Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với chế độ ăn uống, tập luyện nhằm kiểm soát lượng đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà thông qua việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý là lời khuyên mà các bác sỹ đưa ra cho gia đình người bệnh.
Tiểu đường (đái tháo đường) xảy ra khi lượng đường huyết tăng trong thời gian dài. Xuất hiện tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin khiến chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn.
Căn bệnh này là nguyên nhân dẫn tới các bệnh liên quan tới tim mạch, tai biến, liệt dương…. Vì thế, trước khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Việc này nhằm kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Để mang tới hiệu quả tốt nhất, bạn cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh với chế độ ăn hợp lý và tốt cho sức khỏe.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thông qua chế độ ăn uống
Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đây cũng là thứ ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị của bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên tắc lập kế hoạch chăm sóc người bị tiểu đường tại nhà
Theo các bác sỹ ở Phòng khám Kim Mã, chế độ ăn của người bị tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo bữa ăn phải cung cấp đủ năng lượng nhằm giữ cân nặng ở mức vừa phải.
+ Chế độ ăn phải đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ nhất định.
+ Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ.
+ Bữa ăn giàu vitamin.
Dưới đây là bảng thành phần và hàm lượng của một số loại thực phẩm thường dùng trong bữa ăn. Người bệnh nên tham khảo trước khi lên kế hoạch cho những bữa ăn tiếp theo.
Bảng thành phần của một số loại thực phẩm:
Thực phẩm | Năng lượng (Calo) | Glucid (g) | Protid (g) | Lipid (g) |
Sữa tươi | 340 | 24 | 16 | 20 |
Các lại rau xanh | Không hạn chế | |||
Hoa quả | 280 | 70 | ||
Bánh mỳ, cơm | 840 | 180 | ||
Protein | 600 | 24 | 40 | |
Dầu | 180 | 56 | 20 | |
Tổng số/ngày | 2.240 | 274 (50%) | 96 (17%) | 80 (33%) |
Bảng chuyển đổi hàm lượng calo có trong một số loại thực phẩm thường gặp:
Thực phẩm | Số lượng (g) | Calo | Glucid (g) | Protid (g) | Lipid (g) |
Gạo | 200 | 700 | 150 | 15 | 36 |
Miến | 100 | 340 | 82 | 0.5 | 0,1 |
Đậu đen | 100 | 334 | 53 | 24,2 | 1,7 |
Thịt nạc | 100 | 143 | 53 | 19,0 | 7,0 |
Đậu phụ | 200 | 196 | 1,9 | 21,0 | 10,8 |
Cam | 200 | 86 | 16,8 | 1,8 | 10,8 |
Bánh mỳ | 150 | 340 | 82 | 0,6 | 0,1 |
Bánh phở | 250 | 340 | 82 | 0,6 | 0,1 |
Bánh bao | 150 | 340 | 82 | 0.6 | 0,1 |
Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Một chế độ ăn uống hợp lý mang lại nhiều lợi ích như:
- Giúp duy trì và cân bằng chỉ số cân nặng, từ đó tăng khả năng sản xuất insulin.
- Giữ đường huyết ở mức ổn định.
- Phòng ngừa xảy ra biến chứng về tim mạch.
Để đảm bảo mang tới hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ.
- Nên chia khẩu phần thành những bữa nhỏ.
- Không nên thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh khiến cơ thể không thích ứng dễ gây ra bệnh về tiêu hóa.
Những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên ăn gồm:
- Nhóm rau quả với hàm lượng đường vừa phải: Dưa chuột, súp lơ, măng tây, mướp đắng..
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin: cá, gan bò, gia cầm, các loại đậu (đậu xanh, đậu gà…)….
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Họ nhà đậu (đậu đỏ, đậu đen…), lúa mạch, hạnh nhân, lê, táo, đu đủ, bí ngô…
Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường
Chăm sóc người bị tiểu đường qua chế độ tập luyện
Người bệnh cần có kế hoạch tập luyện hợp lý. Bởi, hoạt động này có thể mang lại nhiều lợi ích:
+ Giảm lượng đường huyết trong máu.
+ Cải thiện tình trạng dùng glucose của cơ thể.
+ Tăng khả năng sản xuất insulin.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua việc giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
+ Cải thiện tình trạng cao huyết áp ở mức trung bình và nhẹ.
+ Tăng hiệu suất hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập luyện thường xuyên rất có lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi định ra bài tập, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nhằm tránh những tổn thương xảy ra trong quá trình tập luyện.
Người bị bệnh tiểu đường nên tập khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Có thể tập tăng từ từ làm sao đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với việc giám sát sử dụng thuốc và thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc theo đơn của bác sỹ thì người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một vài loại thảo dược thiên nhiên có công dụng hỗ trợ điều trị như nấm lim xanh.
Chăm sóc người bị tiểu đường tại nhà: Giám sát quá trình dùng thuốc
Nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị các biến chứng, bệnh nhân cần dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Nhóm này gồm: thuốc hạ đường huyết, mỡ máu, kháng sinh, tiêm insulin…. Vì thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ nên người nhà bệnh nhân cần hỏi rõ về dấu hiệu cũng như cách xử trí.
Hơn nữa, khi chăm sóc người bệnh, bạn nên giám sát thời gian sử dụng thuốc. Bởi, đây cũng là yếu tố giúp cơ thể bệnh nhân phục hồi nhanh hay chậm. Thậm chí, có trường hợp vì sử dụng ngoài thời gian quy định của bác sỹ mà gây ra một số biến chứng đáng sợ.
Việc giám sát người bệnh sử dụng thuốc không đơn giản chỉ là để phòng ngừa biến chứng mà còn để theo dõi biến chuyển của bệnh nhân. Từ đó, các bác sỹ sẽ có kết luận và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời.
Điều dưỡng bệnh nhân tiểu đường tại nhà với thảo dược nấm lim xanh
Đặc trưng của bệnh tiểu đường là tế bào sản xuất insulin ngưng hoạt động. Việc này khiến lượng đường tích tụ trong máu cao. Lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng tăng đường huyết.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm lim xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Nó là vị thuốc thích hợp cho việc sử dụng chăm sóc bệnh nhân ngay tại nhà. Trong nấm lim xanh có chứa một số dược chất như: Polysaccharides (Ganoderans A, B, C), proteoglycan, và Hetero-Beta-glucans. Đây đều là những chất có chức năng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin trở lại.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang