, hà thủ ô có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hoá;
- Gây viêm thận;
- Tiểu ra máu;
- Táo bón;
- …
Xem thêm: Tác dụng của hà thủ ô – VnExpress
Cách dùng hà thủ ô có tác dụng tốt nhất
Dù hà thủ ô có tác dụng gì cũng cần dùng đúng cách mới đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, cách sử dụng hà thủ ô đúng liều lượng cũng giúp loại bỏ tác dụng phụ, tác hại của thảo dược này.
Những cách chế biến hà thủ ô phổ biến là sắc, ngâm rượu. Mỗi cách sử dụng sẽ có một ưu điểm, mục đích khác nhau. Bạn nên sử dụng hà thủ ô đỏ trong các bài thuốc này. Có thể sử dụng hà thủ ô trắng
Cách dùng hà thủ ô với đậu đen trị rụng tóc, tóc bạc
Tác dụng của hà thủ ô và đỗ đen
Hà thủ ô kết hợp với đỗ đen giúp bổ máu, tăng cường sinh lý, trị rụng tóc và bạc tóc rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần biết cách dùng đúng liều lượng để đem lại tác dụng tốt nhất. Sử dụng hà thủ ô liều lượng lớn có thể gây bí tiểu, viêm thận.
Cách sử dụng hà thủ ô với đậu đen
Chuẩn bị:
- 1 cân củ hà thủ ô;
- 1 cần đỗ đen;
Đem hà thủ ô cạo hết vỏ rồi đập cho nát, loại bỏ tim. Sau đó lấy củ hà thủ ô ngâm với nước vo gạo và để qua 1 đêm. Vớt hà thủ ô đã ngâm bỏ vào nồi đỗ đen đã rửa sạch rồi đổ nước đầy.
Đun sôi hà thủ ô và đậu đen trong 4 tiếng và đợi đến khi nước cạn hẳn. Đem vớt hà thủ ô phơi khô. Mỗi ngày, lấy 50gr đem sắc với 3 bát nước lấy 1 bát và uống trong ngày.
Cách dùng hà thủ ô với mật ong
Theo Đông y, bổ sung mật ong giúp làm tăng tác dụng của hà thủ ô cao hơn. Do đó, hà thủ ô nghiền bột hoặc sắc nước đều có thể trộn thêm một chút mật ong.
Cách dùng hà thủ ô ngâm rượu
Rượu hà thủ ô có tác dụng gì?
Rượu hà thủ ô có tác dụng bổ máu, tăng cường sinh lý phái mạnh hiệu quả. Sử dụng hà thủ ô ngâm rượu cũng giúp ngăn ngừa bệnh lý, xương cốt luôn khoẻ mạnh.
Cách chế biến hà thủ ô ngâm rượu
Chuẩn bị:
- 3 cân hà thủ ô đỏ;
- Nửa cân đỗ đen;
- 7 lít rượu nếp, loại không quá 50 độ;
- Nước vo gạo;
- Bình thuỷ tinh thường dùng để ngâm rượu;
Cách làm:
- Đem hà thủ ô tươi ngâm với nước khoảng 15 phút để loại bỏ đất, cát;
- Đem cạo sạch vỏ, thái lát mỏng, bỏ đi tim hà thủ ô;
- Ngâm với nước vo gạo trong 1 ngày. Nên thay nước khoảng 2 lần trong ngày;
- Phơi hoặc sấy khô hà thủ ô đã ngâm;
- Đỗ đen đã làm sạch đem rang với lửa nhỏ;
- Đổ hà thủ ô và đỗ đen vào bình để ngâm trong 3 – 6 tháng;
Mỗi bữa cơm, bạn uống khoảng 1 chén rượu hà thủ ô nhỏ (khoảng 10ml). Sau 1 – 3 tháng, bạn sẽ thấy tác dụng của thảo dược này.
Một số cách sử dụng hà thủ ô chữa bệnh khác
Cách dùng hà thủ ô tăng cường sức khoẻ, sinh lý
Đối tượng sử dụng:
- Người cao tuổi bị xơ cứng mạch máu;
- Người bị cao huyết áp;
- Nam giới bị yếu tinh trùng;
Cách dùng: Lấy 20g hà thủ ô kết hợp với 16g ngưu tất, tầm gửi dâu và kỳ tử đem sắc uống trong ngày.
Cách sử dụng hà thủ ô trị mỡ máu
Cách làm: Lấy 900g hà thủ ô tươi đem rang giòn và tán thành bột. Lấy 15g bột hà thủ ô đem pha với nước sôi và uống. Ngày uống 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang